BẢNG 7: TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU THUỶ SẢN GIAI ĐOẠN 1997-

Một phần của tài liệu Rủi ro và hạn chế rủi ro trong hoạt động xuất khẩu của Việt Nam (Trang 42 - 47)

Đơn vị: 1000 USD

STT Năm Trị giá Tốc độ tăng (%)

1 1997 650.860 17,65

2 1998 780.771 19,95

3 1999 817.989 4,76

4 2000 951.066 16,26

5 2001 1.478.609 55,46

(Nguồn: Cục công nghệ thông tin và Hải quan - Tổng cục Hải quan)

Từ năm 2000 đến nay, kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam luôn vượt con số 1tỷ USD, tăng bình quân 20%, chiếm 12% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Xuất khẩu thuỷ sản năm 2001 tiếp tục đạt những kết quả đáng khích lệ, kim ngạch đạt trên 1,8 tỷ USD, vượt 2,9% kế hoặch và tăng 21,8% so với năm 2000.

Đạt được kết quả trên là do sự đóng góp đáng kể của các chương trình nuôi trồng và đánh bắt hải sản xa bờ, đảm bảo đủ số lượng và chất lượng nguồn hàng phục vụ cho chế biến xuất khẩu.

Nuôi trồng thuỷ sản phát triển mạnh từ miền núi, trung du, đồng bằng đến vùng biển, hình thức phong phú với nhiều loài thuỷ sản có giá trị cao. Nghị quyết của Chính Phủ ngày 15/06/2001 về việc chuyển một phần diện tích đất trồng lúa năng suất thấp, không ổn định sang trồng cây và nuôi thuỷ sản, đã tạo ra bước chuyển mới ở các vùng nông thôn ven biển. Diện tích nuôi trồng thuỷ sản tăng gấp hai lần so với kế hoặch năm 2001, trong đó có gần 500 ha nuôi tôm. Trước sự phát triển gần như đột biến về nuôi tôm, nhiều địa

phương đã kịp thời tháo gỡ những vưỡng mắc, tính toán lại các nhu cầu sản xuất, điều chỉnh lại qui mô phát triển thuỷ sản của từng vùng, quy hoặch thuỷ sản gắn với các công trình thủy lợi và đê biển chung ở từng khu vực, nhằm sử dụng tốt và hợp lý hơn tiềm năng, lợi thế các vùng nước tạo ra các vùng nguyên liệu ổn định, chất lượng cao cho chế biến và xuất khẩu thuỷ sản.

Bước tiến quan trọng trong năm 2001 là chế biến và xuất khẩu thuỷ sản. Trong hơn 200 nhà máy chế biến đông lạnh ở các tỉnh ven biển, gần một nửa được cải tạo, nâng cấp, đổi mới công nghệ, áp dụng các chương trình, hệ thống kiểm tra, quản lý chất lượng và an toàn vệ sinh thực phẩm tiên tiến, đủ năng lực đáp ứng các yêu cầu cao về chất lượng của những thị trường lớn như Nhật Bản, EU, Bắc Mỹ. Trình độ chế biến của nhiều đơn vị được đánh giá đạt mức tiên tiến của khu vực và thế giới góp phần tăng giá trị hàng thuỷ sản Việt Nam lên nhiều lần. Uỷ ban liên minh châu Âu đã công nhận Việt Nam vào danh sách các nước xuất khẩu thuỷ sản và nhuyễn thể hai mảnh vỏ vào thị trường EU.

Trong xuất khẩu đã hình thành được các nhóm hàng chủ lực, có khối lượng lớn, chất lượng cao đó là tôm sú, tôm hùm, cá, ba sa, cá ngừ, mực, bạch tuộc, nhuyễn thể. Uy tín và vị thế hàng thuỷ sản Việt Nam tăng lên ở thị trường nhiều nước, trong đó có thị trường Hoa Kỳ. Tuy phải qua kiểm tra chặt chẽ của cơ quan quản lý dược phẩm và thực phẩm Hoa Kỳ (FDA) theo các tiêu chuẩn khắt khe (HACCP), xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam vào Hoa Kỳ vẫn tăng mạnh. Nếu năm 1994 xuất khẩu vào thị trường Hoa Kỳ mới đạt 6 triệu USD thì năm 2001 đã đạt gần 500 triệu USD (chiếm 28% thị phần xuất khẩu của Việt Nam).

Những tháng đầu năm 2001, nhịp độ xuất khẩu thuỷ sản tăng khá mạnh, mức trung bình là 160-175 triệu USD/tháng. Tuy nhiên do ảnh hưởng của những sự kiện và biến động lớn trong những tháng cuối năm trên thế giới, nhịp độ xuất khẩu thuỷ sản đã chậm lại, tháng 11 namư 2001 chỉ còn 150

triệu USD, tháng 12 ở mức thấp hơn (khoảng 130-135 triệu USD). Hiệp định Thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ có hiệu lực tạo ra sự cạnh tranh gay gắt hơn mặt hàng thuỷ sản Việt Nam trên thị trường Hoa Kỳ khiến cho nhiều doanh nghiệp nhập khẩu nước này đặt ra những yêu cầu khắt khe hơn với hàng thuỷ sản của Việt Nam.

