Điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu Phát triển làng nghề trong quá trình xây dựng nông thôn mới ở hà tĩnh (Trang 43 - 47)

Vị trí địa lý: Hà Tĩnh thuộc vùng Bắc Trung bộ, diện tích tự nhiên 602.649,96 ha, tọa độ địa lý: 17o54’ - 18o38’ vĩ độ Bắc, 105o11’- 106o36’ kinh độ Đông. Ranh giới phía Bắc giáp tỉnh Nghệ An, phía Nam giáp tỉnh Quảng Bình, phía Tây giáp tỉnh Bôlikhămxay và KhămMuộn của Lào (với 170km biên giới Quốc gia) và phía Đông giáp Biển Đông với chiều dài bờ biển hơn 137km.

Hà Tĩnh có vị trí đặc biệt quan trọng không chỉ với cả nước, mà còn với nước bạn Lào và vùng Đông Bắc của Thái Lan. Trong tương lai, Hà Tĩnh có điều kiện trở thành cầu nối của hai miền Nam, Bắc và là nút giao thông quan trọng trên trục hành lang Đông, Tây của khu vực, với các tuyến giao thông huyết mạch đi qua: Quốc lộ 1A, đường sắt, đường Hồ Chí Minh, đường biển (trục giao thông Bắc, Nam); Quốc lộ 8A với cửa khẩu Quốc tế Cầu Treo và Quốc lộ 12 với cửa khẩu Cha Lo Quảng Bình (trục hành lang Đông - Tây), nối với hệ thống cảng biển nước sâu Vũng Áng đã và đang đầu tư xây dựng.

Hà Tĩnh có 13 đơn vị hành chính cấp huyện với 262 phường, xã, thị trấn, gồm 10 đơn vị huyện, 2 thị xã và một thành phố. Thành phố Hà Tĩnh là trung tâm kinh tế, chính trị và văn hoá của tỉnh nằm cách Hà Nội 341 km và cách thành phố Vinh 50 km về phía Nam theo Quốc lộ 1A.

Xét về vị trí địa lý cho thấy tỉnh Hà Tĩnh có điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế, giao lưu vận chuyển hàng hoá, vì có lợi thế nằm tiếp giáp với các đô thị lớn và cửa khẩu Quốc tế quan trọng, có nhiều thế mạnh cả về giao thông đường thuỷ và đường bộ.

Địa hình, địa chất: Địa hình vùng núi cao thuộc phía Đông của dãy Trường Sơn bao gồm các xã phía Tây của các huyện Hương Sơn, Hương Khê, Kỳ Anh. Địa hình dốc bị chia cắt mạnh, hình thành các thung lũng nhỏ hẹp chạy dọc theo các triền sụng lớn của hệ thống sông Ngàn Phố, Ngàn Sâu, Rào Trổ. Vùng trung du và bán sơn địa, là vùng chuyển tiếp từ vùng núi cao xuống vùng đồng bằng. Vùng này chạy dọc phía Tây Nam đường Hồ Chí Minh bao gồm các xã vùng thấp của huyện Hương Sơn, các xã thượng Đức Thọ, thượng Can Lộc ven Trà Sơn, của các huyện Thạch Hà, Cẩm Xuyên, Kỳ Anh. Vùng đồng bằng là vùng chạy dọc đường Hồ Chí Minh và Quốc lộ 1A theo chân núi Trà Sơn và vùng ven biển bao gồm các xã vùng giữa của huyện Đức Thọ, Can Lộc, thị xã Hồng Lĩnh, Thạch Hà, TP. Hà Tĩnh, Cẩm Xuyên và Kỳ Anh. Địa hình toàn vùng tương đối bằng phẳng do quá trình bồi tụ phù sa của các sông phù sa biển trên các vỏ phong hóa Feranit hay trầm tích biển. Đây là vùng dân cư đông đúc, sản xuất chủ yếu là cây lúa nước, lạc, đậu, đỗ, khoai lang, chăn nuôi gia súc, gia cầm. Ngoài ra còn có các nghề phụ như dệt chiếu, dệt vải, đan lát, làm mộc. Vùng ven biển nằm ở phía đông đường Quốc lộ 1A chạy dọc theo bờ biển gồm các xã của huyện Nghi Xuân, Lộc Hà, Thạch Hà, Cẩm Xuyên, Kỳ Anh. Địa hình được tạo bởi những đụn cát, các vùng trũng được lấp đầy trầm tích đầm phá hay phù sa được hình thành do các dãy đụn cát chạy dài ngăn cách bãi biển.

