GIAI ĐOẠN 1997 - 2001
Đơn vị: 1000 USD
STT Năm Trị giá Tốc độ tăng (%)
1 1997 78.683 45,34
2 1998 121.343 54,21
3 1999 111.180 -8,38
4 2000 168.194 51,36
5 2001 236.855 40,82
Trước đây thị trường truyền thống của nhóm hàng này là Liên Xô và các nước Đông Âu cũ. Sau khi Liên Xô tan rã, nhóm hàng này tưởng như đã không thể phục hồi vì đã mất hầu hết các bạn hàng truyền thống và hàng hoá làm ra không bán được, nhiều doanh nghiệp kinh doanh mặt hàng này lâm vào tình trạng thua lỗ hoặc phá sản. Nhưng trong những năm gần đây ngành thủ công mỹ nghệ đã có sự tăng trưởng vượt bậc (đạt 200 triệu USD năm 2000). Đây là ngành hàng rất có tiềm năng và Việt Nam đang phấn đấu đạt kim ngạch 1 tỷ USD trong 10 năm tới. Ngành hàng xuất khẩu thủ công mỹ nghệ phát triển giúp phục hồi những làng nghề truyền thống, khôi phục và bảo tồn những vốn quí của dân tộc. Đặc biệt ngành thủ công mỹ nghệ có điều kiện giải quyết công ăn việc làm của người nông dân khi mùa vụ nông nhàn, có khả năng huy động sự tham gia của rất nhiều thế hệ lao động ở nông thôn, góp phần tăng thu nhập cho người nông dân.
Năm 2001, nhóm hàng thủ công mỹ nghệ gặp nhiều khó khăn về thị trường xuất khẩu do kinh tế - thương mại thế giới trì trệ kéo dài theo sự giảm về nhu cầu tiêu dùng các sản phẩm mỹ nghệ. Nhiều bạn hàng truyền thống của ta đề nghị giảm giá, thậm chí một số khách hàng đã đơn phương huỷ bỏ hợp đồng đã ký. Các thị trường xuất khẩu vào năm 2001 tuy được mở rộng nhưng kim ngạch xuất khẩu chỉ đạt xấp xỉ năm 2000.
Hiện nay, hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam chịu sức ép cạnh tranh khá mạnh của hàng mỹ nghệ Trung Quốc. Việt Nam vẫn chưa khắc phục một cách cơ bản về những yếu kém vốn có như: mẫu mã kém hấp dẫn, giá thành xuất khẩu cao, hoạt động xúc tiến thương mại phân tán ...
2.1.1.6. Nhóm hàng Điện tử và Linh kiện vi tính: