6. Cấu trúc của đề tài
2.1.1.2. Nhân vật anh hùng chinh phục tự nhiên, lao động và sáng tạo văn hóa
tạo văn hóa
Ngoài nhân vật chính là các vị thần trong truyện thần thoại thì các em nhỏ còn biết thêm một nhân vật tiêu biểu không kém trong truyện thần thoại, đó là nhân vật anh hùng chinh phục tự nhiên, lao động và sáng tạo văn hóa.
Đọc truyện các em được khám phá thế giới tự nhiên, thế giới con người với nhiều điều lí thú. Đầu tiên phải kể đến hai nhân vật Lạc Long Quân và Âu Cơ trong truyện “Con Rồng, cháu Tiên” (Tiếng Việt 1, tập 2), Lạc Long Quân và Âu Cơ không phải chỉ có chức năng sinh sản nòi giống, họ cũng chính là những anh hùng văn hóa đầu tiên, cuộc hôn nhân của họ được xem là sự kết hợp giữa Thần Nước (Lạc Long Quân), Thần Đất (Âu Cơ) nhằm đem lại mưa thuận gió hòa. Sự hài hòa đất nước làm mọi vật sinh sôi nảy nở, con người ấm no hạnh phúc. Bên cạnh truyện “Con Rồng, cháu Tiên” thì truyện “Chuyện quả bầu” cũng giải thích nguồn gốc các dân tộc ở nước ta.
“Ngày xửa ngày xưa có hai vợ chồng đi rừng, bắt được một con dúi…
đó là tổ tiên các dân tộc anh em trên đất nước ta ngày nay” [16;tr117].
Từ quả bầu, chiếc bào thai cùng một dòng máu sinh ra các dân tộc anh em, rõ ràng truyện nhắc nhở các dân tộc Việt Nam rằng họ đã từ một cội nguồn duy nhất mà sinh ra. Thông qua hai câu chuyện trên, các em học sinh hiểu được về nguồn gốc của loài người, biết sống yêu thương và đoàn kết.
Lịch sử chống lụt của cha ông ta phải kể đến chàng Sơn Tinh trong truyện “Sơn Tinh, Thuỷ Tinh” (Tiếng Việt 2, tập 2), nội dung của truyện như sau:
“Hùng vương thứ mười tám có một người con gái đẹp tuyệt trần, tên là Mị Nương… Từ đó, năm nào Thủy Tinh cũng dâng nước đánh Sơn Tinh, gây lũ lụt khắp nơi nhưng lần nào Thủy Tinh cũng chịu thua” [12;tr.61].
Trong quá trình tiếp cận với tự nhiên, con người luôn khao khát giải thích thế giới tự nhiên bao quanh mBình. Họ thần thánh hóa các hiện tượng đó, gán cho thiên nhiên bí ẩn những vị thần tối linh rồi từ đó thờ phụng họ, ngưỡng mộ họ tuyệt đối. Khi đã ý thức được vũ trụ và chính bản thân mình, con người luôn luôn tự hỏi: Mình sinh ra từ đâu? Tại sao có loài người?... Những câu hỏi đó con người lại trả lời bằng cách sáng tạo ra những câu chuyện thần thoại giải thích nguồn gốc loài người.
Trong chương trình Tiểu học, nhà biên soạn không đưa vào nhiều câu chuyện thần thoại như các thể loại truyện khác, nhưng cho dù với số lượng ít
hơn thì nội dung mà tác giả muốn gửi gắm đến học sinh về con người hay tự nhiên đều được thể hiện đầy đủ với các tác phẩm nổi bật nhất với những nhân vật điển hình. Nhân vật vị thần với năng lực siêu nhiên hay các anh hùng với khả năng phi thường, tất cả mang đến cho các em học sinh Tiểu học một thế giới kì bí, đầy màu sắc huyền thoại.