Đổi mới chính sách thuế và duy trì tỷ giá hợp lý trên cơ sở khuyến khích tăng trưởng xuất khẩu.

Một phần của tài liệu Rủi ro và hạn chế rủi ro trong hoạt động xuất khẩu của Việt Nam (Trang 75 - 77)

khích tăng trưởng xuất khẩu.

3.2.5.1. Thực hiện chính sách tỷ giá hợp lý khuyến khích xuất khẩu.

Việc thực hiện tỷ giá trong thời gian qua vẫn chưa có nhiều thành công. Do chính sách tỷ giá của Việt Nam không chỉ nhằm mục đích tăng trưởng xuất khẩu mà còn đóng vai trò chính trị, xã hội và ổn định tâm lý nhân dân nên khó có thể thay đổi linh hoạt như nhiều nước trên thế giới. Hầu hết người dân Việt Nam vẫn có thói quen cất trữ ngoại tệ phòng những cơn sốt tài chính nên những thay đổi tỷ giá nhanh chóng sẽ dễ làm nhân dân hoang mang, có xu hướng cất trữ tiền thay vào việc đầu tư về sản xuất. Mặt khác do đa số các nguyên liệu của ta đều phải nhập khẩu từ nước ngoài nên vai trò của việc thay đổi tỷ giá chưa chắc đã thực sự khuyến khích xuất khẩu. Nhưng mặt khác duy trì một chính sách tỷ giá cứng nhắc trong thời gian dài sẽ khó đẩy mạnh được xuất khẩu. Việc này làm cho giá cả của hàng Việt Nam đang trở nên cao mất dần các lợi thế cạnh tranh so với các nước trong khu vực. Trước đây chúng ta vẫn coi nước ta là nước có giá nhân công rẻ nhưng do thời gian qua khi các nước khu vực gặp khủng hoảng tài chính, giá nhân công ở các nước này đã trở nên cân bằng, thậm chí thấp hơn giá của chúng ta. Vì vậy Nhà nước cần phải điều chỉnh dần tỷ giá USD đến mức hợp lý, phù hợp với giá thị trường thế giới, Nhà nước nên có chính sách khuyến khích doanh nghiệp bán ngoại tệ cho ngân hàng theo tỷ giá ngân hàng qui định thì lúc cần cũng có thể mua lại theo tỷ giá này, tránh thực hiện một chiều như thời gian qua làm nhiều doanh

nghiệp gặp rủi ro không đáng có sau khi đã bán ngoại tệ cho ngân hàng, lúc cần mua lại thì gặp khó khăn và phải tốn thêm một chi phí không nhỏ.

3.2.5.2. Thực hiện chính sách thuế xuất nhập khẩu hợp lý:

Chính phủ đã ra chính sách hoàn thuế VAT đầu vào, vấn đề về thủ tục hải quan tránh rườm rà, phiền hà, mang nặng tính hình thức hạn chế sự cạnh tranh không lành mạnh giữa các doanh nghiệp xuất khẩu.

Chính phủ qui định về những vấn đề mua bán biên giới (hiện có những nơi gọi là XNK biên giới, nơi gọi là tiểu ngạch) theo hướng:

- Xuất khẩu chính ngạch phải có hợp đồng, phải làm đầy đủ thủ tục hải quan, tại nơi có tổ chức hải quan.

- Xuất khẩu biên giới:

+ Không yêu cầu có hợp đồng

+ Có thể đi qua nơi có Hải quan hoặc nơi không có hải quan. • Nơi có Hải quan thì hải quan làm thủ tục.

• Nơi không có Hải quan thì biên phòng hoặc chính quyền địa phương quản lý.

+ Hàng xuất khẩu tiểu ngạch không được hoàn thuế VAT và thuế đầu vào khác. Việc Hải quan làm thủ tục cho xuất khẩu biên giới chỉ nhằm mục đích thống kê thương mại (vấn đề này Tổng cục Hải Quan và BTM đã thống nhất là cũng phù hợp với Bộ Tài chính tại văn bản 10216/TC-TCT ngày 26/10/2001).

Chính phủ có chính sách tiếp tục không thu lệ phí hải quan đối với hàng xuất khẩu.

Vấn đề xuất nhập khẩu tại chỗ: hiện đang là vấn đề nổi cộm về thủ tục. Bộ Tài chính qui định cho phép áp dụng việc chuyển nghĩa vụ về thuế từ người bán (Xuất khẩu tại chỗ) sang người mua (Nhập khẩu tại chỗ) để hải

quan có thể bãi bỏ việc làm thủ tục hải quan cho hai doanh nghiệp ở nội địa này.

Bộ Kế hoặch và Đầu tư và Bộ Thương mại đã nghiên cứu bỏ việc cấp giấy phép nhập khẩu đối với nguyên liệu nhập khẩu thuộc diện chịu thuế của doanh nghiệp đầu tư nước ngoài để hải quan bãi bỏ việc theo dõi, trừ lùi gây

Một phần của tài liệu Rủi ro và hạn chế rủi ro trong hoạt động xuất khẩu của Việt Nam (Trang 75 - 77)