Nhân vật là anh hùng lịch sử

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Đặc trưng một số thể loại truyện dân gian trong chương trình tiểu học (Trang 28 - 30)

6. Cấu trúc của đề tài

2.2.1.1.Nhân vật là anh hùng lịch sử

Lịch sử nước ta là lịch sử trải dài nhiều nghìn năm chống giặc ngoại xâm. Cuộc đấu tranh bảo vệ đất nước, bảo vệ quyền sống, bảo vệ nền văn hóa dân tộc là một nội dung rất phong phú của lịch sử ta. Các nhân vật lịch sử khi trở thành các nhân vật trong văn học dân gian, đã được tô điểm hư cấu lên rất nhiều. Nhờ đó mà những câu chuyện lịch sử trở nên li kì, hấp dẫn với các em nhỏ hơn và nhất là dễ đi vào lòng các em hơn.

Nhân vật anh hùng tiêu biểu và nổi bật là Gióng, ta bắt gặp Gióng trong truyện “Tre ngà” (Tiếng Việt 1, tập 1). Truyện kể rằng, vào đời Hùng Vương thứ sáu, ở làng Gióng, có hai vợ chồng ông lão, tuy làm ăn chăm chỉ, lại có tiếng là phúc đức nhưng mãi không có con. Một hôm, bà vợ ra đồng ướm chân vào một vết chân lạ, về nhà bà thụ thai sinh ra một cậu con trai khôi ngô tuấn tú. Nhưng tới ba năm sau, cậu bé vẫn chẳng biết nói, biết cười, cứ đặt đâu nằm đấy. Bấy giờ, giặc Ân tràn vào bờ cõi nước ta. Thế giặc mạnh lắm! Vua Hùng bèn sai người đi khắp nước rao cầu hiền tài giết giặc. Nghe tiếng rao, cậu bé bỗng cất tiếng nói xin được đi đánh giặc. Từ đấy cậu bé lớn nhanh như thổi. Tráng sĩ Gióng mặc áo giáp sắt, cưỡi ngựa sắt rồi cầm roi sắt xông

ra diệt giặc. Giặc tan, Gióng một mình một ngựa lên đỉnh núi Sóc rồi bay thẳng về trời. Thánh Gióng là nhân vật đậm màu sắc huyền thoại, Gióng mang trong mình sức mạnh phi thường của thần linh và được sự trợ giúp của vật thần là “Ngựa sắt”. Gióng không chỉ là người anh hùng của một địa phương. Gióng tập trung cả ý chí, tinh thần đoàn kết và sức mạnh của liên minh bộ lạc. Đó là đại diện xuất sắc của cả cộng đồng, trong đó có sự dồn tụ của sức người từ bà mẹ nghèo đã sinh ra và nuôi dưỡng Gióng, dân làng kìn kìn gánh cà, gánh gạo, nấu cơm cho Gióng ăn, dệt vải cho Gióng mặc…, những người cùng Gióng ra trận. Tất cả tạo thành một cuộc ra trận rầm rộ, điệp trùng, một cuộc biểu dương lực lượng và ý chí của dân tộc non trẻ chống ngoại xâm.

Bên cạnh nhân vật được thần thánh hóa, nhân vật anh hùng lịch sử trong truyền thuyết còn là những con người có thật trong lịch sử như Bà Trưng, Bà Triệu, Lê Lợi, Trần Quốc Toản, Yết Kiêu…

Nói đến truyền thống anh hùng dân tộc ta, những trang sử anh hùng đầu tiên của lịch sử thành văn đã do phụ nữ viết lên. Cuộc khởi nghĩa của hai Bà Trưng trong truyện “Hai Bà Trưng” (Tiếng Việt 3, tập 2).

“Thu xưa, nước ta b gic ngoi xâm đô h… Hai Bà Trưng tr thành hai v anh hùng chng ngoi xâm đầu tiên trong lch s nước nhà” [17;tr.5].