Vào năm 2001, Hiệp hội các chủ trại cá nheo Hoa Kỳ – CFA đã đâm đơn kiện các doanh nghiệp Việt Nam bán phá giá cá Ba sa và cá Tra vào thị trường Mỹ (hai loại cá này được mang tên trong danh mục cá lưu thông thông thương trên thị trường Mỹ) đã cản trở đáng kể tới xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam sang Mỹ những tháng cuối năm. Theo Hiệp hội chế biến và Xuất khẩu thuỷ sản (VASEP), giá cá Ba sa hiện đang ở mức thấp nhất trong vòng 3 năm qua. Cá Ba sa ở An Giang hiện ở mức 11.000 đồng/kg, giảm khoảng 7.000 đồng/kg so với cùng kỳ năm ngoái và giảm khoảng 4.000 đồng/kg so với đầu vụ. Với giá này người nuôi cá lỗ từ 2.000 – 5.000 đồng/kg. Riêng cá Tra chỉ còn 7.000 – 7.500 đồng/kg, giảm trung bình 3.000 đồng/kg so với đầu vụ và sẽ còn giảm nữa.

Bộ trưởng Thương mại Vũ Khoan đã gửi thư khẩn tới các Ông Donald L.Evans, Bộ trưởng Thương mại Mỹ và Ông R.Zoelick, đại diện thương mại Phủ Tổng thống Hoa Kỳ, trong thư, Bộ trưởng khẳng định rằng các doanh nghiệp Việt Nam luôn luôn tôn trọng các quy tắc thương mại quốc tế, kinh doanh sòng phẳng theo cơ chế thị trường. Việc vu cáo các doanh nghiệp Việt Nam bán phá giá chỉ là mưu toan cạnh tranh không lành mạnh, phá hoại mối quan hệ kinh tế – thương mại giữa hai nước Mỹ và Việt Nam đang trên đà phát triển sau khi Hiệp định thương mại song phương giữa hai nước được phê chuẩn. Bộ trưởng yêu cầu các ông Evans và Zoelick trên cương vị của mình và xuất phát từ lợi ích phát triển hợp tác kinh tế – thương mại giữa hai nước, làm mọi việc có thể để ngăn chặn những mưu toan lợi dụng chiêu bài chống bán phá giá để cản phá mối quan hệ Việt – Mỹ (Theo TTXVN – 03/07/2002).

“Cho tiếp tục vụ kiện bán phá giá cá Ba sa là sai lầm” - Đây là khẳng định của Tiến sĩ Ramesh Khadka, Giám đốc Tổ chức quốc tế ActionAid (Tổ chức phi chính phủ, hoạt động trong lĩnh vực hỗ trợ phát triển và xoá đói giảm nghèo), sau khi trực tiếp đi thực địa ở một số tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long, Ông cho rằng dựa trên những tiêu chí chính như: giá nhân công lao động, giá nguyên liệu để làm bè, cá giống, thức ăn, kỹ thuật thú y và các chăm sóc khác, tính cả chi phí vận chuyển ... cá Ba Sa Việt Nam có giá dao động khoảng 10.000 – 11.000 đồng/kg. Con số này chứng minh được rằng, giá cá ở Việt Nam có tính cạnh tranh hơn cá ở các nước khác. Với mức giá hiện tại, người nuôi, người chế biến và người kinh doanh đều có lãi. Vì vậy, không có bằng chứng nào, không có tính toán nào để chỉ ra rằng sản phẩm này có sự khuất tất nhằm mục đích phá giá ở các thị trường khác. Tuy nhiên không thể đoán trước được khả năng thắng kiện ...

Theo ông Nguyễn Hữu Dũng, Tổng thư ký Hiệp Hội Thuỷ sản Việt Nam, Bangladesh là nước thích hợp nhất để sử dụng làm nước thay thế bởi họ có mức thu nhập quốc dân tính theo đầu người gần với Việt Nam nhất (380 USD/người). Cả Bangladesh và Việt Nam đều là những nước nằm ở châu thổ của nhiều hệ thống sông lớn, là điều kiện tốt để nuôi cá nước ngọt. Ông khẳng định: “Nếu Bộ Thương mại Mỹ (DOC) sử dụng chính xác và công bằng các thông tin mà VASEP thu thập được thì thấy rõ thành viên của VASEP không hề bán phá giá Cá Ba sa và cá Tra đông lạnh sang Mỹ”. Luật sư của Công ty Luật White& Case (Công ty Luật có rất nhiều kinh nghiệm và uy tín trong lĩnh vực này mà các thành viên VASEP đã thuê trong vụ kiện) cũng cho biết, DOC đã đưa ra 5 nước để Việt Nam tham khảo bao gồm Bangladesh, Ấn Độ, Guinea, Kenya và Paskistan. Ban đầu, VASEP dự định chọn Ấn Độ, nhưng sau chuyến đi thực tế tại Bangladesh, Hiệp hội thấy nước này có nhiều yếu tố tương đồng với Việt Nam hơn Ấn Độ. Thứ nhất, Bangladesh có giống cá pangasius rất giống cá Ba sa và điều kiện nuôi trồng tương tự như ở Việt

Nam. Do đó giá thành và chi phí sản xuất, xuất khẩu của ngành cá Bangladesh sát với thực tế của Việt Nam hơn.

