Trong thực tế việc hạn chế rủi ro không phải là việc bất khả kháng với các doanh nghiệp. Theo số liệu thống kê của Bộ Tài chính trong khoảng 4 năm gần đây, nếu tính phí bảo hiểm bình quân theo kim ngạch nhập khẩu, các công ty xuất nhập khẩu đã tham gia bảo hiểm tại Việt Nam và chuyển ra nước ngoài bình quân là 31 triệu USD/năm. Đây là bước ghi nhận sự cố gắng của các doanh nghiệp Việt Nam trong việc hạn chế rủi ro trong hoạt động xuất nhập khẩu bằng cách mua bảo hiểm. Các doanh nghiệp Việt Nam thường sử dụng nghiệp vụ xuất FOB do các doanh nghiệp Việt Nam muốn hạn chế đến mức thấp nhất những rủi ro trong quá trình giao nhận khi doanh nghiệp chưa thực sự am hiểu các qui tắc thương mại quốc tế.
Trong khâu thanh toán, các doanh nghiệp Việt Nam thường sử dụng phổ biến là mở L/C không huỷ ngang với những khách hàng mới. Đây là một trong những giải pháp trước mắt của các doanh nghiệp Việt Nam và được xem xét là khá an toàn với các nhà xuất khẩu. Giải pháp này trước mắt giúp các doanh nghiệp Việt Nam có thể hạn chế được các rủi ro trong khâu thanh toán. Giúp doanh nghiệp Việt Nam có thể chủ động hơn trong giao dịch đàm phán khi có một ngân hàng đứng ra bảo lãnh trong quá trình thanh toán.
Trong khâu giao dịch đàm phán, các doanh nghiệp đã có chú ý bố trí các nhân viên có nghiệp vụ, thông thạo ngoại ngữ trong giao dịch đàm phán ký kết hợp đồng. Nhưng tiếc rằng số nhân viên này ở Việt Nam chưa nhiều, số doanh nghiệp có đội ngũ cán bộ có kinh nghiệm vẫn còn ít.
Các doanh nghiệp có thể hoàn toàn chủ động hạn chế đa số rủi ro trong việc thực hiện các thương vụ xuất khẩu của mình. Nếu doanh nghiệp nghiên
cứu kỹ lưỡng các hợp đồng giao hàng, chủ động nắm bắt các thời cơ, tinh thông nghiệp vụ xuất nhập khẩu thì rủi ro sẽ tác động rất ít đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Ngay cả những rủi ro có tính chất khách quan như thiên tai, hạn hán, cháy nổ ... doanh nghiệp cũng có thể phòng tránh được bằng cách mua bảo hiểm.
Bên cạnh đó cũng phải thừa nhận một thực tế rằng việc triệt tiêu các rủi ro trong hoạt động xuất khẩu là một việc làm không có tính khả thi. Các doanh nghiệp Việt Nam chỉ có thể phòng ngừa và hạn chế đến mức thấp nhất các rủi ro mà thôi. Bởi vì mặt trái là kinh doanh bao giờ cũng đi kèm với các yếu tố rủi ro đến mức thấp nhất trong công cuộc kinh doanh của mình.
Kết luận chương 2.
Trong chương 2 tác giả chủ yếu nghiên cứu cơ cấu hàng xuất khẩu của Việt Nam, các rủi ro tác động chính tới từng nhóm hàng xuất khẩu, từng khu vực thị trường xuất khẩu. Có những mặt hàng với thị trường này luôn gặp rủi ro nhưng với thị trường khác lại luôn gặp thuận lợi. Ngoài ra trong chương 2 còn đề cập đến những loại rủi ro xuất khẩu thường gặp và nguyên nhân của các rủi ro này. Đánh giá những ưu điểm của việc hạn chế rủi ro trong xuất khẩu thời gian qua, nguyên nhân của các rủi ro để đề ra hướng khắc phục. Nhìn chung rủi ro là một lĩnh vực phức tạp nên khó có thể định tính, định lượng đầy đủ được hậu quả của các loại rủi ro. Do vậy, doanh nghiệp chỉ có thể phòng ngừa và hạn chế trong công cuộc kinh doanh của mình.
CHƯƠNG 3