Truyện kể rằng, thuở xưa, dân ta bị giặc ngoại xâm đàn áp đủ điều. Bấy giờ, ở huyện Mê Linh có hai người con gái tài giỏi, Trưng Trắc và Trưng Nhị. Chồng bà Trưng Trắc là Thi Sách cũng cùng chí hướng với vợ. Tô Định biết vậy nên dùng mưu giết Thi Sách chồng bà. Bà Trưng Trắc thù Tô Định giết chồng, bèn cùng em là Trưng Nhị dấy binh. Kết quả là thành trì của giặc lần lượt sụp đổ. Tô Định ôm đầu chạy về nước. Cuộc khởi nghĩa của hai Bà Trưng đã mở đầu truyền thống đấu tranh giải phóng dân tộc hàng mấy nghìn năm của dân tộc ta. Cuộc chiến đấu được sự ủng hộ đông đảo của nhân dân. Ta thấy các nhân vật lịch sử gần với nhân dân, gần với cuộc đời thường. Công trạng của họ là một phần của nhân dân, được nhân dân bảo vệ, chở che.

Một nhân vật anh hùng đáng khâm phục không kém là Trần Quốc Toản trong truyện “Trần Quốc Toản kịch chiến với Ô Mã Nhi” (Truyện đọc 4).

Ba nay, tiết tri đã sang h nhưng trước khi ra trn, Quc Ton vn mc lót bên trong tm áo đại hng đã rách mà mu thân chàng đã vá tiếp vào

đây my miếng vi màu chàm… Gic chy, xéo lên nhau chết nhiu “vô k

[25;tr.132].

Truyện ca ngợi khí phách và lòng quả cảm rất đáng khâm phục của Trần Quốc Toản trong cuộc đấu trí, đấu sức với tên tướng giặc dày dặn kinh nghiệm Ô Mã Nhị.

Trong âm hưởng ngợi ca chung các anh hùng dân tộc, truyền thuyết lịch sử dường như dành sự thiên vị cho các anh hùng từ tầng lớp bình dân, tuy họ không nổi trội như các tướng lĩnh nhưng họ cũng góp một phần sức mạnh của mình vào chiến thắng của dân tộc. Điển hình như nhân vật Yết Kiêu trong truyện “Ông Yết Kiêu” (Truyện đọc 2).

“Ngày xa ngày xưa, có mt người tên là Yết Kiêu làm ngh đánh cá… Sau khi ông mt, mi người nhơn lp đền th ca bin Vn Ninh, nơi ông

đánh gic và nhiu ca bin khác” [23;tr.101].

Câu chuyện kể về một người dân làm nghề đánh cá, có tên là Yết Kiêu, ông là người có sức khỏe hơn người, không ai địch nổi. Hồi ấy, giặc ngoại xâm mang một trăm thuyền lớn theo đường biển vào cướp nước ta. Nhà vua rao tin tìm người tài, ông Yết Kiêu xin đi đánh giặc, ông chỉ cần một cái khoan, một cái đục và một cái búa. Ông lặn xuống đáy biển, khoan đục đáy thuyền làm thuyền giặc chìm lần lượt, khiến chúng hoảng sợ và quay về nước. Những truyền thuyết về nhân vật bình dân đã chứng minh một chân lí, nhân dân chính là người làm nên lịch sử, nhân vật chính của các sự kiện lịch sử chính là nhân dân.

Hệ thống truyền thuyết với các nhân vật lịch sử đã chứng minh một điều hết sức thiêng liêng, đó là truyền thống yêu nước lâu đời và bền vững của nhân dân ta. Truyền thống đó đã tạo nên sức mạnh giúp ta chiến thắng mọi kẻ thù dân tộc dù lớn mạnh tới nhường nào.

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Đặc trưng một số thể loại truyện dân gian trong chương trình tiểu học (Trang 28 - 30)