Nhân vật trong truyện cổ tích loài vật

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Đặc trưng một số thể loại truyện dân gian trong chương trình tiểu học (Trang 41 - 45)

6. Cấu trúc của đề tài

2.3.1.3.Nhân vật trong truyện cổ tích loài vật

Trong thế giới cổ tích, nhân vật loài vật hết sức phong phú và đa dạng. Nhân vật chính trong truyện cổ tích loài vật đương nhiên là các con vật. Bước vào thế giới nhân vật này, chúng ta có thể bắt gặp rất nhiều con vật xung quanh cuộc sống. Đó có thể là các con vật nuôi trong nhà hoặc là các con vật sống hoang dã ngoài thiên nhiên.

Nhân vt là con vt nuôi

Vật nuôi trong nhà là những con vật rất gần gũi và thân thiết với các em nhỏ. Các em thường yêu quý chăm sóc chúng như một người bạn. Chính vì vậy, người biên soạn đã đưa vào chương trình Tiểu học một số tác phẩm mà nhân vật chính là các con vật nuôi. Đó là Gà, Vịt trong “Gà và Vịt” (Truyện đọc 2), Trâu trong “Trí khôn” (Tiếng Việt 1, tập 2), Ngỗng trong “Anh chàng

ngốc và con Ngỗng vàng” (Tiếng Việt 1, tập 1), Chó và Mèo trong “Tìm ngọc” (Tiếng Việt 2, tập 1), Mèo trong “Chú Mèo đi hia” (Truyện đọc 4),…

Có những câu chuyện cổ tích là sự lí giải về đặc điểm, nguồn gốc của các con vật. Chẳng hạn truyện “Trí khôn” (Tiếng Việt 1, tập 2) trả lời cho câu hỏi, Vì sao Trâu không có hàm răng trên? Truyện kể rằng có một con Hổ rất kiêu ngạo, khi nhìn thấy Trâu to lớn bị bác nông dân đánh đập, Hổ rất tò mò. Nghe Trâu nói là con người có trí khôn thì Hổ rất muốn được xem cái trí khôn đó. Cuối cùng, Hổ bị bác nông dân lừa trói vào gốc cây và đốt lửa. Trâu đứng nhìn bác nông dân trừng trị Hổ thì cười rất hả hê và bị va vào tảng đá nên mất hàm răng trên. Câu chuyện là lời giải thích nhẹ nhàng, thú vị cho đặc điểm của Trâu, đồng thời ca ngợi trí thông minh của con người lao động, ước muốn làm chủ và chế ngự thiên nhiên.

Ngoài việc giải thích đặc điểm, tên gọi, truyện cổ tích về loài vật còn nói về mối quan hệ giữa chúng. Loài vật cũng có mối quan hệ gia đình, bạn bè, thù địch,… Về mảng này, tác giả dân gian đã biến những loài vật bình thường trở nên sinh động, mượn thế giới loài vật ấy để nói lên cuộc sống, những điều gặp phải trong xã hội và muốn thông qua đó răn dạy con người những điều hay, lẽ phải. Quan hệ bạn bè, giúp đỡ lẫn nhau, thể hiện được mối quan hệ tương trợ. Ví dụ như tình bạn giữa Gà và Vịt trong truyện “Gà và Vịt” (Truyện đọc 2).

“Xưa kia, Gà và Vt cùng vi nhau bên b mt con sông rng… Nó

đẻ trng ra đã có bn Gà tình nghĩa p h [23;tr.15].

Truyện kể về Gà và Vịt ngày ngày rủ nhau đi kiếm ăn. Vào một năm nọ vì lũ liên miên, nước dâng cao, Gà không kiếm ăn được. Vịt thương bạn nên ngày nào cũng kiếm thêm thức ăn mang về cho Gà. Gà muốn Vịt đỡ vất vả nên nhờ Vịt chở qua bờ sông bên kia để kiếm ăn. Gà áy náy vì hôm nào Vịt cũng phải cõng mình qua sông nên Gà đã ấp trứng hộ Vịt. Câu chuyện ca ngợi tình bạn giữa Gà và Vịt, Gà và Vịt đã cư xử với nhau có tình có nghĩa nên tình bạn của họ thật đẹp đẽ và đáng trân trọng. Sau khi đọc truyện, các em nhỏ sẽ hiểu được rằng, đã là bạn tốt thì phải luôn nghĩ đến nhau, quan tâm giúp đỡ lẫn nhau trong mọi hoàn cảnh.

Có những câu chuyện cổ tích lại thể hiện mối quan hệ giữa các con vật với chủ nhân của chúng. Đó là truyện “Chú Mèo đi hia” (Truyện đọc 4).

“Mt bác th xay có ba cu con trai vi mt s tài sn là mt nhà xay lúa, mt con la và mt con mèo… Sau đó công chúa đính hôn vi bá tước và khi vua mt, bá tước lên ngôi, phong cho chú Mèo đi hia làm t tướng”

[25;tr.79].

Truyện ca ngợi chú Mèo đi hia thông minh, trung thành đã giúp cậu chủ nghèo trở thành phò mã. Cũng một câu chuyện nữa ca ngợi sự thông minh và tình nghĩa của các con vật nuôi, đó là truyện “Tìm ngọc” (Tiếng Việt 2, tập 1).

“Xưa có mt chàng trai thy mt bn tr định giết con rn nước lin b

tin ra mua, ri th rn đi… Ln này, Chó và Mèo mang ngc v được đến

nhà. Chàng trai vô cùng mng r, càng thêm yêu quý hai con vt thông minh,

tình nghĩa” [11;tr.138].

