BẢNG 6: TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU CAO SU GIAI ĐOẠN 1997-

Một phần của tài liệu Rủi ro và hạn chế rủi ro trong hoạt động xuất khẩu của Việt Nam (Trang 38 - 42)

Đơn vị: Triệu USD

Năm Lượng (1000 tấn) Tốc độ tăng lượng (%) Trị giá (triệu USD) Tốc độ tăng kim ngạch (%) Đơn giá bình quân (USD/t) 1997 111 37,23 149 - 1.348 1998 194 74,77 190 27,51 981 1999 191 -1,55 127 -33,16 667 2000 265 38,74 146 14,96 553 2001 273 3,01 166 13,69 607

(Nguồn: Cục công nghệ thông tin và Hải quan - Tổng cục Hải quan)

Thứ ba là Cây cao su: là cây công nghiệp và hầu hết các nguồn cung cấp cao su xuất khẩu đều từ các nông trường quốc doanh. Nhưng do Việt Nam chủ yếu sản xuất loại cao su cấp thấp mà nhu cầu thế giới rất thấp với loại cao su này cho nên mặt hàng này rất khó tìm được thị trường xuất khẩu. Hơn 50% sản lượng cao su xuất khẩu của Việt Nam là xuất khẩu sang Trung Quốc qua đường bộ (Năm 2001 xuất khẩu cao su sang Trung Quốc và Đài Loan là 185.000 tấn cao su với doanh thu xuất khẩu đạt 90 triệu đô la mỹ). Phía Trung Quốc luôn có cơ quan điều hành việc nhập khẩu cao su. Hàng năm họ cung cấp cho các doanh nghiệp nhập khẩu Trung Quốc một quota nhập khẩu rất hạn chế. Vì vậy thủ đoạn thường xuyên của họ là nâng giá thời gian đầu, do phía Việt Nam thiếu điều hành thống nhất nên các doanh nghiệp Việt Nam tranh nhau tập kết hàng ra cửa khẩu. Khi lượng hàng tập trung cao, phía

Trung Quốc đồng loạt hạ giá hoặc không nhập khẩu nữa, do đó nhiều doanh nghiệp không chịu được phí lưu kho bãi nên đã phải bán đổ, bán tháo chịu lỗ. Ngay cả khi bán được hàng phía Việt Nam vẫn còn gặp rủi ro rất lớn trong khâu thanh toán. Nhiều khi phía Trung Quốc ép phía Việt Nam phải nhập lại các mặt hàng xăm lốp ô tô với chất lượng thấp. Đúng như dự đoán của các chuyên gia trong ngành cao su, năm 2001 là năm mù mịt đối với thị trường cao su Trung Quốc bởi chính sách bảo hộ của nước này và bởi phản ứng chậm của ngành cao su trong nước đối với thị trường quốc tế nói chung và thị trường Việt Nam nói riêng, sự yếu kém của các công ty sản xuất trong nước đối với việc cạnh tranh với các công ty nước ngoài. Giá cao su kỳ hạn tại Trung Quốc giảm liên tục từ mức trên 8.300 NDT/tấn hồi đầu năm xuống còn 7.000 NDT/tấn vào cuối tháng 09/2001. Theo số liệu của Tổng cục Hải quan Trung quốc trong 8 tháng đầu năm 2001, xuất khẩu cao su tự nhiên nước này đạt 249 tấn, tăng 13% so với cùng kỳ năm trước, trong khi nhập khẩu tăng 11% đạt 570.087 tấn.

Năm 2001, tuy tiếp tục gặp nhiều khó khăn về sản xuất và thị trường tiêu thụ nhưng nhìn chung xuất khẩu cao su của Việt Nam vẫn tăng trưởng cao về lượng. Xuất khẩu được 308 ngàn tấn, đạt 166 triệu USD, tăng 12,8% về lượng nhưng trị giá chỉ bằng năm 2000. Năm 2001, giá cao su xuất khẩu đạt khá thấp (dao động khoảng 540 USD/tấn) khiến cho các doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu Việt Nam gặp không ít khó khăn, kết quả kinh doanh trong năm không đủ bù đắp cho những thua lỗ từ những năm trước để lại.

Hiện nay, thị trường xuất khẩu cao su của Việt Nam chưa ổn định, chủ yếu tập trung ở một số thị trường như Trung Quốc, Đài Loan, Singapore và các nước SNG, nên hoạt động xuất khẩu chịu tác động rất lớn của những chính sách quản lý nhập khẩu do các thị trường này đặt ra, đặc biệt là thị trường Trung Quốc. Lượng cao su xuất khẩu sang Trung Quốc trong mấy

năm gần đây chiếm khoảng 70% tổng lượng cao su xuất khẩu của nước ta. Vì vậy, rất khó phân tán rủi ro khi thị trường này có biến động.

