Cơ cấu xuất khẩu theo khu vực và tác động của rủi ro với từng khu vực thị trường:

Một phần của tài liệu Rủi ro và hạn chế rủi ro trong hoạt động xuất khẩu của Việt Nam (Trang 49 - 50)

vực thị trường:

Trong tất cả các nước quan hệ thương mại hai chiều năm 1999, Việt Nam xuất siêu sang 96 nước, trong đó xuất sang nhiều nhất là thị trường Úc 0,6 tỷ USD (chủ yếu là nhờ các lô hàng dầu thô), tiếp đó là xuất siêu sang

Đức, Phi Lipin, Anh, Hà Lan. Ngược lại, các doanh nghiệp Việt Nam nhập siêu với 47 nước, trong đó lớn nhất từ ba nước thuộc lòng chảo Thái Bình Dương là Hàn Quốc với 1,17 tỷ USD, Singapore (hơn 1 tỷ USD) và Đài Loan (0,88 tỷ USD). Trong tổng số 14 nước có quan hệ thương mại hai chiều với Việt Nam với kim ngạch trên 0,5 tỷ USD thì Pháp, Trung Quốc, Nhật Bản là nước cán cân thương mại tương đối cân bằng nhất. Sau đây là một số khu vực thị trường chính mà hoạt động xuất khẩu của Việt Nam sang các khu vực thị trường này cũng gặp phải khá nhiều rủi ro:

2.1.2.1. Khu vực Châu Á.

Việt Nam xuất khẩu sang khu vực Châu Á lớn nhất (chiếm 58,68% kim ngạch xuất khẩu năm 2000 và 58% kim ngạch xuất khẩu năm 2001). Đây là khu vực kinh tế năng động của thế giới nhưng lại là khu vực có nhiều rủi ro nhất cho hoạt động xuất khẩu của Việt Nam. Đa số các mặt hàng của Việt Nam xuất khẩu sang khu vực này là mặt hàng thô và sơ chế. Các nước chủ yếu mua lại, chế biến rồi sau đó xuất đi nước thứ ba. Mặt khác do cơ cấu xuất khẩu của Việt Nam gần giống với các nước trong khu vực nên luôn gặp bất lợi về giá. Ngoài những thị trường như Nhật Bản, Trung Quốc thì đa số các nước còn lại là những nước có kim ngạch xuất siêu sang Việt Nam. Rủi ro lớn nhất của thị trường này là bị ép giá do các nước bạn hàng khu vực này không phải là nước trực tiếp tiêu thụ sản phẩm mà chỉ là nước trung gian (Chi tiết xem Bảng 10).

Một phần của tài liệu Rủi ro và hạn chế rủi ro trong hoạt động xuất khẩu của Việt Nam (Trang 49 - 50)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(107 trang)
w