Mở rộng và phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm của các làng nghề

Một phần của tài liệu Phát triển làng nghề trong quá trình xây dựng nông thôn mới ở hà tĩnh (Trang 80 - 83)

- Trong đó: làng nghề truyền thống

06 Ươm tơ 00 07Chế biến nông sản

3.2.3. Mở rộng và phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm của các làng nghề

làng nghề

Những hoạt động nhằm hỗ trợ các làng nghề mở rộng thị trường, tiếp cận với thị trường mới có tầm quan trọng lớn đối với việc phát triển của làng nghề. Đặc biệt trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay thì thị trường càng có ý nghĩa là vai trò động lực thúc đẩy sự vận động và phát triển sản xuất hàng hoá của làng nghề. Tuy nhiên, như sự phân tích ở trên thì thị trường tiêu thụ sản phẩm của các làng nghề ở Hà Tĩnh còn nhỏ hẹp, chưa được mở rộng, vẫn còn mang tính tự phát, tự cung tự cấp, thiếu ổn định, gây ảnh hưởng trực tiếp tới sản xuất. Để phát triển thị trường cho làng nghề ở tỉnh Hà Tĩnh cần có một số giải pháp sau.

Hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho các thành phần kinh tế khu vực làng nghề tìm kiếm, khai thác mở rộng thị trường trong và ngoài nước. Đào tạo và nâng cao kiến thức, kỹ năng hoạt động thị trường, nâng cao năng lực thị trường cho người sản xuất.

Tăng cường các hoạt động xúc tiến thương mại cho các sản phẩm của làng nghề thông qua các hình thức như quảng cáo, tham gia triển lãm, hội chợ trong nước và ngoài nước. Tổ chức nghiên cứu, nắm bắt và cung cấp thông tin về thị trường cho các cơ sở sản xuất kinh doanh trong làng nghề thông qua các hình thức phong phú như: Thành lập trang website giới thiệu thị trường về sản phẩm của các làng nghề, tổ chức và hỗ trợ cho các doanh nghiệp làng nghề đi tham quan các cơ sở sản xuất ở các tỉnh bạn và đi nước ngoài tham quan hội chợ, tìm hiểu thị trường, thu thập những thông tin về hàng hoá, chất lượng và giá cả hàng hoá, khách hàng và điều kiện mua bán của khách hàng, phương thức mua bán và thị hiếu người tiêu dùng để sản xuất ra sản phẩm có chất lượng cao, mẫu mã hợp thị hiếu người tiêu dùng với giá cạnh tranh. Bên cạnh đó, cần phát triển hình thức gia công sản phẩm, làm công nghiệp phụ trợ

hoặc làm dịch vụ để giảm chi phí trung gian, tạo thị trường ổn định, sản phẩm hàng hoá có sức cạnh tranh trên thị trường.

Tạo thị trường tại chỗ cho các làng nghề phát triển sản xuất. Từng bước hoàn thiện hệ thống chợ, hình thành các chợ đầu mối tiêu thụ sản phẩm, để mua, bán, phát hiện nhu cầu, bố trí hệ thống siêu thị, hệ thống cửa hàng gắn với quy hoạch đô thị ở nông thôn, thị trấn, thị tứ và đô thị, gắn sản xuất với du lịch, xuất khẩu. Khuyến khích và phát triển các quan hệ liên kết giữa các cơ sở sản xuất trong làng nghề với nhau, giữa các cơ sở sản xuất của làng nghề đối với các doanh nghiệp ở đô thị hoặc ở các vùng khác, với các tổ chức xúc tiến thương mại, nhằm tăng sức mạnh trên thị trường, tạo ra một hệ thống hoàn chỉnh từ cung cấp nguyên vật liệu đến sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.

Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát, quản lý thị trường nhằm đảm bảo thực hiện đúng các quy định của pháp luật về các hoạt động mua bán trên thị trường. Thực hiện tốt việc kiểm tra, kiểm soát thị trường, chống buôn lậu, gian lận thương mại, lưu thông hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng.

