Kinh nghiệm phát triển làng nghề của tỉnh Quảng Bình

Một phần của tài liệu Phát triển làng nghề trong quá trình xây dựng nông thôn mới ở hà tĩnh (Trang 38 - 39)

Nhằm thúc đẩy nghề và làng nghề phát triển, tỉnh Quảng Bình đã tiến hành quy hoạch cụ thể xây dựng các khu kinh tế, khu công nghiệp, khu làng nghề tiểu thủ công nghiệp, chú trọng đầu tư những ngành nghề có lợi thế về

nguyên liệu tại chỗ, trong đó, ưu tiên, khuyến khích phát triển mạnh những cơ sở chế biến các sản phẩm có nguyên liệu từ nông - lâm - thuỷ sản, sản xuất mỹ nghệ, hàng lưu niệm phục vụ du lịch và xuất khẩu [43].

Tỉnh đã hình thành các vùng sản xuất nguyên liệu tập trung bao gồm 10.000 ha cao su, 15.000 ha nhựa thông, 5000 ha cây công nghiệp ngắn ngày, 1000 ha dâu tằm.v.v. Bên cạnh đó, tỉnh đã ban hành các chính sách hỗ trợ một phần kinh phí cho các cơ sở sản xuất tham gia các hội chợ, triển lãm giới thiệu sản phẩm, hình thành trung tâm xúc tiến thương mại du lịch để hướng dẫn, giúp đỡ và cung cấp thông tin về giá cả, thị truờng tiêu thụ sản phẩm cho các làng nghề. Hỗ trợ một phần kinh phí cho các làng nghề trong tỉnh đầu tư chiều sâu đổi mới công nghệ thiết bị, áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất theo phương châm kết hợp công nghệ tiên tiến, hiện đại với kinh nghiệm truyền thống để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm và hiệu quả của sức cạnh tranh trên thị trường [44].

Ngoài việc tăng cường bồi dưỡng kiến thức về kỹ thuật, quản lý cho các chủ làng nghề, các trường quản lý, trường dạy nghề của tỉnh đổi mới phương thức dạy và học, nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho người lao động. Ngoài việc tổ chức các làng nghề đi tham quan, học tập, hàng năm, tỉnh và các huyện, thành phố trong tỉnh có kế hoạch mời các chuyên gia giỏi, các nghệ nhân có kinh nghiệm truyền nghề ở các tỉnh bạn về dạy nghề và truyền nghề cho lao động tại địa phương.

Một phần của tài liệu Phát triển làng nghề trong quá trình xây dựng nông thôn mới ở hà tĩnh (Trang 38 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(108 trang)
w