Lượng: 1000 tấn, Trị giá: Triệu USD
Năm Lượng (1000 tấn) Tốc độ tăng lượng (%) Trị giá (triệu USD) Tốc độ tăng kim ngạch (%) Đơn giá bình quân (USD/t) 1997 238 22,15 336 - 1.409 1998 389 63,44 490 45,83 1.261 1999 381 -2,21 593 21,02 1.555 2000 482 26,530 585 -1,42 1.213 2001 733 52,07 501 -14,19 683
Mặt hàng thứ hai trong nhóm hàng nông sản là cây cà phê thâm nhập vào nước ta từ lâu nhưng phong trào trồng cà phê xuất khẩu mới rộ lên trong những năm gần đây, đặc biệt là khu vực Tây Nguyên có thời rộ lên phong trào nhà nhà trồng cà phê. Một khối lượng tiền rất lớn nhàn rỗi trong dân đã được đầu tư vào cây cà phê dẫn đến nhiều héc ta rừng bị phá huỷ, một thời gian qua cây cà phê đã là cây làm giàu của người nông dân. Nhưng do việc đầu tư thiếu định hướng nên trong những năm đầu thế kỷ 21 đã gây nên tình trạng khủng hoảng thừa làm giá cà phê giảm xuống mức thảm hại (giá bình quân 2000 là 683 USD/Tấn).
Hiện nay Việt Nam đã trở thành nước xuất khẩu cà phê lớn trên thế giới nhưng do đa số cà phê Việt Nam là cà phê vối nên giá không cao. Mặt khác do nhu cầu tiêu thụ cà phê trong nước còn rất nhỏ bé nên những rủi ro trong việc xuất khẩu cà phê là tương đối cao, rất khó cho các doanh nghiệp tìm kiếm thị trường. Thời gian qua, đặc biệt trong năm 2000 các nước trong hiệp hội xuất khẩu cà phê thế giới đã phải lên tiếng là Việt Nam đang bán cà phê với giá tự sát, ước tính chi phí đầu tư cho 1kg cà phê phải tốn từ 14.000 VNĐ đến 15.000 VNĐ. Trong khi đó năm 2001 hầu hết nông dân chỉ bán với giá trung bình 6.500 VNĐ/kg. Mặc dù Nhà nước có chủ trương mua dự trữ 60.000 tấn cà phê trong năm 2000 và 150.000 tấn trong năm 2001, song đó chỉ là biện pháp tình thế.
Vì vậy, khi kinh doanh cà phê, doanh nghiệp rất dễ bị bạn hàng nước ngoài ép giá khi đàm phán. Mặt khác, do chất lượng cà phê Việt Nam không cao, có lẫn nhiều tạp chất và do nguồn cung trên thế giới rất phong phú nên ngay cả khi ký được hợp đồng xuất khẩu doanh nghiệp vẫn dễ gặp rủi ro phía nước ngoài lấy cớ hàng không đủ tiêu chuẩn chất lượng như đã thoả thuận trong hợp đồng. Nếu doanh nghiệp mua trước nguồn hàng để chủ động xuất khẩu thì rất dễ thua lỗ do các doanh nghiệp mua sau cạnh tranh bán với giá rẻ
hơn. Do đó các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê phải có tính nhạy bén của mình thì mới có thể tránh được những rủi ro trong xuất khẩu.
Hiện nay việc giải quyết đầu ra cho cây cà phê đang là bài toán khó do thị trường thế giới cung đã vượt cầu khá nhiều. Trong năm 2001 theo ước tính của Hiệp hội xuất khẩu cà phê thì chi phí cho sản xuất đã vượt giá bán khá xa, do đó Nhà nước không thể tiếp tục trợ giá mãi được.
Năm 2001 là năm đầy thử thách đối với ngành cà phê Việt Nam, giá cà phê xuống thấp nhất từ trước tới nay (trung bình giá mua gom cà phê đối với nông dân chỉ đạt 4.000 đ/kg), bộc lộ hết những khó khăn do sự cạnh tranh khốc liệt, gay gắt của cơ chế thị trường. Nguyên nhân chủ yếu dẫn tới sự rớt giá cà phê xuất khẩu là do quan hệ cung cầu, trong đó cung vượt cầu liên tiếp trong 3 niên vụ gần đây (mặc dù tiêu thụ cà phê vẫn tăng khoảng 2%/năm).
Ngay từ những tháng đầu năm, Chính phủ đã chỉ đạo các Bộ, ngành đưa ra nhiều biện pháp hỗ trợ đầu vào, giảm giá thành đầu ra, thưởng trên kim ngạch xuất khẩu, hỗ trợ tìm kiếm thị trường. Nhờ đó, khối lượng xuất khẩu cà phê năm 2001 đạt 911 ngàn tấn, đây là mức cao nhất kể từ trước tới nay, tăng 24,3% so với năm 2000. Tuy nhiên, các biện pháp kích thích để nâng giá xuất khẩu như tạm trữ chưa đạt kết quả mong muốn, khiến trị giá xuất khẩu chỉ đạt 387 triệu USD, giảm 21,8% so với năm 2000.
Việc tạm trữ cà phê của Việt Nam không thành công do một số nước thành viên trong Hiệp hội các nước sản xuất cà phê (ACPC) không thực hiện cam kết nên đã dẫn tới cung vượt quá cầu. Ở Đắc Lắc có 14 doanh nghiệp được giao nhiệm vụ tạm trữ cà phê, sau thời gian tạm trữ 6 tháng, hầu hết doanh nghiệp đều bị lỗ do chi phí phát sinh trong quá trình tạm trữ, thuê kho, vận chuyển, bảo quản. Trong hai năm qua, các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê đã bị lỗ hơn 360 tỷ đồng.
Vì vậy, để hạn chế rủi ro trong khâu xuất khẩu cà phê thì chỉ có thể bằng biện pháp loại bỏ những vườn cà phê kém phẩm chất, năng xuất thấp, chi phí
đầu vào cao. Ngoài ra phải nâng cao chất lượng và năng lực cho các nhà máy chế biến, mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng chuyển từ trồng cà phê vối sang cà phê chè. Nhà nước nên đầu tư vốn và có qui hoặch thống nhất để chuyển đổi cơ cấu cây trồng, tránh hiện tượng phát triển tràn lan dẫn đến mất kiểm soát như đã xảy ra với cây cà phê trong thời gian qua.