Kết cấu “tiệm tiến”

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Đặc trưng một số thể loại truyện dân gian trong chương trình tiểu học (Trang 58)

6. Cấu trúc của đề tài

3.1.2.1. Kết cấu “tiệm tiến”

Là loại kết cấu trong đó truyện dân gian kích thích tiếng cười của ta nhiều lần, làm cho tiếng cười nâng lên dần từng mức và đã kết thúc khi nó đạt tới tuyệt đỉnh. Trong kết cấu này yếu tố bất ngờ đóng vai trò quan trọng trong việc làm cho tiếng cười tăng lên. Trong chương trình Tiểu học thì tác phẩm sử dụng kết cấu này cũng không có nhiều, chẳng hạn truyện “Ba điều ước” (Truyện đọc 4).

“Có hai v chng nhà n, mt hôm ri rãi ngi bàn vi nhau… Ước gì miếng di chó bay khi mũi nhà tôi. Tc thì miếng di chó biến mt. Thếđi tông c ba điu ước” [25;tr.47].

Trong truyện này tác giả làm cho ta ba lần bất ngờ và ba lần tạo cho ta tiếng cười. Khi ông bụt cho hai vợ chồng ba điều ước thì người vợ sử dụng điều ước đầu tiên là Ước gì bây gi được miếng di chó mà ăn thì thích biết my”. Nghe điều ước của người vợ, người chồng thấy rất tức giận còn chúng ta thì thấy bất ngờ vì điều ước quá đơn giản của người vợ, sau đó thì cảm thấy thật buồn cười. Cứ tưởng rằng với điều ước thứ hai người chồng sẽ cẩn thận hơn, thế nhưng vì tức vợ, anh ta bực quá nên anh ta ước Ước cho miếng di

chó này dính ngay vào mũi cô cho cô biết thân”, tức thì miếng dồi chó dính

ngay vào mũi chị vợ, anh chồng khiến chúng ta bất ngờ nhưng cũng cho ta một trận cười. Thế là hai vợ chồng mất toi hai điều ước. Điều ước cuối cùng người chồng đành ngậm ngùi ước Ước gì miếng di chó bay khi mũi nhà tôi”. Điều ước cuối cùng này khiến chúng ta cười, cười trách hai vợ chồng đã không suy nghĩ cẩn thận, bàn bạc thống nhất nên đã làm phí hoài cả ba điều ước. Có lẽ tiếng cười dâng trào vì sự ngớ ngẩn của hai vợ chồng.

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Đặc trưng một số thể loại truyện dân gian trong chương trình tiểu học (Trang 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)