Đơn vị: Triệu USD
Năm Lượng (1000 tấn) Tốc độ tăng lượng (%) Trị giá (triệu USD) Tốc độ tăng kim ngạch (%) Đơn giá bình quân (USD/t) 1997 3.002 23,45 854 28,34 285 1998 3.55223,45 18,32 870 1,87 245 1999 3.748 5,51 1.023 17,58 273 2000 4.508 20,27 1.025 0,19 227 2001 3.476 -23,78 667 35,23 192
(Nguồn: Cục công nghệ thông tin và Hải quan - Tổng cục Hải quan)
Trong 5 năm từ 1997-2001 Việt Nam xuất khẩu 18.289 triệu tấn gạo mang về cho đất nước 4,4 tỷ USD. Đây là một mặt hàng giữ vai trò chủ lực của nước ta trong nhiều năm nhưng bước sang thế kỷ mới đã lộ rõ nhiều bất cập. Nếu theo những số liệu thống kê thì năm 1997 và năm 1999 Việt Nam xuất khẩu một số lượng gạo tương đương nhau nhưng kim ngạch xuất khẩu giảm gần 200 triệu USD, giá cả trung bình mỗi tấn cũng giảm khoảng 60 USD/tấn. Đây là một rủi ro rất lớn khi kinh doanh mặt hàng gạo. Nếu không tính những năm 1996 và 1998 là khi các quốc gia khu vực lâm vào khủng hoảng nên đẩy nhu cầu gạo lên cao thì nhìn chung giá cả có xu hướng giảm mạnh qua các năm. Trong khi đó giá cả đầu vào với người nông dân hầu như không giảm.
Trong vài năm gần đây giá xuất khẩu gạo bình quân còn có sự tăng giá của các lô hàng xuất khẩu theo hình thức trả nợ nên đã đưa giá bình quân xuất khẩu cao hơn thực tế. Việt Nam rất ít bán trực tiếp được cho các thị trường tiêu thụ mà hầu như phải qua các nước trung gian nên gặp phải sự cạnh tranh
gay gắt. Mặt khác các nước xuất khẩu gạo khác trên thế giới như Thái Lan, Mỹ đều là những nước xuất khẩu gạo nhiều năm nên có lợi thế hơn Việt nam rất nhiều trong việc chiếm lĩnh thị trường và có thị trường tiêu thụ ổn định. Các nước này có phẩm chất và cơ cấu gạo hơn hẳn nước ta. Ngay cả đối với những loại gạo cùng phẩm cấp thì giá gạo xuất khẩu Việt Nam luôn rẻ hơn Thái Lan từ 20 - 30 USD/tấn. Cùng với mức sản lượng lương thực ước tính 5,5%/năm và do nhu cầu sử dụng gạo bình quân đầu người ngày càng giảm xuống thì bài toán tìm thị trường tiêu thụ sẽ còn rất nhiều rủi ro với các doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu mặt hàng này.
Mặt hàng này còn có một rủi ro quan trọng khác nữa là khâu thanh toán. Các nước Việt Nam xuất khẩu gạo samg là: Châu Phi, I Rắc, Đông Âu luôn gặp khó khăn trong việc mở L/C và đàm phán phương thức thanh toán. Nếu trong tương lai Việt Nam có thể giải quyết những rủi ro này và có thể tìm cách hàng đổi hàng thì gạo Việt Nam sẽ dễ dàng thâm nhập hơn nữa vào thị trường thế giới. Hiện nay Việt Nam đang phải nhập khẩu một lượng hạt điều thô lớn từ nhiều nước Châu Phi. Nếu tăng cường khâu đàm phán hàng đổi hàng thì Việt Nam có thể tiêu thụ được một lượng gạo khá lớn hàng năm, đồng thời giải quyết thiếu hụt nguyên liệu cho các nhà máy điều trong thời gian trước mắt.
Giá giảm mạnh là đặc trưng của thị trường gạo xuất khẩu trong năm 2001, so với năm 2000, tuy lượng xuất khẩu đạt 3,55 triệu tấn, tăng 2,1% nhưng trị giá giảm 11,9% do giá giảm tới 14%. Nguyên nhân chủ yếu là do gạo xuất khẩu của Việt Nam chịu sự cạnh tranh quyết liệt trên các thị trường nhập khẩu gạo chủ yếu, không những bị Thái Lan (nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới) mà còn bị những nước xuất khẩu khác cạnh tranh bằng giá hoặc có chi phí vận chuyển thấp hơn như Ấn Độ, Pakistan sang Châu Phi, Trung Đông. Một khó khăn khác đối với gạo xuất khẩu Việt Nam là nhu cầu nhập khẩu hầu hết các thị trường chủ yếu như Inđônexia, Philippin giảm sút đáng
kể và nhu cầu của các khu vực như Trung Đông, Châu Phi không tăng. Trong khi đó, sản lượng lúa gạo của các nước có nhiều diện tích lúa như Trung Quốc, Ấn Độ, Pakistan, Bănglađét, Inđônêxia, Thái Lan, Philippin đều có xu hướng tăng hoặc ổn định. Hai nước Lào, Campuchia không những tự túc được lương thực mà bước đầu dư thừa để xuất khẩu.
Trong 10 tháng đầu năm 2001, tốc độ xuất khẩu gạo của Việt Nam đạt khá. Tuy nhiên, trong 2 tháng cuối năm 2001, tình hình cung trong nước quá hạn hẹp đã đẩy giá gạo xuất khẩu của Việt Nam tăng cao, thậm chí có lúc cao hơn Thái Lan đến 20 USD/tấn (trước đây giá gạo xuất khẩu của Việt Nam thường thấp hơn Thái Lan đến 5-10 USD/tấn). Tình hình chiến sự ở khu vực Nam Á làm tăng chi phí vận tải và bảo hiểm, làm giảm đáng kể nhu cầu nhập khẩu, gây bất lợi và làm giảm tốc độ xuất khẩu gạo của Việt Nam. Để thực hiện những hợp đồng xuất khẩu đã ký, có lúc Việt Nam đã phải nhập khẩu gạo từ Thái Lan để tái xuất.
Hiện nay, gạo Việt Nam có mặt ở trên 82 nước. Tuy nhiên, gạo có phẩm cấp, chất lượng cao mới chiếm khoảng 35-40% tổng lượng. Về cơ cấu thị trường: Việt Nam xuất khẩu 47% sang Châu Á, 30% sang Châu Phi, 9% sang Trung Đông và 7% sang Châu Mỹ.