Tiềm năng của cây cao su còn lớn nhưng Việt Nam vẫn chưa khai thác có hiệu quả để phục vụ xuất khẩu. Khối lượng cao su xuất khẩu của Việt Nam mới chỉ chiếm khoảng 3% lượng cao su xuất khẩu của thế giới, thấp hơn so với nhiều nước, đặc biệt là các nước trong khu vực như Thái Lan, Inđônêxia, Malaysia (lượng cao su xuất khẩu của 3 nước này chiếm khoảng 70% tổng lượng cao su xuất khẩu của cả thế giới). Năng suất hiện nay tuy đã đạt 10 tạ/ha/năm, tăng 3-4 tạ/ha/năm so với những năm trước đây nhưng vẫn thấp hơn so với một số nước trong khu vực: 2-3 tạ/ha/năm. Mặt hàng cao su xuất khẩu của Việt Nam chủ yếu là dưới dạng nguyên liệu, hàm lượng giá trị gia tăng không cao, thường chịu sự tác động mạnh mẽ về giá cả, đặc biệt rất khó nâng giá xuất khẩu.

Trong năm 2001, ta vẫn chưa có được biện pháp hữu hiệu để giải quyết vấn đề tồn đọng cao su tại cửa khẩu Móng Cái chờ xuất khẩu sang Trung Quốc. Các doanh nghiệp vẫn chưa nắm sát được nhu cầu của thị trường nhập khẩu để chủ động trong việc điều tiết lượng hàng xuất khẩu và định giá bán. Các thị trường xuất khẩu mới tuy có tăng nhưng kim ngạch không đáng kể.

Vì vậy trong nhiều năm qua các doanh nghiệp xuất khẩu sao su gặp phải rủi ro rất lớn trong việc tiêu thụ sản phẩm. Do phần lớn xuất khẩu qua biên giới đều theo hình thức kinh doanh biên mậu nên hầu như tất cả các hợp đồng xuất khẩu đều không mở L/C, không thanh toán qua ngân hàng nên doanh nghiệp Việt Nam gặp phải một số rủi ro từ khâu gom hàng đến khi thanh toán. Có thời gian phía Trung Quốc chủ trương chỉ nhập khẩu mủ cao su, trong khi đó Trung Quốc lại tăng lượng nhập khẩu cao su chế biến lên 45% và đánh thuế cao mủ cao su nên hàng loạt lượng mủ cao su của Việt Nam xuất sang Trung Quốc theo đường tiểu ngạch bị ách tắc, số còn lại nhiều doanh nghiệp Việt Nam do không xuất khẩu được đã phải đổ bỏ những lô mủ cao su lớn, do

mặt hàng này rất khó bảo quản, vừa gây ô nhiễm môi trường vừa phải chịu mất vốn hoàn toàn. Mặt khác do đồng tiền thanh toán là nhân dân tệ nên các doanh nghiệp còn gặp một rủi ro nữa là trong khâu xác định tỷ giá hối đoái.

Vì vậy, để hạn chế rủi ro khi xuất khẩu mặt hàng này, các doanh nghiệp cần phải đầu tư hơn nữa để thay thế dần loại cao su đang xuất khẩu, từng bước giảm sự phụ thuộc vào việc tiêu thụ ở thị trường Trung Quốc. Bên cạnh đó cần phải đầu tư khuyến khích hơn nữa các ngành công nghiệp sử dụng mủ cao su chế tạo trong nước, thay thế việc xuất khẩu cao su thô bằng việc xuất khẩu các sản phẩm cao su.

Các doanh nghiệp Việt Nam cần quan tâm hơn nữa đến việc xúc tiến mở rộng thị trường xuất khẩu cao su sang các thị trường tiềm năng như Hàn Quốc, Nhật Bản, EU, Liên Bang Nga và đặc biệt là Hoa Kỳ (trong điều kiện thuận lợi là Hiệp định Thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ đã có hiệu lực). Đồng thời Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ cho các doanh nghiệp trong công tác xúc tiến mở rộng thị trường xuất khẩu cao su, tránh sự phụ thuộc quá lớn vào một số thị trường xuất khẩu như những năm vừa qua. Nâng cao tính hiệp hội trong các doanh nghiệp sản xuất - xuất khẩu cao su để tránh hoạt động theo kiểu nhỏ lẻ, chụp giựt, mạnh ai nấy làm, gây thiệt hại chung cho toàn ngành.

Trên đây là ba mặt hàng tiêu biểu hàm chứa nhiều rủi ro nhất khi xuất khẩu của hàng nông sản Việt Nam. Đây là ba mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu cao, có quan hệ với một vùng nông thôn rộng lớn. Vì vậy, giải quyết những rủi ro trong xuất khẩu những mặt hàng này có thể làm cầu nối cho việc giải quyết những rủi ro trong việc xuất khẩu các mặt hàng nông sản khác có vai trò quan trọng không kém như hạt tiêu, hạt điều, quế, rau quả, dừa, mía, đường ... và có thể là rất nhiều mặt hàng tiềm năng khác trong tương lai.

Đây là ngành hàng có tốc độ tăng trưởng ý nghĩa nhất trong những năm vừa qua, đây là ngành hàng đã thâm nhập được vào hầu hết các thị trường khó tính như EU, Nhật Bản, Mỹ ...

Một phần của tài liệu Rủi ro và hạn chế rủi ro trong hoạt động xuất khẩu của Việt Nam (Trang 38 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(107 trang)
w