Chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, tỉnh Hà Tĩnh về phát triển làng nghề

Một phần của tài liệu Phát triển làng nghề trong quá trình xây dựng nông thôn mới ở hà tĩnh (Trang 52 - 55)

phát triển làng nghề

Đây là một trong những yếu tố quan trọng, hàng đầu, không chỉ giúp làng nghề phát triển mà còn làm cho làng nghề phát triển một cách bền vững. Đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước phù hợp với quy luật khách quan thì sẽ thúc đẩy làng nghề phát triển, ngược lại thì nó sẽ kìm hãm sự phát triển của làng nghề. Các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước một mặt hỗ trợ, khuyến khích người dân mạnh dạn đầu tư sản xuất, kinh doanh áp dụng các công nghệ hiện đại vào sản xuất, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, năng lực cạnh tranh, tạo sự phát triển bền vững... Đảm bảo làng nghề phát triển theo đúng quy hoạch, kế hoạch, bảo vệ môi trường sinh thái. Nhà nước xây dựng các quy hoạch, kế hoạch phát triển làng nghề, ban hành các chính sách khuyến khích phát triển như hỗ trợ vay vốn ưu đãi, chính sách về thuê đất, sử dụng đất, đào tạo nghề cho người lao động, chính sách về miễn thuế, hoãn thuế,... Mặt khác, sự tổ chức, quản lý của Nhà nước tạo điều kiện cho làng nghề phát triển bền vững, hạn chế gây ô nhiễm, văn hoá, xã hội, làm thất thu thuế. Không có sự quản lý của Nhà nước, làng nghề tự do cạnh tranh không lành mạnh, chẳng những không phát triển mà còn kìm hãm sự phát triển, không nâng cao được năng lực cạnh tranh của làng nghề với thị trường trong và ngoài nước...

Trước đổi mới, Đảng, Nhà nước ta chưa chú ý phát triển kinh tế tư nhân nên các làng nghề theo nghĩa là các đơn vị kinh tế độc lập đã chuyển thành các HTX tiểu thủ công nghiệp hoặc các tổ hợp tác, các đội ngành nghề trong các HTX sản xuất nông nghiệp. Các HTX này với trình độ quản lý yếu kém đã làm cho các làng nghề không phát triển được,... Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI (năm 1986) đánh dấu một bước ngoặt trong quá trình xây dựng CNXH ở nước ta. Các chủ trương, chính sách đổi mới của Đảng và Nhà nước được thực hiện đã góp phần phát triển kinh tế nói chung và làng nghề nói riêng. Trong quá trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn, làng nghề luôn giữ vị trí quan trọng, luôn được Đảng và Nhà nước ta quan tâm, đề cập nhiều qua các kỳ Đại hội. Nghị quyết Đại hội VIII của Đảng Cộng sản Việt Nam đã xác định: "Phát triển các ngành nghề, làng nghề và các ngành nghề mới bao gồm tiểu thủ công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng, hàng xuất khẩu..." [6, tr.45]. Đại hội IX của Đảng Cộng sản Việt Nam tiếp tục nhấn mạnh: "Phát triển mạnh công nghiệp và dịch vụ nông thôn, hình thành các khu vực tập trung công nghiệp, các điểm công nghiệp ở nông thôn, các làng nghề gắn với thị trường xuất khẩu..." [7, tr.172]; đến Đại hội XI Đảng cộng sản Việt Nam tiếp tục khẳng định: “Quy hoạch phát triển nông thôn và phát triển đô thị và bố trí các điểm dân cư. Phát triển mạnh công nghiệp, dịch vụ và làng nghề gắn với bảo vệ môi trường” [8]. Cùng với đó, Nhà nước đã ban hành nhiều luật pháp và chính sách liên quan đến phát triển làng nghề như Luật Đất đai, Luật Thuế sử dụng đất nông nghiệp, Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư, Luật HTX... các chính sách tín dụng, chính sách đầu tư,... Đặc biệt là Quyết định số 132/2000/QĐ-TTg ngày 24/11/2000 của Thủ tướng Chính phủ "về một số chính sách khuyến khích phát triển ngành nghề nông thôn" và Nghị định số 66/2006/NĐ-CP của Chính phủ ngày 07/7/2006 về "Phát triển ngành nghề nông thôn". Nhờ những chủ trương chính sách đó làng nghề đã có bước phát

triển mới. Tốc độ tăng bình quân số hộ và cơ sở ngành nghề nông thôn hàng năm là 8,9 - 9,8%/năm. Theo tiêu chí làng có 20% số hộ tham gia ngành nghề nông thôn thì cả nước có 2.017 làng nghề, thu hút trên 11 triệu lao động, chiếm 29,5% tổng số lao động tại các làng nghề. Một số làng nghề có thể thu hút đến trên 60% tổng số lao động của địa phương vào các hoạt động sản xuất phi nông nghiệp [47].

Cùng với cả nước, Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh Hà Tĩnh cũng đã ban hành các văn bản lãnh đạo, chỉ đạo về phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn như Nghị quyết số 08/NQ-TU của BCH Tỉnh ủy về Nông nghiệp - Nông dân - Nông thôn; Nghị quyết 06/NQ-TU ngày 7/5/2002 của BCH Tỉnh ủy về phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp trong những năm tới; Quyết định số 2165/QĐ-UBND ngày 16/7/2009 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc ban hành kế hoạch thực hiện Nghị quyết số 08-NQ/TU của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh về nông nghiệp, nông dân, nông thôn Hà Tĩnh giai đoạn 2009 - 2015 định hướng đến 2020; HĐND tỉnh Hà Tĩnh đã ban hành Nghị quyết số 73/NQ-HĐND ngày 28/12/2013 về việc phát triển cụm công nghiệp tỉnh Hà Tĩnh đến năm 2020; Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Tĩnh ban hành Quyết định số 59/2012/QĐ-UBND ngày 19/10/2012 về ban hành quy định trình tự, thủ tục xét công nhận nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống; Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Quyết định số 2245/QĐ-SNN ngày 27/8/2009 của về việc giao nhiệm vụ xây dựng chương trình, đề án, chính sách thực hiện Nghị quyết 08/NQ-TU về Nông nghiệp - Nông dân - Nông thôn Hà Tĩnh giai đoạn 2009 - 2015 và định hướng đến năm 2020 đã tạo động lức thúc đẩy kinh tế ở khu vực nông thôn phát triển.

Tuy vậy, các chính sách của Nhà nước đối với làng nghề còn ít, ban hành quá chậm. Một số chính sách hiệu quả chưa cao, nội dung chưa hợp với thực tế. Nhiều địa phương đã có những chính sách riêng khuyến khích phát

triển làng nghề. Đối với Hà Tĩnh cũng đã triển khai các cơ chế, chính sách và các văn bản để lãnh đạo chỉ đạo phát triển nghề, làng nghề nhưng còn ít, chưa kịp thời, đến nay mới có 03/29 làng nghề được công nhân, chiếm 10,34% tổng số làng nghề trong toàn tỉnh.

Một phần của tài liệu Phát triển làng nghề trong quá trình xây dựng nông thôn mới ở hà tĩnh (Trang 52 - 55)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(108 trang)
w