Nhân vật là trẻ em

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Đặc trưng một số thể loại truyện dân gian trong chương trình tiểu học (Trang 53 - 55)

6. Cấu trúc của đề tài

3.1.1.1. Nhân vật là trẻ em

Người ta thường nói hãy để trẻ làm bạn với trẻ, có lẽ vì thế mà trong các tác phẩm truyện thì nhân vật trẻ em thường rất nhiều. Trẻ em có thể hiểu được cảm xúc, suy nghĩ của nhau. Ở cái lứa tuổi còn non nớt, ngây ngô đó thì tiếng cười như là một món đặc sản của các em. Do đó, người biên soạn cũng đã đưa vào chương trình Tiểu học những câu chuyện cười thú vị mà nhân vật chính là các em. Mỗi mẫu truyện, sau tiếng cười sẽ chứa đựng một sự phê phán nhẹ nhàng. Chẳng hạn truyện “Vì bây giờ mẹ mới về” (Tiếng Việt 1, tập 2).

“Cu bé ct bánh b đứt tay nhưng không khóc… Vì bây gi m mi v [10;tr.88].

Câu nói cuối cùng của cậu bé làm cho ta buồn cười, chính vì câu nói đó xét về bề ngoài thì có vẻ hợp lí lắm, trả lời theo đúng như nội dung mà mẹ cậu bé hỏi còn gì. Nhưng xét lại thì thấy vô lí vì đáng lẽ ra cậu bé phải khóc ngay khi mới bị đứt tay. Ở đây cậu lại chờ mẹ về mới òa khóc. Câu chuyện cho thấy sự nũng nịu rất ngây thơ và dễ thương của cậu bé với mẹ. Người lớn thường dành cho trẻ sự yêu thương vỗ về, chính lí do này khiến các em hay làm nũng. Vì vậy, chúng ta cần cưng chiều con trẻ trong giới hạn nhất định, không được chiều chuộng quá dễ làm cho trẻ sinh hư. Qua câu chuyện, các em học sinh cũng sẽ nhìn lại bản thân mình, chắc hẳn các em sẽ không nũng nịu với bố mẹ như trước nữa.

Truyện “Đổi giày” (Tiếng Việt 2, tập 1) với nội dung như sau:

“Có cu hc trò n vi đến trường nên x nhm giày… Đôi này vn chiếc thp chiếc cao” [11;tr.68].

Ở truyện này cách suy nghĩ của cậu bé thật buồn cười. Do quá vội đến trường nên cậu xỏ nhầm giày. Nếu là người thông minh cậu ta sẽ nghĩ ra ngay mình bước tập tễnh, chân thấp chân cao là do xỏ nhầm giày. Ở đây cậu lại có suy nghĩ khác “Sao hôm nay chân mình li mt bên dài mt bên ngn? Hay là ti đường khp khnh? ”, câu nói đó của cậu học trò làm ta buồn cười. Mọi hôm vẫn bình thường sao hôm nay lại có sự khác biệt, cậu hoàn toàn không

nghĩ là do mình nhầm lẫn mà cứ đổ lỗi tại khách quan. Được sự gợi ý của thầy giáo cậu bé cũng không thông minh lên chút nào, cậu chỉ chạy vội về nhà lôi giày ra từ gầm giường, ngắm chán rồi nhận xét Đôi này vn chiếc cao chiếc thp”, người đọc lại một lần nữa bật cười vì sự ngốc ngếch, đáng yêu của cậu bé. Nhưng sau tiếng cười đó lại là sự phê phán nhẹ nhàng đối với những con người thường hành động một cách máy móc, mất cả tính chủ động và sinh động của con người. Các em học sinh Tiểu học được soi mình vào cậu bé trong câu chuyện để hoàn thiện cách học tập của mình, tránh tình trạng học máy móc mà phải chủ động nắm kiến thức. Hay cái đáng cười trong truyện “Mua kính” (Tiếng Việt 2, tập 1).

“Có mt cu bé lười hc nên không biết ch… Cháu mun đọc sách thì phi hc đi đã” [11;tr.53].

Câu chuyện kể về một cậu bé không biết chữ, cậu tưởng rằng đeo kính thì sẽ đọc được sách. Cậu giở một cuốn sách ra để đọc nhưng thử đến năm bảy chiếc kính mà vẫn không đọc được, người đọc bật cười trước hành động ngây ngô của cậu bé. Khi nghe bác bán kính hỏi “Hay là cháu không biết

đọc?” thì cậu bé trả lời “Nếu cháu mà biết đọc thì cháu phi mua kính làm

gì?”. Người đọc chắc hẳn được một trận cười no bụng, câu chuyện mua kính

khéo léo khuyên các em đừng lầm tưởng hễ cứ đeo kính thì đọc được sách. Trong thực tế chẳng có thứ kính nào đeo vào là biết đọc sách cả. Nhận ra điều phi lí trong truyện tự các em nhỏ sẽ biết rằng, muốn đọc được sách thì phải học. Câu chuyện tiếp theo “Đi chợ” (Tiếng Việt 2, tập 1) cũng là sự ngây ngô đáng yêu của trẻ.

“Có mt cu bé được bà sai đi ch… Nhưng đồng nào mua mm, đồng nào mua tương ?” [11;tr.92].

Cậu bé trong câu chuyện được bà nhờ đi chợ, bà đưa cho cậu hai đồng và hai cái bát và dặn mua một đồng tương và một đồng mắm. Lời dặn của người bà đã rõ ràng như vậy rồi nhưng dù đã đi đến chợ cậu bé cũng hớt hải quay về hỏi bà “Bát nào đựng tương, bát nào đựng mm?”, cậu lại ra đi và lại tiếp tục quay về và hỏi Đồng nào mua tương, đồng nào mua mm?”. Hai câu hỏi khiến cho người đọc phải bật cười, cười bởi hành động và lời nói buồn cười của cậu bé, cười để chế diễu những con người ngờ nghệch, ngốc nghếch trong xã hội.

Các nhân vật trẻ em trong truyện cười là những cậu bé, nó không thể hiện một con người cụ thể mà để nói chung với rất nhiều người. Âu sau những vui vẻ, hóm hỉnh, hành động buồn cười của các cậu bé trong truyện là những lời khuyên nhủ nhẹ nhàng dành cho các em để các em trưởng thành hơn.

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Đặc trưng một số thể loại truyện dân gian trong chương trình tiểu học (Trang 53 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)