Câu chuyện kể về cuộc hành trình đầy thử thách khi hai con vật Chó và Mèo đi tìm ngọc cho chủ nhân của chúng nhưng cuối cùng hai con vật cũng đã mang được ngọc về cho chủ nhân của mình.

Như vậy, những con vật nuôi trong truyện cổ tích cũng có hành động, tình cảm giống như con người. Thông qua mỗi câu chuyện tác giả muốn khuyên các em nhỏ nên yêu quý và đối xử tốt với các con vật nuôi trong gia đình.

Nhân vt là con vt hoang dã

Ngoài những câu chuyện nói về các con vật nuôi thì các em học sinh còn được biết thêm nhiều con vật sống hoang dã ngoài thiên nhiên như Quạ và Công trong truyện “Quạ và Công” (Tiếng Việt 1, tập 1), Cò và Vạc trong “Cò và Vạc” (Tiếng Việt 2, tập 1), Sói và Hươu trong “Sói và Hươu” (Truyện đọc 2), con Thiên Nga trong “Con Thiên Nga bé bỏng” (Truyện đọc 3), Cóc, Khỉ,…

Những câu chuyện trong thế giới của các con vật hoang dã cũng đã lột tả được những đặc điểm, nguồn gốc của các con vật. Thế giới loài chim muôn màu muôn vẻ, Công sỡ hữu một bộ lông tuyệt đẹp. Còn Quạ có bộ lông đen thui nên nó bị con người xem là đen đủi, đem lại những điều xấu. Tất cả được người xưa lí giải một cách sinh động qua truyện “Quạ và Công” (Tiếng Việt 1, tập 1). Quạ được xem như là con vật khéo tay, tỉ mỉ vì vậy với tài nghệ của mình, Quạ đã tô màu cho người bạn của mình là Công trở thành loài sỡ hữu bộ lông đẹp và rất sặc sỡ trong muôn loài còn Công thì không khéo tay như Quạ, lúc vẽ cho Quạ thì không còn thời gian nên Quạ lấy lọ màu đen đổ khắp người. Đó là lí do vì sao Công có bộ lông đẹp còn Quạ có bộ lông đen thui.

Đọc truyện cổ tích có thể thấy được đặc điểm của các con vật như “gan

như Cóc tía”… Hễ dân gian có câu nói đó vì qua câu chuyện “Cóc kiện trời”

(Tiếng Việt 3, tập 2), Cóc tuy nhỏ bé nhưng đã tập hợp, điều khiển các con vật khác khiến Ngọc Hoàng cũng phải chịu thua. Những con vật to lớn, đầy sức mạnh như Cọp, Gấu, tinh ranh như Cáo đến trước cổng trời đều run sợ, chỉ có Cóc là dám lên tiếng, chỉ huy mọi người để nói lên nguyện vọng của mình với Ngọc Hoàng. Cóc tuy nhỏ bé thôi nhưng hết sức gan dạ, dám làm những điều mà những người khác không dám. Cũng nhờ Cóc mà những người nông dân có thêm kinh nghiệm quý trong trồng trọt, canh tác, hễ Cóc nghiến răng thì biết là trời sắp đổ mưa.

Các con vật hoang dã cũng có nhiều mối quan hệ với nhau như gia đình, bạn bè, thù địch… Đó là mối quan hệ bạn bè như Quạ và Công, giữa Cóc và những người bạn cùng lên kiện trời. Ngoài ra còn có mối quan hệ anh em, tình cảm gia đình như Cò và Vạc trong truyện “Cò và Vạc”, hai anh em nhưng có tính cách khác nhau “Cò ngoan ngoãn, chăm ch hc tp, được thy yêu bn mến. Còn Vc thì lười biếng, không chu hc hành, sut ngày ch rúc

đầu trong cánh mà ng [11;tr.151]. Là anh Cò luôn khuyên răn em học hành

nhưng Vạc không nghe. Kết quả là Cò học giỏi nhất lớp còn Vạc chịu dốt. Ta thấy truyện cổ tích có sự yêu, ghét rõ ràng. Cò được thầy cô, bạn bè yêu mến còn Vạc thì bị bạn bè chê cười nên phải kiếm ăn vào ban đêm. Đây cũng là lời giải thích của tác giả dân gian về thời gian kiếm ăn của Cò và Vạc. Câu chuyện muốn nhắn nhủ mỗi người rằng cần siêng năng, chăm chỉ học tập thì sẽ dành được kết quả cao và được mọi người yêu mến.

Những mối quan hệ trong truyện cổ tích loài vật nhằm thể hiện mong ước một cuộc sống êm đềm, hạnh phúc trong đó có tình yêu của mọi người. Đây thực sự là những câu chuyện mang tính giáo dục cao, cung cấp cho các em nhỏ nhiều điều bổ ích và nhiều điều đáng để các em học tập, làm theo.

Nhân vật trong truyện cổ tích được phân tuyến và chia làm hai tuyến nhân vật chính, đó là tuyến nhân vật chính diện và tuyến nhân vật phản diện. Hai tuyến nhân vật này tiêu biểu cho hai lực lượng chính trị đối lập nhau trong xã hội là thống trị - bị trị, thiện – ác, cao cả - thấp hèn, tốt – xấu. Điều này cho thấy sự đối lập là một nguyên tắc thi pháp nhân vật truyện cổ tích thống nhất trong việc biểu hiện nội dung, tư tưởng, quan niệm đạo đức, thẩm mĩ của tác giả dân gian.

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Đặc trưng một số thể loại truyện dân gian trong chương trình tiểu học (Trang 41 - 45)