6. Cấu trúc của đề tài
3.2.2.1. Kết cấu dạng thể kịch
Truyện ngụ ngôn nêu ra một tình huống, một hoàn cảnh, diễn ra một hành động của một hoặc một vài nhân vật nhằm minh họa cho một điều răn dạy nào đó. Ở truyện ngụ ngôn xung đột chỉ diễn ra trong một hành động, chủ yếu qua tranh biện, nếu truyện chỉ có một nhân vật thì hành vi, ứng xử của nó cũng được biện minh qua về lí lẽ hoặc bao hàm một lí lẽ. Ta thấy xung đột trong truyện chủ yếu là xung đột lí lẽ. Do đó phần lớn truyện ngụ ngôn được cấu tạo như một màn kịch. Đây là kiểu kết cấu tiêu biểu của truyện ngụ ngôn. Vì truyện ngụ ngôn chỉ cần đạt mục đích răn dạy nào đó nên kết cấu đơn giản, nhẹ nhàng.
Ví dụ truyện “Con Quạ thông minh” (Tiếng Việt 1, tập 2) có kết cấu đơn giản nhằm mục đích minh họa cho câu châm ngôn “Cái khó ló cái khôn”. Tuy nhiên như đã trình bày ở trên, truyện ngụ ngôn phần lớn được kết cấu theo thể kịch bao gồm: tình huống, hoàn cảnh được chỉ dẫn cụ thể, nhân vật được miêu tả sắc nét, có đối thoại hoặc độc thoại, hành động diễn ra mau lẹ, ngắn gọn, súc tích nhưng cũng rất sinh động, lí thú. Do vậy, truyện ngụ ngôn có thể chuyển ngôn từ từ dạng kể sang dạng kịch. Chẳng hạn truyện “Con cáo và chùm nho” (Tiếng Việt 4, tập 2).
Dạng truyện kể:
“Một con Cáo nhìn thấy những chùm nho chín mọng liền tìm cách hái chúng, nhưng loay hoay mãi Cáo ta vẫn không với tới chùm nho. Để dẹp nỗi bực mình của mình, Cáo liền nói:
- Nho còn xanh lắm” [14;tr.151]. Dạng kịch bản:
+ Các vai: Cáo
+ Chỉ dẫn về tình huống: Cáo nhìn thấy những chùm nho chín mọng liền tìm cách hái chúng.
+ Diễn biến của hành động: Cáo loay hoay không với tới được. Sau đó, Cáo bực mình nói: Nho còn xanh lắm.
Truyện “Lừa và Ngựa” Dạng truyện kể:
“Người nọ có một Lừa và một con Ngựa… Tôi đã không muốn giúp Lừa dù chỉ chút ít nên bây giờ phải mang nặng gấp đôi” [13;tr.57].
Dạng kịch bản: + Các vai: Lừa Ngựa Người chủ
+ Chỉ dẫn về hoàn cảnh: Người chủ có một Lừa và một con Ngựa. Một hôm có việc đi xa, ông ta cưỡi Ngựa, còn bao nhiêu đồ đạc thì chất lên lưng Lừa.
+ Diễn biến của hành động:
Lừa (mang nặng mệt quá nên khẩn khoản xin): Chị Ngựa ơi! Chúng ta là bạn đường, chị mang đỡ tôi với, dù chỉ chút ít thôi cũng được, tôi kiệt sức rồi.
Lừa: (Kiệt sức ngã gục xuống và chết bên vệ đường) Người chủ: (Chất cả đồ đạc từ lưng Lừa sang lưng Ngựa)
Ngựa (rên lên): Ôi, tôi mới dại dột làm sao! Tôi đã không muốn giúp Lừa dù chỉ chút ít nên bây giờ phải mang nặng gấp đôi.
Câu chuyện tiếp theo “Cuộc dạo chơi của Sên con” (Truyện đọc 2). Dạng truyện kể:
“Mùa xuân. Sên mẹ bảo con:
- Con hãy dạo chơi một vòng đến chỗ bụi cây đen thẫm kia…
- Thế thì tốt hơn hết là con nên ở nhà. Chẳng ai lại đi chơi vào lúc mùa đông sắp đến. Hãy đợi tới mùa xuân xem sao…” [23;tr.60].
Dạng kịch bản: + Các vai: Sên mẹ Sên con
+ Chỉ dẫn về hoàn cảnh: Mùa xuân đến Sên mẹ muốn Sên con đi dạo chơi và thử nếm mầm non mùa xuân. Nhưng Sên con chỉ thấy quả dâu. Rồi Sên mẹ bảo Sên con tiếp tục đi lại và nếm những chiếc lá mùa hè… Cứ như thế bốn mùa xuân – hạ - thu – đông trôi qua mà Sên con chẳng làm được việc gì mà Sên mẹ giao.
+ Diễn biến của hành động:
Sên mẹ: Con hãy dạo chơi một vòng đến bụi cây đen thẫm kia. Ở đấy có cây điểm hoa tuyết. Con hãy thử nếm mầm non mùa xuân và bảo cho mẹ biết mùi vị thế nào.
Sên con (lên đường và bò rất lâu): Mẹ ơi, bụi cây kia không phải màu đen đâu mà là màu xanh mẹ ạ. Ở đấy không có cây điểm hoa tuyết mà chỉ có quả dâu thôi.
Sên mẹ (reo lên vui vẻ): Ồ, thế là mùa hè rồi đấy! Con hãy đi vòng quanh cái bụi xanh xanh kia, nơi có quả dâu ấy. Hãy thử nếm những chiếc lá mùa hè.
Sên con (ra đi, bò rất lâu): Cái bụi ấy không phải màu xanh mà là màu vàng mẹ ạ. Ở đấy không có quả dâu mà là có nấm.
Sên mẹ: Sang thu rồi đấy, con hãy đi vòng đến đó và nếm những chiếc lá mùa thu.
Sên con: Bụi cây ấy không phải màu vàng mẹ ạ mà là màu trắng, có vết chân thỏ.
Sên mẹ (thở dài): Thế thì tốt hơn là con nên ở nhà. Chẳng ai lại đi chơi vào mùa đông, hãy đợi tới mùa xuân xem sao.
Với dạng kết cấu này, các em học sinh Tiểu học dễ độc thoại theo vai, thể hiện đúng giọng đọc của từng nhân vật. Điều này hấp dẫn các em đến với truyện ngụ ngôn.