Đặc điểm khí tượng: Nhiệt độ trung bình năm đạt 23,80C. Nhiệt độ trung bình tháng nhỏ nhất đạt 170C. Các tháng chịu ảnh hưởng của gió Tây khô nóng, nhiệt độ trung bình tháng đạt 28,7 ÷ 29,80C vào tháng 6.

Độ ẩm tương đối trung bình năm đạt 85%. Độ ẩm thấp nhất xảy ra vào các tháng có gió Tây khô nóng - tháng 7 và đạt 70%. Độ ẩm cao nhất xảy ra vào các tháng cuối mùa đông, khi có mưa phùn hoặc các tháng mùa mưa và đạt 90 ÷ 92%.

Thuỷ văn, tài nguyên nước: Hà Tĩnh có hệ thống sông ngòi khá dày đặc, nhưng có đặc điểm chung là chiều dài ngắn, lưu vực nhỏ, dốc nên tốc độ dòng chảy lớn, nhất là về mùa mưa lũ. Sự phân bố dòng chảy đối với các sông suối ở Hà Tĩnh theo mùa rõ rệt, hầu hết các con sông chịu ảnh hưởng của mưa lũ ở thượng nguồn, những vùng thấp trũng ở hạ lưu đất thường bị nhiễm mặn do chế độ thuỷ triều ảnh hưởng xấu đến sản xuất, tuy nhiên có thể tận dụng đặc điểm này để quy hoạch phát triển vùng nuôi trồng thuỷ sản nước lợ. Hà Tĩnh có nguồn nước mặt phong phú nhờ hệ thống sông suối hồ đập khá dày đặc. Nước ngầm ở Hà Tĩnh tuy chưa có số liệu điều tra toàn diện nhưng qua các số liệu đã thu thập được cho thấy mức độ nông sâu thay đổi phụ thuộc địa hình và lượng mưa trong mùa. Thông thường vùng đồng bằng ven biển có mực nước ngầm nông, miền trung du và miền núi nước ngầm thường sâu và dễ bị cạn kiệt vào mùa khô, ảnh hưởng không nhỏ đến sinh hoạt của nhân dân trong vùng.

Tài nguyên: Đất ở Hà Tĩnh có độ dốc khá cao, diện tích đất <15o chiếm 37,72% (228.406ha); 15-25o chiếm 11,20% (67.769ha); >25o chiếm 43,45% (26.313ha). Nhóm đất đồi núi ở Hà Tĩnh chiếm diện tích lớn nhất. Đây là ưu thế rất lớn cho việc phát triển lâm nghiệp bảo vệ rừng hiện có, khoanh nuôi tái sinh, trồng mới rừng trên đất trống để hạn chế sự rửa trôi, chống xói mòn đất.

Những nhóm đất thuộc vùng đồng bằng có diện tích nhỏ nhưng giữ vai trò quan trọng trong việc phát triển sản xuất nông nghiệp ở Hà Tĩnh như nhóm đất phù sa, đất glây, đất mặn trung bình và ít, vì có ưu thế về địa hình, dinh dưỡng trong đất và đặc biệt là việc tưới tiêu thuận lợi, chủ yếu thích hợp trồng lúa màu và cây công nghiệp ngắn ngày, nuôi trồng thuỷ sản.

Tài nguyên rừng và động vật: Theo số liệu kiểm kê đất đai năm 2005, Hà Tĩnh hiện có 341.410,09ha đất lâm nghiệp, chiếm 56,72% diện tích đất tự nhiên của tỉnh, bao gồm: 82.500,96 ha rừng sản xuất, 180.225,68 ha rừng

phòng hộ và 78.683,45 ha rừng đặc dụng. Thực vật rừng đa dạng, phong phú có nhiều loại gỗ quý như: lim, gụ, táu, sến,... Động vật rừng không nhiều, nhưng có một số loài quý hiếm như Sao La.

