Nhân vật trong truyện cổ tích thần kì

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Đặc trưng một số thể loại truyện dân gian trong chương trình tiểu học (Trang 36 - 39)

6. Cấu trúc của đề tài

2.3.1.1 Nhân vật trong truyện cổ tích thần kì

Nhân vt kì tài

Nhân vật kì tài là những nhân vật có tài lạ hoặc là anh hùng dũng sĩ, có tài lạ hơn người. Nội dung kể lại những cuộc phiêu lưu li kì của nhân vật chính. Cuối cùng nhân vật chính lập chiến công, diệt cái ác, bảo vệ cái thiện, mưu cầu hạnh phúc cho con người. Thông qua nhân vật để trình bày mơ ước, nguyện vọng và lí tưởng xã hội của nhân dân. Nhân vật đầu tiên chúng ta có thể kể đến là Chữ Đồng Tử trong truyện “Sự tích lễ hội Chữ Đồng Tử” (Tiếng Việt 3, tập 2), truyện kể rằng, ở làng Chữ Xá có hai cha con nhà nghèo, người con tên là Chữ Đồng Tử, hai cha con chỉ có một chiếc khố mặc chung. Khi người cha mất, Chữ Đồng Tử thương cha nên đã quấn khố chôn cha, còn mình thì ở không. Một hôm đang mò cá dưới sông, chàng thấy một chiếc thuyền lớn tiến dần đến. Đó là thuyền của công chúa Tiên Dung, con gái vua Hùng. Chữ Đồng Tử chạy tới khóm lau thưa trên bãi trốn. Nào ngờ, công chúa thấy cảnh đẹp, ra lệnh cắm thuyền, cho vây màn ở khóm lau mà tắm. Nước dội làm trôi cát đi để lộ Chữ Đồng Tử. Công chúa Tiên Dung rất đỗi bàng hoàng nhưng khi biết rõ tình cảnh của chàng thì cảm động và kết duyên với chàng. Sau đó, vợ chồng Chữ Đồng Tử tìm thầy học đạo và đi khắp nơi

truyền cho dân cách trồng lúa, nuôi tằm, dệt vải. Cuối cùng cả hai hóa lên trời. Chữ Đồng Tử nhiều lần hiển linh giúp dân đánh giặc. Truyện đã nói lên được lí tưởng sống của nhân dân ta, dù nghèo đói, khó khăn cũng không bao giờ đánh mất phẩm chất đạo lí làm người. Dù không lập những chiến công hiển hách nhưng Chử Đồng Tử đã đứng đằng sau phù trợ cho Triệu Việt Vương đánh thắng quân giặc, cũng là nghĩa khí cao đẹp của dân tộc ta.

Câu chuyện có thể kể về một nhân vật hoặc một nhóm nhân vật, trong đó mỗi nhân vật có những tài lạ khác nhau, tất cả đều phục vụ cho mục đích bảo vệ chính nghĩa, diệt cái ác. Chẳng hạn như bốn nhân vật Cẩu Khây, Nắm Tay Đóng Cọc, Lấy Tai Tát Nước, Móng Tay Đục Máng trong truyện “Bốn anh tài” (Tiếng Việt 4, tập 2), truyện kể rằng, ở một bản nọ có một cậu bé tên là Cẩu Khây nhỏ người nhưng sức bằng trai mười tám, tinh thông võ nghệ. Hồi ấy, trong vùng xuất hiện một con yêu tinh phá làng bản tan hoang, nhiều nơi không còn ai sống sót. Thương dân bản, Cẩu Khây quyết chí lên đường tìm diệt yêu tinh. Trên đường đi Cẩu Khây gặp được những người bạn tài giỏi, cũng muốn cùng đi diệt yêu tinh với cậu. Đó là cậu bé vạm vỡ Nắm Tay Đóng Cọc có tài dùng tay làm vồ đóng cọc, cậu bé Lấy Tai Tát Nước có tài lấy vành tai tát nước suối lên một thửa ruộng cao bằng mái nhà và cậu bé Móng Tay Đục Máng có tài lấy móng tay đục gỗ thành lòng máng dẫn nước vào ruộng. Bốn anh em Cẩu Khây tìm đến chỗ yêu tinh, giao đấu với yêu tinh một trận. Khi yêu tinh thò đầu vào, Nắm Tay Đóng Cọc đấm một cái Làm nó găy gần hết hàm răng. Yêu tinh bỏ chạy, Cẩu Khây nhổ cây bên đường quật túi bụi, yêu tinh phun nước làm ngập cánh đồng, Lấy Tai Tát Nước tát nước, Móng Tay Đục Máng khơi dòng nước chảy đi, nước cạn khô. Yêu tinh đầu hàng. Câu chuyện ca ngợi sức khỏe, tài năng, lòng nhiệt thành làm việc nghĩa của bốn anh em Cẩu Khây. Những nhân vật kì tài như thế cũng có thể gọi là những nhân vật anh hùng vì họ đã dựng nên lịch sử và góp phần làm nên cuộc sống an lành, ấm no, hạnh phúc cho nhân dân.

