Phương hướng phát triển làng nghề trong quá trình xây dựng nông thôn mới ở Hà Tĩnh

Một phần của tài liệu Phát triển làng nghề trong quá trình xây dựng nông thôn mới ở hà tĩnh (Trang 72 - 75)

- Trong đó: làng nghề truyền thống

3.1.Phương hướng phát triển làng nghề trong quá trình xây dựng nông thôn mới ở Hà Tĩnh

06 Ươm tơ 00 07Chế biến nông sản

3.1.Phương hướng phát triển làng nghề trong quá trình xây dựng nông thôn mới ở Hà Tĩnh

3.1. Phương hướng phát triển làng nghề trong quá trình xây dựng nông thôn mới ở Hà Tĩnh nông thôn mới ở Hà Tĩnh

Mặc dù một số năm gần đây, kinh tế Hà Tĩnh phát triển khá mạnh, thu hút đầu tư trong và ngoài nước luôn ở tốp đầu của cả nước; nhưng đến nay, Hà Tĩnh vẫn là một tỉnh nghèo, đời sống nhân dân còn gặp nhiều khó khăn, thu nhập bình quân đầu người năm 2014 đạt trên 34 triệu đồng.

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn chậm, nông nghiệp vẫn là ngành chủ yếu, thu hút nhiều lao động. Sản xuất nông nghiệp ở Hà Tĩnh vẫn đang nằm trong cái vòng luẫn quẩn của nền sản xuất nhỏ, manh mún, sản phẩm sản xuất chủ yếu phục vụ nhu cầu của chính người sản xuất, tỷ lệ sản phẩm hàng hóa thấp, chưa đáp ứng được nhu cầu của thị trường. Vì vậy, trong thời gian tới để đẩy mạnh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh theo hướng CNH, HĐH Hà Tĩnh cần đẩy mạnh phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, phát triển các ngành nghề, làng nghề truyền thống gắn với việc triển khai thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới.

Có thể khẳng định trong 5 năm qua Hà Tĩnh được Trung ương đánh giá là một trong những điểm sáng của cả nước về xây dựng nông thôn mới, tuy nhiên cần phải kết hợp giữa xây dựng nông thôn mới với phát triển các làng nghề truyền thống ở địa phương, có như vậy mới phát huy được những lợi thế của địa phương, nhằm phát huy có hiệu quả các nguồn lực ở nông thôn, vừa nhanh chóng đạt được các mục tiêu của quá trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn. Hà Tĩnh là một tỉnh có dân số đông, thời tiết khí hậu diễn biến

phức tạp, nắng lắm, mưa nhiều, để có thể phát triển nhanh, thoát khỏi tình trạng là một tỉnh nghèo, làng nghề có vị trí, vai trò khá quan trong trong việc đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở khu vực nông thôn, đảm bảo cho sự phát triển kinh tế - xã hội một cách bền vững. Vì vậy, trong chiến lược quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, cũng như việc xây dựng nông thôn mới cần quan têm đến phát triển làng nghề tạo sự phát triển lâu dài, bền vững cho khu vực này. Trên cơ sở đó để ban hành các chơ chế, chính sách đúng đắn làm động lực thúc đẩy làng nghề phát triển một cách bền vững.

Phát triển làng nghề, xây dựng các cụm công nghiệp, TTCN phải gắn liền với quy hoạch phát triển chung của từng huyện, thị xã, thành phố, cùng với việc phát triển các hoạt động thương mại, dịch vụ, du lịch. Ngành nghề, làng nghề TTCN là một bộ phận hữu cơ của công nghiệp ở mỗi huyện, thị xã, thành phố và của cả tỉnh. Đây là động lực thúc đầy sự phát triển kinh tế trong nông nghiệp, nông thôn và nông dân. Do đó, việc phát triển các làng nghề đòi hỏi phải có sự gắn kết với kế hoạch, quy hoạch chung thì mới khai thác triệt để điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của từng vùng, miền một cách hài hoà và sử dụng hợp lý các nguồn lực, tạo ra sự hỗ trợ lẫn nhau, tạo điều kiện cho các cơ sở đầu tư phát triển sản xuất ổn định.

