BẢNG 02: TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU DẦU THÔ GIAI ĐOẠN 1997-

Một phần của tài liệu Rủi ro và hạn chế rủi ro trong hoạt động xuất khẩu của Việt Nam (Trang 25 - 27)

Năm Lượng (Tấn) Trị giá (USD) Đơn giá (USD/tấn) 1997 8.705.376 1.345.689.698 154 1998 9.574.088 1.413.393.889 147 1999 12.145.070 1.232.226.244 101 2000 14.881.865 2.091.609.697 141

2001 15.423.508 3.502.683.544 227

(Nguồn: Cục công nghệ thông tin và Hải quan - Tổng cục Hải quan)

Dầu thô là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam trong 5 năm vừa qua, kim ngạch xuất khẩu đã tăng gần gấp đôi cả về sản lượng và trị giá. Đây là mặt hàng ít bị cạnh tranh trong khâu tiêu thụ và giá cả luôn phụ thuộc vào thị trường thế giới. Những rủi ro của ngành này cũng ít hơn so với những ngành khác, rủi ro của nhóm hàng này chủ yếu là do giá cả thị trường thế giới lên xuống thất thường nên khó có khả năng đề phòng. Doanh nghiệp muốn tránh rủi ro thì chỉ có cách theo dõi chặt chẽ mọi biến động về giá cả của thị trường thế giới. Các biện pháp khác ít có tác dụng vì sản lượng khai thác của Việt Nam luôn khó có khả năng tăng đột biến, các hợp đồng xuất khẩu chủ yếu ký từ trước nên vẫn phải thực hiện dù giá cả xuất khẩu có thể lên xuống thất thường. Ngoài ra do tàu chứa dầu còn chưa có đủ nên trong năm 2000 đã xảy ra sự cố tàu Ba Vì, Việt Nam đã gặp thiệt hại không nhỏ. Ước tính trong vòng hai tháng khi tàu hỏng mỗi ngày doanh nghiệp thiệt hại khoảng 3 triệu USD và còn gây nên cơn sốt ga trên thị trường nội địa, hơn 85% sản lượng xuất khẩu của công ty Vietsopetro. Ngoài ra còn có liên doanh của các công ty khác nhưng sản lượng chưa cao, chưa đóng vai trò quan trọng. Trong tương lai khi nhà máy lọc dầu Dung Quất đi vào hoạt động thì khả năng xuất khẩu sẽ giảm đi đáng kể. Khi đó doanh nghiệp sẽ hạn chế được rủi ro hơn do tự chủ được khâu tiêu thụ, đồng thời giảm được lượng ngoại tệ phải chi hàng năm để nhập nguyên liệu. Mặt khác còn góp phần việc giảm nhập siêu từ các nước khu vực do việc hạn chế nhập nhiên liệu từ các thị trường này.

Nhìn chung, hoạt động sản xuất và xuất khẩu dầu thô năm 2001 của Việt Nam diễn biến khá thuận lợi. Tổng sản lượng dầu thô khai thác đạt khoảng 17 triệu tấn và 1,72 tỷ m3 khí đồng hành; trong đó xuất khẩu 16,7 triệu tấn dầu thô, tăng 8,5% so với năm 2000. Ngành dầu khí đã cung cấp cho ngành Điện

1,23 tỷ m3 khí thô và sản xuất được 133 ngàn tấn condensate, 296 ngàn tấn khí hoá lỏng (LPG), 82,67 ngàn tấn hoá phẩm dầu khí. Doanh thu toàn ngành đạt 54.549 ngàn tỷ đồng và nộp ngân sách 27.135 ngàn tỷ đồng.

Khó khăn lớn nhất đối với mặt hàng dầu thô là giá xuất khẩu liên tục giảm sút theo giá kỳ hạn trên thị trường thế giới, đặc biệt sau sự kiện 11 tháng 9 ở Hoa Kỳ. So với năm 2000, giá dầu thô xuất khẩu năm 2001 chỉ bằng 82,3% nên trị giá đạt 3.126 triệu USD, bằng 89,3%.

Dầu thô xuất khẩu của Việt Nam có chất lượng tốt. Hiện nay, mỏ cung ứng lượng dầu thô xuất khẩu lớn nhất vẫn là mỏ Bạch Hổ (khoảng 13 triệu tấn). Năm 2001, Tổng Công ty dầu khí Việt Nam đã không ngừng mở rộng các loại hình liên doanh, liên kết các công ty trong và ngoài nước trong hoạt động thăm dò và khai thác dầu khí. Vì vậy số lượng các mỏ dầu mới nhanh chóng được đưa vào khai thác, bù đắp một lượng đáng kể cho những mỏ dầu cũ. Hiện nay đã có nhiều công ty dầu khí nước ngoài tham gia hoạt động sản xuất và cung ứng dầu khí cho xuất khẩu tại Việt Nam.

Các thị trường nhập khẩu chủ yếu dầu thô của Việt Nam tập trung ở khu vực Châu Á - Thái Bình Dương như: Trung Quốc chiếm 18%, Ôxtrâylia 29%, Nhật Bản 12%, Singapore 21,2%.

2.1.1.2. Nhóm hàng Công nghiệp nhẹ (may mặc, giày dép ... )

Một phần của tài liệu Rủi ro và hạn chế rủi ro trong hoạt động xuất khẩu của Việt Nam (Trang 25 - 27)