Nhân vt bt hnh

Nhân vật bất hạnh thường là người mồ côi, người em út, người con riêng, người đi ở, người xấu xí. Về mặt xã hội, họ bị ngược đãi, bị thiệt thòi về quyền lợi. Về mặt tính cách, họ trọn vẹn về đạo đức nhưng thường chịu đựng (biểu hiện xu hướng hoài cổ) trừ nhân vật xấu xí mà có tài (Sọ Dừa, Lấy vợ Cóc…). Nhân vật chính trải qua thử thách và đổi đời, được hạnh phúc dài

lâu. Những con người bất hạnh như thế này thường được sự trợ giúp của lực lượng thần kì (con người thần kì, vật thần kì). Có thể kể đến một nhân vật tiêu biểu là Tấm trong truyện “Tấm Cám” (Tiếng Việt 4, tập 2), đây là một trong nhiều truyện nổi bật cho loại truyện cổ tích thần kì. Câu chuyện kể về Tấm, nhân vật bất hạnh là người lao động lương thiện vốn đã chịu nhiều thiệt thòi, lại liên tiếp bị đọa đày qua rất nhiều hoạn nạn do mẹ con Cám gây ra. Tấm mồ côi, phải sống cảnh dì ghẻ con chồng, chết đi sống lại qua bao kiếp nhưng cuối cùng vẫn trở lại làm người, bước lên đỉnh cao của hạnh phúc. Trong truyện có sự tham gia của các yếu tố thần kì. Trong Tấm Cám yếu tố thần kì trước hết gắn liền với nhân vật Bụt. Mỗi lần gặp thử thách là Bụt lại xuất hiện đem đến cho Tấm rất nhiều những điều kì diệu, ở phần sau, nhân vật Bụt không xuất hiện nữa, yếu tố thần kì lúc này gắn liền với các hình thức hóa thân của Tấm. Hóa thành chim vàng anh, cây xoan đào, khung cửi, cây thị, quả thị, trở lại làm người. Đó là hành trình số phận quen thuộc của những nhân vật trung tâm trong truyện cổ tích. Hành trình đó vừa phản ánh hiện thực vừa thể hiện cho những ước mơ khát vọng của nhân dân lao động.

Bên cạnh Tấm trong truyện “Tấm Cám”, truyện “Cây khế” (Tiếng Việt 1, tập 1) kể về nhân vật người em cũng là típ nhân vật điển hình trong truyện cổ tích thần kì. Truyện kể rằng, ngày xưa có một gia đình cha mẹ chết sớm còn lại hai anh em. Người anh tham lam, bủn xỉn cùng vợ chiếm hết gia tài nên ngày càng giàu chỉ để lại cho hai vợ chồng người em nghèo khó nhưng tốt bụng một cây khế cùng một mảnh vườn nhỏ để kiếm sống. Một hôm có một con chim lạ rất to đến ăn khế của người em, hai vợ chồng người em cố nài nỉ xin chim đừng ăn thì chim lại nói sẽ ăn một quả khế trả một cục vàng. Sau khi ăn khế như đã hứa thì chim trả ơn cho hai vợ chồng người em bằng cách chở người em ra đảo lấy vàng. Từ đó, người em giàu có, sung túc. Người anh thấy vậy thì ganh tị đòi đổi nhà cửa lấy mảnh vườn cùng cây khế của người em để chờ chim đến ăn khế trả vàng. Sau khi đổi xong, hai vợ chồng người anh cũng gặp chim đến ăn khế và đòi trả vàng. Chim chở người anh ra đảo lấy vàng nhưng vì người anh tham lam lấy nhiều vàng quá nên chim chở về không nổi đã hất người anh xuống biển. Người em hiền lành, biết bằng lòng với những gì mình có, được hưởng một cuộc sống hạnh phúc. Còn người anh tham lam đã phải trả giá cho điều đó. Thông qua câu chuyện, các bạn đọc nhỏ tuổi sẽ rút ra được bài học là anh em trong một nhà phải yêu thương, giúp

đỡ lẫn nhau, đừng quá tham lam mà phải biết chia sẻ cho người khác. Trong truyện yếu tố thần kì gắn với con chim khổng lồ, nó là vật trung gian giữa hai nhân vật, không thiên vị ai và không giúp đỡ ai trong hai phe thiện, ác. Yếu tố kì diệu dạng này chỉ nhằm mục đích thử thách, phân định bản chất nhân vật, chứ không nhằm trợ giúp nhân vật thiện.

Như vậy, ta thấy nhân vật truyện cổ tích thần kì thường không rõ tính cách. Tất cả những nhân vật thiện đều có bản chất giống nhau, tính cách hao hao giống nhau, chỉ khác nhau ở tình huống, hành động nhân vật. Nhân vật ác cũng giống nhau theo khuôn mẫu đã định sẵn. Kết thúc cuối cùng, số phận nhân vật cũng giống nhau. Người nhân hậu được giàu sang, sống hạnh phúc, kẻ gian ác thì bị trừng phạt, mất hết tài sản hoặc là chết.

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Đặc trưng một số thể loại truyện dân gian trong chương trình tiểu học (Trang 36 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)