Trên cơ sở quy hoạch định hướng phát triển chung của tỉnh, cần rà soát, bổ sung, hoàn thiện quy hoạch phát triển của từng địa phương, từ đó xác định chi tiết của từng cụm công nghiệp ngành nghề, làng nghề cho phù hợp với điều kiện tự nhiên, xã hội của địa phương theo từng thời kỳ, từ đó phát huy nội lực, kết hợp với ngoại lực bên ngoài để phát triển. Trong quy hoạch, các chương trình phương án phát triển làng nghề, cần phải xem xét toàn diện những điều kiện về mặt bằng, điện, giao thông, thương mại, vùng nguyên liệu, khoa học công nghệ, lao động,… cũng như bảo vệ môi trường tự nhiên và xã hội. Cần phải có phương án kết hợp làng nghề với các cụm CN - TTCN,

công nghiệp lớn với công nghiệp Trung ương để phát triển làng nghề. Sự phát triển của các làng nghề, cụm công nghiệp làng nghề phải được đặt trong mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội do tỉnh đề ra như đảm bảo trong cơ cấu GDP đến năm 2020 tỷ trọng cơ cấu công nghiệp - xây dựng chiếm 56%; dịch vụ chiếm trên 34,3%; nông, lâm nghiệp, thủy sản chiếm dưới 9,7%; tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân giai đoạn 2015 - 2020 đạt trên 22%, đến năm 2020 GDP bình quân đầu người toàn tỉnh đạt trên 100 triệu đồng, thu nhập bình quân đầu người đạt trên 75 triệu đồng (khu vực nông thôn đạt trên 60 triệu đồng); bình quân mỗi năm tạo việc làm mới cho trên 3,3 vạn lượt lao động.

Phấn đấu đến năm 2020, có trên 50% số xã và 2 - 3 huyện đạt chuẩn nông thôn mới, mỗi xã có ít nhất 5 doanh nghiệp, 5 hợp tác xã và 10 tổ hợp tác; có 50% xã trong tỉnh có nghề TTCN và tiêu chí làng nghề của tỉnh đạt tiêu chí làng nghề chung của cả nước. Làng nghề phải được quy hoạch theo hướng mở, theo căn cứ vào dự báo nhu cầu thị trường và đặt trong tổng thể chiến lược chung của tỉnh, tránh phát triển làng nghề tràn lan, phát triển làng nghề bằng mọi giá, chạy theo thành tích, gây lãng phí. Việc quy hoạch phát triển các làng nghề, cụm làng nghề phải tùy thuộc vào từng ngành nghề khác nhau. Những nghề nào không cần diện tích, không gây ô nhiễm môi trường thì không nhất thiết phải hình thành cụm công nghiệp làng nghề. Còn khi xây dựng cụm công nghiệp làng nghề phải quy hoạch khu vực sản xuất, khu vực cung cấp nguyên vật liệu và thị trường đầu ra cho sản phẩm. Đảm bảo được tổng thể kiến trúc toàn tỉnh được hài hoà, xây dựng môi trường xanh, sạch, đẹp, gắn liền với hoạt động văn hoá du lịch.

Xây dựng và phát triển làng nghề cần phải có quy định về tổ chức bộ máy quản lý hoạt động của làng nghề. Để quản lý các cụm công nghiệp làng nghề có hiệu quả phải phân định rõ chức năng quản lý của nhà nước và chức năng quản lý nội bộ cụm công nghiệp làng nghề tránh chồng chéo trong quản

lý. Xây dựng, hoàn thiện thể chế, cơ chế chính sách theo hướng tạo môi trường kinh doanh thuận lợi cho sự phát triển làng nghề, cụm làng nghề.

Phát triển làng nghề, cụm CN-TTCN phải theo hướng đa dạng hoá hình thức sở hữu, mô hình tổ chức sản xuất, định hướng ưu tiên công nghệ hiện đại kết hợp với công nghệ thủ công tinh xảo, sáng tạo trong các làng nghề.

Khôi phục các làng nghề truyền thống, hình thành và phát triển nhanh làng nghề mới, xây dựng thử nghiệm một số làng nghề điển hình thành làng nghề văn hóa và du lịch. Phát triển làng nghề trên cơ sở kết hợp yếu tố truyền thống với yếu tố hiện đại. Đẩy mạnh xuất khẩu những sản phẩm truyền thống có giá trị kinh tế cao.

Một phần của tài liệu Phát triển làng nghề trong quá trình xây dựng nông thôn mới ở hà tĩnh (Trang 72 - 75)