Kết cấu của truyện cổ tích sinh hoạt (thế sự)

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Đặc trưng một số thể loại truyện dân gian trong chương trình tiểu học (Trang 47 - 48)

6. Cấu trúc của đề tài

2.3.2.2.Kết cấu của truyện cổ tích sinh hoạt (thế sự)

Truyện cổ tích sinh hoạt không được xây dựng theo một hoặc một vài sơ đồ kết cấu chung nào. Câu chuyện kể của truyện cổ tích sinh hoạt thường linh động, vì những mô típ xã hội và sinh hoạt được dùng làm cơ sở của nó có tính không bền vững. Tuy vậy, về đại thể, người ta vẫn có thể phân biệt hai kiểu kết cấu khác nhau của tiểu loại truyện cổ tích này.

- Kiểu kết cấu “kể sự việc” là kiểu kết cấu được sử dụng rộng rãi trong nhóm truyện cổ tích sinh hoạt về đề tài đạo đức.

Kiểu kết cấu này hết sức đơn giản, tuy cũng kể về một số phận con người nhưng nhân vật thì không có diện mạo, cuộc đời thì chỉ kết ở một sự việc và trong sự việc ấy hầu như không có xung đột trực diện.

Ví dụ truyện “Hai anh em” (Tiếng Việt 2, tập 1).

cánh đồng n, có hai anh em cày chung mt đám rung… C hai xúc động, ôm chm ly nhau” [11;tr.112].

Mục đích của câu chuyện là giáo dục đạo đức cho học sinh vì vậy nó có kết cấu cực kì đơn giản. Trong câu chuyện này, tuy tác giả dân gian cũng kể về số phận của hai anh em là mồ côi cha mẹ nhưng diện mạo và tính cách của từng người thì lại không được khắc họa rõ nét. Câu chuyện kết thúc đơn giản và hầu như không có xung đột trực diện giữa hai nhân vật. Kết thúc câu chuyện là nhằm giáo dục mỗi người nên biết yêu thương nhau nhất là anh em trong một gia đình.

Kiểu kết cấu “kể sự việc” cũng được sử dụng phổ biến ở những truyện cổ tích sinh hoạt về đề tài “phân xử tài tình”. Những truyện này cũng chỉ kể sự việc, không tả người, thậm chí nhân vật chính cũng không có số phận dù chỉ là một nét phác đơn sơ (nhưng rành rõ) như ở những truyện kể về “Gương thế sự”. Cố nhiên, nếu tính cách nhân vật cổ tích thể hiện chủ yếu qua hành động thì chính sự việc được kể đã vẽ ra tính cách của nó. Điều đó có thể thấy rõ trong câu chuyện “Mồ Côi xử kiện” (Tiếng Việt 3, tập 1). Trong câu chuyện này, mặc dù anh chàng Mồ Côi là nhân vật chính của truyện, song tác giả không đi sâu tả về chàng, thậm chí cuộc đời của anh ta cũng không được khắc họa dù chỉ là một vài nét lướt qua. Mọi phẩm chất, đặc điểm của nhân vật chính chỉ được biểu hiện thông qua hành động xử kiện của nhân vật chính. Với kiểu kết cấu kể sự việc truyện “Mồ Côi xử kiện” đã thành công trong việc

thông qua câu chuyện để nói lên ước mơ của nhân dân ta ngày xưa, đó là ước mơ về lẽ phải và sự công bằng.

- Kiểu kết cấu “xâu chuỗi” là kiểu kết cấu tiêu biểu của những truyện cổ tích sinh hoạt về đề tài trí khôn, đặc biệt là nhóm truyện “Trạng”, ví dụ như truyện “Ăn mầm đá” (Tiếng Việt 4, tập 2). Truyện kể về nhân vật Trạng Quỳnh thông minh, đã chữa được bệnh biếng ăn cho nhà vua.

“Tương truyn vào thi vua Lê – chúa Trnh có ông Trng Qunh là người rt thông minh… Bm chúa, lúc đói ăn cơm mói cũng ngon, no thì chng có gì va ming đâu [16;tr.157].

Đó là những câu chuyện kể về những cuộc phiêu lưu của nhân vật mưu trí và những câu chuyện kể về những cuộc phiêu lưu của nhân vật khờ khạo. Cuộc phiêu lưu của nhân vật mưu trí thì chủ động, tuy đầy ngẫu hứng. Ngược lại, cuộc phiêu lưu của nhân vật khờ khạo thì chỉ là nhắm mắt, đưa chân. Kết quả thành, bại của họ thì người nghe đều biết trước, nhưng thành, bại ra sao thì hoàn toàn bất ngờ không ai đoán được. Nhân vật mưu trí và nhân vật khờ khạo của truyện cổ tích sinh hoạt đi phiêu lưu không phải trong “thế giới kì ảo” mà trong một thế giới hết sức gần gũi với thế giới thực tại quanh ta. Nhưng tất nhiên đó vẫn là “thế giới cổ tích”.

Truyện cổ tích sinh hoạt phiêu lưu, đặc biệt là truyện kể về nhân vật mưu trí, thường nhiều tình tiết và có dung lượng lớn. Mỗi tình tiết kể về một sự kiện, một cuộc phiêu lưu “nhỏ” kết thành một truyện nhiều “chương hồi” kể về cuộc phiêu lưu lớn của nhân vật đóng vai chính xuyên suốt câu chuyện như truyện “Trạng”. Như vậy, “xâu chuỗi” là một biện pháp nghệ thuật kết cấu nhằm khắc họa rơ nét thêm tính cách nhân vật, nâng cao “tầm vóc” của tính cách ấy.

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Đặc trưng một số thể loại truyện dân gian trong chương trình tiểu học (Trang 47 - 48)