Theo lịch trình, DOC sẽ đưa ra mức thuế chống bán phá giá. Điều này hoàn toàn đi ngược lại tinh thần của Hiệp định Thương mại Việt – Mỹ và không phù hợp với tuyên bố của Tổng thống G.W.Bush tại Hội nghị cấp cao APEC-10 vừa qua là hướng tới một hàng rào thuế quan ở mức 0-5% vào năm 2015. Tuy nhiên, trong trường hợp DOC thiếu khách quan VASEP sẽ tiếp tục theo đuổi vụ kiện đến giai đoạn cuối cùng là điều trần tại Ủy ban Thương mại Mỹ....

Ngoài ra, cơ cấu thị trường xuất khẩu thuỷ sản đã có sự thay đổi lớn trong năm 2001. Thị trường Nhật Bản tuy vẫn tăng về giá trị nhưng tỷ trọng đã giảm dần từ 42,3% năm 1998 xuống còn 26,14% năm 2001 và từ tháng 8 năm 2001 đã xuống vị trí thứ hai (sau thị trường Hoa Kỳ). Thị trường Hoa kỳ đứng đầu với thị phần tăng nhanh từ 11,6% năm 1998 lên 27,8% năm 2001.

Cùng với những thay đổi về cơ cấu thị trường, cơ cấu hàng thuỷ sản xuất khẩu năm 2001 đã dịch chuyển đáng kể so với các năm trước. Song song với việc tiếp tục phát triển các mặt hàng chủ lực thì nhiều mặt hàng mới đã xuất hiện để đáp ứng yêu cầu từ bình dân đến cao cấp. Các mặt hàng về tôm vẫn tăng về sản lượng và giữ vị trí chủ lực, nhưng tỷ trọng đã giảm: nếu năm 1998 chiếm 51,2% thì năm 2001 chỉ còn 44% giá trị xuất khẩu. Trong khi đó, giá trị các sản phẩm các tăng nhanh qua các năm từ 14% năm 1998 lên 18% năm 2001, các mặt hàng khô cũng tăng từ 8,3% năm 1998 lên khoảng 13,45% trong năm 2001. Cơ cấu các mặt hàng cua, ghẹ, nhuyễn thể, thuỷ sản phối chế cũng có xu hướng gia tăng.

Đây là ngành hàng Việt Nam có lợi thế trong cạnh tranh và về lâu dài, chúng ta có điều kiện tăng diện tích nuôi trồng thuỷ sản do đặc điểm địa lý nước ta là một nước có bờ biển dài, dân hầu hết các tỉnh đều nằm trải dọc theo bờ biển nên có tiềm năng lớn. Ngoài ra sắp tới có chủ trương chuyển một số

lớn đất đai ngập mặn có năng suất canh tác thấp sang nuôi trồng thuỷ sản, do đó có nhiều điều kiện tăng nhanh kim ngạch xuất khẩu. Nhưng ngành này phụ thuộc rất lớn vào thời tiết và nếu chúng ta không có một chính sách nuôi trồng thuỷ sản một cách hợp lý ngay từ bây giờ thì trong vài năm tới, rất có thể chúng ta sẽ phải đối mặt với tình trạng khủng hoảng thừa trên thị trường thế giới như nhóm hàng nông sản đang gặp phải.

Hơn nữa, các nước trong khu vực cũng chú trọng đến việc đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản nên ngành hàng này luôn đứng trước nguy cơ khủng hoảng thừa. Đây cũng là nhóm hàng đòi hỏi phải có một qui trình kiểm tra chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm cao, công nghệ chế biến cần phải đảm bảo chất lượng nên đây là thách thức rất lớn vì đa số các doanh nghiệp Việt Nam đều thiếu vốn và thiếu kỹ thuật tiên tiến, khâu bảo quản vận chuyển còn sơ sài. Đặc biệt việc kiểm tra chất lượng sản phẩm đầu vào do còn thiếu phương tiện hay buông lỏng nên vẫn còn lẫn nhiều tạp chất và có khi sử dụng cả hoá chất độc hại trong khâu bải quản. Vì vậy, đây là ngành hàng có nguy cơ rủi ro cao về chất lượng và an toàn thực phẩm.

2.1.1.5. Nhóm hàng Thủ công mỹ nghệ:

Một phần của tài liệu Rủi ro và hạn chế rủi ro trong hoạt động xuất khẩu của Việt Nam (Trang 42 - 47)