• Tình trạng rủi ro do chính sách ngoại thương và cơ chế xuất nhập khẩu không ổn định.
Trong thời gian qua các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu gặp khó khăn và rủi ro nhiều nhất, mất nhiều công sức và gây nhiều tranh cãi nhất là chính sách thuế. Việc duy trì một biểu thuế với quá nhiều mức, công tác giám định hàng hoá chưa được thống nhất. Việc có quá nhiều kết quả giám định khác nhau với cùng một lô hàng xuất khẩu đã gây nhiều khó khăn với những người xuất nhập khẩu cũng như người kiểm tra giám sát. Việc đấu thầu hạn ngạch còn nhiều bất cập, duy trì quá nhiều bất cập, nhiều giấy phép xuất nhập khẩu. Việc chỉ định các đầu mối xuất khẩu các mặt hàng xuất khẩu chủ lực đã hạn chế đáng kể khả năng sáng tạo trong kinh doanh của doanh nghiệp. Việc văn bản không thống nhất giữa các bộ ngành gây chồng chéo, kém hiệu quả quản lý. Trong năm 1999 khi các nước khu vực có nhu cầu nhập khẩu gạo thì do không nắm sát nhu cầu tiêu thụ thực tế
nên đã có lệnh ngừng xuất khẩu gạo một thời gian, dẫn đến các doanh nghiệp đã ký hợp đồng xuất khẩu không thể thực hiện được. Hay như vấn đề mua dự trữ một triệu tấn gạo và 150.000 tấn cà phê đã có quyết định của Thủ tướng chính phủ nhưng các văn bản hướng dẫn vẫn chưa theo kịp. Vì vậy việc bãi bỏ cơ chế xin cho là cần thiết và cần phải mở rộng hơn nữa với mọi thành phần có khả năng tham gia vào thị trường xuất khẩu.
• Rủi ro trong quá trình vận chuyển và giao nhận.
Rủi ro trong quá trình vận chuyển: trong vận tải đường biển có rất nhiều
rủi ro khác nhau làm thiệt hại đến hàng hoá và phương tiện vận chuyển. Trong thời gian vừa qua, tỷ trọng hàng hoá xuất khẩu bằng đường biển của Việt Nam khá cao, ước tính trên 90% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam. Do đó nhóm yếu tố rủi ro do xuất khẩu bằng đường biển chiếm tỷ trọng tương đối cao. Nhưng có một thực tế là đa số hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam thời gian qua đều xuất theo phương thức giao nhận FOB tại cảng của Việt Nam nên những rủi ro do yếu tố này gây ra Việt Nam chưa phải gánh chịu nên tỷ lệ rủi ro vẫn còn thấp. Trong tương lai gần khi Việt Nam muốn mở rộng thị phần ra quốc tế hơn nữa thì phương thức giao nhận trên sẽ ngày càng hạn chế khả năng mở rộng thị trường xuất khẩu. Do đó ngay từ bây giờ đã phải tính đến yếu tố rủi ro trong giai đoạn vận chuyển bằng đường biển để đề ra những biện pháp phòng ngừa các rủi ro này trong tương lai, giảm đến mức thấp nhất những rủi ro do xuất khẩu đường biển mang lại. Đơn cử tại biên bản số 122/QĐ - XP-HC9 xử phạt hành chính AZIMUT/VITHANH tại Singapore đã bốc dỡ hàng hoá sai cảng đăng ký, đây là một rủi ro thường gặp trong vận chuyển bằng đường biển.
Rủi ro trong quá trình giao nhận: Rủi ro chủ yếu là các doanh nghiệp
Thường không bố trí đầy đủ các phương tiện khi giao nhận, sắp xếp hàng hoá vào Container.
• Tình trạng rủi ro do thiên tai:
Trong thời gian vừa qua thiên tai đã làm ảnh hưởng khá lớn đến kết quả xuất khẩu của Việt Nam và gây nhiều rủi ro cho doanh nghiệp. Cơn bão số 5 vừa qua đã tàn phá ngư trường xuất khẩu thuỷ sản chính của Việt Nam làm cho doanh nghiệp kinh doanh thuỷ sản điêu đứng. Hay như niên vụ cà phê năm 1999 do hạn hán nên nhiều gốc tiêu, cà phê, đều đã bị chết. Giá đầu tư vào như tưới tiêu, công sức chăm bón … bỏ ra nhiều đẩy giá bán lên cao, gây khó khăn cho doanh nghiệp kinh doanh mặt hàng này. Việc thiên tai bão lụt làm cho nhiều doanh nghiệp bị mất nhiều lô hàng do khi tập kết ra các cảng xuất đã bị bão làm giảm chất lượng hay bão lụt làm mất trắng. Vì vậy thiên tai cũng là một trong những nguyên nhân rủi ro cho xuất khẩu và doanh nghiệp phải nắm bắt kịp thời thông tin thời tiết để có kế hoặch phòng chống.
• Tình trạng rủi ro tỷ giá hối đoái thay đổi và lạm phát ở các nước trong khu vực.
Trong giai đoạn 1997-2001 tỷ giá hối đoái ít thay đổi mặc dù biên độ giao động lớn (từ 11000 VNĐ/1USD lên 15020 VNĐ/1USD). Trong thời gian này nếu doanh nghiệp nào ký những hợp đồng thanh toán dài thì sẽ gặp rủi ro trong khâu thanh toán. Việc các nước trong khu vực gặp khủng hoảng kinh tế làm cho đồng tiền bị lạm phát, hàng xuất khẩu của Việt Nam vào các thị trường này trở nên tăng vọt, khó tiêu thụ. Mặt khác do đồng tiền các nước này bị mất giá làm cho hàng hoá của các nước trở nên cạnh tranh hơn và làm cho các doanh nghiệp kinh doanh hàng xuất khẩu của Việt Nam khó tiêu thụ hơn do bị cạnh tranh. Hàng sản xuất ra khó tiêu thụ, nợ ngân hàng kéo dài làm cho doanh nghiệp có nguy cơ cao bị thua lỗ.