Tài nguyên biển: Hà Tĩnh có bờ biển dài 137 km, với 4 cửa lạch lớn như cửa Hội, cửa Sót, cửa Nhượng và cửa Khẩu, tạo ra vùng nước lợ và bãi ngập mặn khoảng 7.000 ha, có thể nuôi tôm, cua và hải sản khác. Đồng thời, các cửa lạch cũng là những địa điểm thích hợp để xây dựng các bến cá, cảng cá. Đặc biệt là cửa Khẩu có địa thế khuất gió, mực nước sâu, không bị cát bồi lấp là điều kiện tốt để xây dựng thành cảng thương mại.

Tài nguyên khoáng sản: Hà Tĩnh là tỉnh có nhiều loại khoáng sản có thể khai thác công nghiệp, nhưng hầu hết khoáng sản chưa có kế hoạch khai thác cụ thể, mà chỉ ở dạng thăm dò điều tra. Các nguồn tài nguyên khoáng sản chính gồm: Kim loại đen, kim loại màu, khoáng sản phi kim loại…

Tài nguyên du lịch và nhân văn: Hà Tĩnh có du lịch sinh thái, du lịch tự nhiên, du lịch nhân văn. Đầu tư và khai thác tốt tiềm năng du lịch sẽ góp phần quan trọng mở rộng thị trường tiêu thụ hàng hoá, quảng bá và thu hút đầu tư phát triển kinh tế xã hội của tỉnh [25, tr.6].

* Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên

- Những thuận lợi, lợi thế: Nhìn chung vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, các nguồn tài nguyên ở Hà Tĩnh có nhiều thuận lợi cho phát triển nền kinh tế - xã hội nói chung và hình thành nên các giá trị sản xuất truyền thống mang tính chất đặc trưng của vùng, miền.

Có vị trí nằm cách không xa thành phố Vinh, thành phố Đồng Hới, thuộc vùng kinh tế Bắc Trung bộ và chịu ảnh hưởng của khu vực kinh tế trọng điểm phía Bắc, có nhiều cơ hội để đón nhận sự đầu tư và ứng dụng thành tựu khoa học kỹ thuật, văn minh đô thị... trong quá trình phát triển nền kinh tế.

Các nguồn tài nguyên (tài nguyên đất; biển, ven biển; rừng; khoáng sản) đa dạng, phong phú là điều kiện thuận lợi để đa dạng hóa cây trồng; phát triển các ngành công nghiệp đánh bắt và chế biến hải sản; khai thác, chế biến lâm sản và khoáng sản. Có bãi biển đẹp, nhiều thắng cảnh và cảnh quan thiên nhiên phong phú, thuận lợi cho phát triển kinh tế du lịch.

Có nguồn lao động dồi dào, giàu kinh nghiệm và luôn được tiếp thu nền văn minh đô thị. Nhân dân trong tỉnh cần cù chịu khó, ham học hỏi, tìm tòi, sáng tạo và đoàn kết là động lực để phát triển kinh tế.

- Những khó khăn, hạn chế: Khí hậu phân hóa theo mùa, gây nên tình trạng thiếu nước về mùa khô, ngập úng về mùa mưa, ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất và đời sống.

Địa hình phức tạp và chia cắt, gây khó khăn trong việc đầu tư khai hoang, cải tạo đồng ruộng và bố trí cơ sở hạ tầng. Chất lượng đất nhiều khu vực xấu do hiện tượng nhiễm mặn, xói mòn rửa trôi, cát bay,...

Tài nguyên rừng suy giảm, hệ thống thủy văn dốc, hạn chế đến khả năng điều tiết nguồn nước (đặc biệt trong mùa khô) và bảo vệ môi trường.

Một phần của tài liệu Phát triển làng nghề trong quá trình xây dựng nông thôn mới ở hà tĩnh (Trang 43 - 47)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(108 trang)
w