Phát triển thị trường du lịch gắn với làng nghề: Trong những năm vừa qua lượng khách du lịch đến Hà Tĩnh ngày càng đông. Ngoài những thế mạnh về cảnh quan thiên nhiên, di tịch lịch sử, các làng nghề, đặc biệt là các làng nghề truyền thống có sức thu hút đặc biệt du khách nước ngoài bởi mỗi làng đều gắn với một vùng văn hoá, hệ thống di tích và có truyền thống riêng, đến với làng nghề du khách không chỉ được ngắm khung cảnh làng quê, mà còn được tham quan nơi sản xuất những sản phẩm truyền thống. Cần gắn hoạt động của một số làng nghề với phát triển văn hoá cộng đồng, du lịch sinh thái để hình thành các tuyến du lịch làng nghề có tính nhân văn cao. Điểm hấp dẫn của làng nghề chính là yếu tố nguyên cội, môi trường ngành nghề mang tính cộng đồng. Vì vậy, cần đầu tư nghiên cứu mẫu mã, kiểu dáng của các sản phẩm phù hợp với thị hiếu và có tính đặc trưng cao. Từng làng nghề nên có

một địa điểm dịch vụ bán sản phẩm, đồ lưu niệm cho khách, khôi phục và phát triển các hoạt động văn hoá dân gian truyền thống, có nơi tổ chức thao diễn các công đoạn làm ra sản phẩm đó, giới thiệu về vẻ độc đáo của sản phẩm, hướng dẫn khách tham quan nơi thờ tổ nghề, nhằm xây dựng môi trường du lịch văn hoá. Có như vậy du lịch làng nghề mới trở thành một tour du lịch hấp dẫn. Cải thiện đường giao thông, khuyến khích sự hợp tác giữa các nghệ nhân, các trường dạy nghề, khôi phục kỹ thật sản xuất truyền thống, giữ gìn bản sắc văn hoá của làng nghề. Phát triển du lịch làng nghề phải dựa trên các mặt kinh tế, xã hội và môi trường sinh thái dân sinh.

Tìm kiếm, phát triển thị trường xuất khẩu: Mặc dù đã có những sản phẩm bán ra thị trường ngoài nước, song khối lượng xuất khẩu của các làng nghề ở Hà Tĩnh còn thấp so với tiềm năng, thị phần xuất khẩu còn nhỏ bé, hầu hết là thông qua các khâu trung gian, mẫu mã hàng hoá đơn điệu, thiếu sáng tạo, cho nên sức cạnh tranh còn thấp. Chỉ có đẩy mạnh xuất khẩu các sản phẩm mới có thể phát huy được lợi thế so sánh trong quan hệ kinh tế quốc tế, đó là ưu thế về tài nguyên, lao động, tay nghề của thợ thủ công lành nghề Hà Tĩnh. Vì vậy, cần có chính sách hỗ trợ của nhà nước như chính sách thuế, chính sách bảo hộ, chính sách vay vốn… khuyến khích các cơ sở sản xuất kinh doanh sản xuất các sản phẩm xuất khẩu. Thường xuyên nghiên cứu nhu cầu và thị hiếu của khách hàng ở các nước khác nhau mà cải tiến sản phẩm cho phù hợp. Chú ý đến việc sử dụng các phương tiện thông tin liên lạc qua mạng, trực tuyến để điều hành sản xuất kinh doanh, đặc biệt là hoạt động xuất khẩu. Nhà nước có thể hỗ trợ xây dựng một cách có trọng điểm cho những vùng sản xuất hàng xuất khẩu tập trung và có sản lượng lớn để các cơ sở sản xuất kinh doanh có thể tìm kiếm và kết nối trực tiếp với khách hàng hoặc mở các trang website để giới thiệu sản phẩm hoặc tham gia giao dịch điện tử, đàm phán ký kết hợp đồng trên mạng.

Cần mạnh dạn đầu tư xây dựng thương hiệu cho làng nghề của tỉnh. Để làm được điều này, tỉnh và các làng nghề cần đăng ký thương hiệu, tổ chức liên doanh liên kết, thu hút các nghệ nhân và thợ giỏi tham gia sản xuất ra những sản phẩm với chất lượng cao, giữ vững thương hiệu và đẩy mạnh tuyên truyền giáo dục cho các thế hệ người sản xuất về giá trị của thương hiệu. Tăng cường sự hỗ trợ đào tạo nhân lực bao gồm đào tạo nghề, đào tạo cán bộ quản lý, đào tạo về thiết kế cho lao động ở làng nghề. Đây là cách tốt nhất các làng nghề vừa duy trì vừa mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm của mình một cách ổn định và bền vững.

Một phần của tài liệu Phát triển làng nghề trong quá trình xây dựng nông thôn mới ở hà tĩnh (Trang 80 - 83)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(108 trang)
w