- Trong đó: làng nghề truyền thống
06 Ươm tơ 00 07Chế biến nông sản
3.2.1. Xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển làng nghề
Để có được quy hoạch, kế hoạch phát triển làng nghề trên địa bàn Hà Tĩnh đảm bảo yêu cầu của quá trình phát triển, cũng như định hướng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh theo Quyết định 1786/QĐ-TTg ngày 27/11/2012 về quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Hà Tĩnh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2050 của Thủ tướng Chính phủ; trước hết chúng ta phải khẳng định rằng làng nghề là một bộ phận kinh tế - văn hoá - xã hội quan trọng góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội ở khu vực nông thôn. Vì vậy, cần được tổ chức quy hoạch để phát triển theo đúng hướng. Thông qua việc xây dựng quy hoạch, kế hoạch để xác định được các tiềm năng, các nguồn lực của nền kinh tế và khả năng khai thác các nguồn lực đó một cách có hiệu quả. Quy hoạch phát triển làng nghề phải đặt trong quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch hệ thống đường giao thông, vùng nguyên liệu, quy hoạch phát triển thương mại, dịch vụ của tỉnh và các huyện, thành phố, thị xã. Quy hoạch về phát triển ngành nghề, các
cụm làng nghề phải giải quyết tốt mối quan hệ giữa sản xuất làng nghề với các cụm dân cư, với sản xuất nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới. Thực hiện khảo sát quy hoạch, thiết kế xây dựng dựa trên quy hoạch tổng thể cũng như điều kiện và khả năng phát triển của từng làng nghề, đảm bảo tính hợp lý về quy mô, tốc độ phát triển và mô hình hoạt động.
Trong quy hoạch cần phải chọn những ngành nghề nào có thế mạnh của địa phương để ưu tiên phát triển. Ngoài việc phát triển những ngành nghề giải quyết nhiều lao động, cần chú trọng đầu tư những ngành nghề có công nghệ cao, sử dụng dây chuyền máy móc hiện đại để tăng năng suất lao động và nâng cao chất lượng sản phẩm. Đồng thời phải điều tra, khảo sát về số lượng, chất lượng, phân bố làng nghề để định hướng quy hoạch tổng quan cho từng địa phương. Khi tiến hành quy hoạch làng nghề, cum làng nghề phải gắn liền với việc đầu tư giải quyết vấn đề môi trường, môi sinh.
Quy hoạch phát triển làng nghề theo hướng hình thành các cụm công nghiệp vừa và nhỏ, cụm công nghiệp làng nghề, nhằm tách một số cơ sở sản xuất kinh doanh khỏi khu dân cư để tránh ô nhiễm môi trường. Tập trung đầu tư xây dựng mặt bằng và hệ thống xử lý chất thải để giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường sản xuất cũng như môi trường sinh thái.
Trên cơ sở khảo sát về số lượng ngành nghề, sự phân bố làng nghề và triển vọng phát triển của từng ngành nghề mà có kế hoạch phát triển cụ thể. Những làng nghề truyền thống nào có triển vọng phát triển tập trung đầu tư để có thể vừa tạo việc làm, tăng thu nhập cho người lao động và giữ gìn nghề truyền thống. Bên cạnh đó cần nhân cấy những nghề mới phù hợp với tiềm năng, tài nguyên và lao động trong các làng nghề.
Trong quy hoạch phát triển làng nghề cần chú trọng đến việc đảm bảo nguồn nguyên liệu cho sản xuất ở làng nghề, cụm làng nghề. Có kế hoạch bảo vệ và phát triển nguồn nguyên liệu khai thác từ tự nhiên như mây, tre, giang,
gỗ để có thể vừa đảm bảo chất lượng nguyên liệu cho sản xuất vừa nhằm bảo vệ thiên nhiên, môi trường. Nhanh chóng quy hoạch và xây dựng vùng nguyên liệu tập trung. Căn cứ vào địa hình của tỉnh, quy hoạch vùng nguyên liệu có thể theo hướng khoanh nuôi bảo vệ rừng tự nhiên, rừng trồng hiện có, trồng mới và tạo nguồn nguyên liệu cho nghề thủ công mỹ nghệ, đẩy mạnh việc thâm canh tăng năng suất cây trồng, đặc biệt là cây công nghiệp và cây nguyên liệu phục vụ công nghiệp chế biến và TTCN. Tận dụng các phế liệu phế phẩm của các doanh nghiệp ở đô thị, đồng thời khuyến khích việc tìm kiếm hoặc chế tạo ra những nguyên liệu mới và chất phụ gia thay thế, tiết kiệm nguyên liệu truyền thống hoặc kết hợp giữa nguyên liệu truyền thống với nguyên liệu mới để tạo ra sản phẩm độc đáo tinh xảo chất lượng cao.
Tăng cường sự phối hợp của các cấp các ngành để hoàn thành thủ tục, công khai quy hoạch, hoàn thiện hệ thống cơ chế chính sách nhằm thu hút đầu tư vào sản xuất trong các làng nghề. Cần thực hiện sự phân cấp rõ ràng trong quy hoạch và tổ chức thực hiện xây dựng, phát triển các làng nghề để tránh tình trạng chồng chéo trong quản lý.