Tạo nguồn vốn cho phát triển sản xuất ở làng nghề

Một phần của tài liệu Phát triển làng nghề trong quá trình xây dựng nông thôn mới ở hà tĩnh (Trang 77 - 80)

- Trong đó: làng nghề truyền thống

06 Ươm tơ 00 07Chế biến nông sản

3.2.2. Tạo nguồn vốn cho phát triển sản xuất ở làng nghề

Vốn là yếu tố quan trọng trong quá trình sản xuất nói chung, sản xuất ở làng nghề nói riêng. Một trong những vấn đề khó khăn nhất mà các làng nghề đang phải đối phó trong việc mở rộng sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm, thay đổi mẫu mã đó là vấn đề về vốn. Nhưng hiện nay, nguồn vốn sản xuất kinh doanh ở các làng nghề còn rất nhỏ, chủ yếu là vốn tự có của các chủ hộ kinh doanh, vốn chiệm dụng lẫn nhau gữa các cơ sở, hộ sản xuất, việc huy động vốn đang gặp nhiều phiền phức vì các yêu cầu về thế chấp, tín chấp, cũng như các thủ tục khác. Việc huy động vốn để đổi mới công nghệ, thay đổi mẫu mã mặt hàng có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển của các làng nghề. Do vậy, để thúc đẩy các làng nghề phát triển, tỉnh cần mạnh dạn áp

dụng một số biện pháp nhằm vừa tạo nguồn vốn và tăng lượng vốn có thể huy động từ các nguồn, vừa tạo điều kiện để các cơ sở sản xuất kinh doanh trong làng nghề có thể sử dụng các nguồn vốn đó một cách có hiệu quả.

Để đảm bảo vốn cho sản xuất làng nghề phát triển, cần giữ ổn định môi trường kinh tế - xã hội,… để các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh yên tâm đầu tư. Đây là biện pháp quan trọng nhằm khai thác tốt nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư ở nông thôn, chủ động hơn về vốn đầu tư cho sản xuất kinh doanh ở làng nghề.

Thực hiện đa dạng hóa các nguồn vốn, phương thức huy động vốn và phương thức cho vay để tập trung đầu tư phát triển làng nghề. Bao gồm các nguồn vốn như: Ngân sách nhà nước, vốn tín dụng, vốn tự có của doanh nghiệp, vốn tự có của các cơ sở sản xuất, vốn trong dân cư... Tuy nhiên, trong điều kiện hiện nay, nguồn vốn ngân sách và nguồn vốn bên ngoài đối với sự phát triển các làng nghề ở Hà Tĩnh còn hạn chế, do vậy nguồn vốn tự có và huy động từ dân cư là rất quan trọng. Nhưng việc huy động vốn nhàn rổi trong nhân dân chưa được nhiều. Vì vậy, vấn đề đặt ra là phải nâng cao chất lượng và uy tín của hệ thống ngân hàng, các tổ chức tín dụng. Bên cạnh đó cần tranh thủ các nguồn vốn từ các nhà đầu tư trong nước, các tổ chức phi chính phủ, các chương trình, dự án của Trung ương hoặc hình thức liên kết kinh tế thông qua việc cung ứng nguyên, vật liệu, thiết bị máy móc và bao tiêu sản phẩm ở các làng nghề. Các hình thức đó thực chất là sự hợp tác, khai thác thế mạnh của nhau và hai bên cùng có lợi, phát triển các hình thức huy động vốn thông qua các công ty thuê mua tài chính. Cần mở rộng khả năng tiếp cận nguồn vốn cho sản xuất ở làng nghề bằng việc hỗ trợ, đơn giản hoá thủ tục vay vốn của các đơn vị sản xuất kinh doanh trong các làng nghề, điều chỉnh về mức vốn, lãi suất và thời hạn cho vay phù hợp với từng đối tượng và chu kỳ sản xuất ra sản phẩm.

Cần triển khai rộng rãi các hình thức tín dụng phục vụ cho sản xuất ở các làng nghề. Thành lập các quỹ bảo lãnh tín dụng, mô hình HTX tín dụng, quỹ tín dụng nhân dân… để tạo điều kiện cho hộ và các cơ sở sản xuất của làng nghề vay vốn phát triển sản xuất và giải quyết một phần khó khăn khi thế chấp để vay vốn.

Bên cạnh việc tổ chức huy động các nguồn vốn tỉnh Hà Tĩnh cần xây dựng một chính sách hướng tới huy động vốn đầu tư cho phát triển làng nghề, mở rộng nguồn tín dụng đến tận hộ gia đình, cá nhân, hợp tác xã, tổ hợp tác… có như vậy hộ gia đình, cơ sở sản xuất kinh doanh trong các làng nghề mới dễ dàng tiếp cận với ngân hàng và ngược lại, ngân hàng tiếp cận dần hơn với người dân, nắm bắt được nhu cầu tín dụng của họ để đầu tư vốn an toàn.

Đẩy mạnh liên doanh, liên kết giữa các doanh nghiệp với làng nghề để doanh nghiệp cung cấp vốn cho sản xuất tại các làng nghề. Khai thông việc tạo vốn cho làng nghề từ các nguồn vốn tín dụng đầu tư, quỹ hỗ trợ đầu tư quốc gia, quỹ quốc gia giải quyết việc làm, ngân hàng chính sách, quỹ khuyến công… Thực hiện chính sách hỗ trợ lãi suất sau đầu tư đối với những dự án đầu tư có hiệu quả bằng vốn vay các tổ chức tín dụng.

Thúc đẩy nhanh hơn việc hình thành thị trường vốn cho sự phát triển ở các làng nghề. Tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ sở sản xuất kinh doanh trong các làng nghề được vay vốn, giữ lãi suất ổn định ở mức thấp để khuyến khích đầu tư. Xoá bỏ bất bình đẳng giữa doanh nghiệp tư nhân và doanh nghiệp nhà nước trong vay vốn tín dụng của các ngân hàng, tăng khả năng vay vốn bằng tín chấp cho làng nghề và các nghề giải quyết nhiều lao động, đem lại năng suất, hiệu quả kinh tế cao và có khả năng sản xuất hàng xuất khẩu. Tăng cường hỗ trợ vốn cho làng nghề thông qua các chương trình khuyến công, áp dụng các tiêu chí thích hợp để làng nghề tiếp cận được với quỹ khuyến công, quỹ hỗ trợ xuất khẩu.

Một phần của tài liệu Phát triển làng nghề trong quá trình xây dựng nông thôn mới ở hà tĩnh (Trang 77 - 80)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(108 trang)
w