Nhân vật là loài vật

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Đặc trưng một số thể loại truyện dân gian trong chương trình tiểu học (Trang 61 - 65)

6. Cấu trúc của đề tài

3.2.1.1. Nhân vật là loài vật

Đọc truyện ngụ ngôn các em nhỏ sẽ đến với những câu chuyện vô cùng thú vị, dí dỏm và hấp dẫn. Với cách thức chuyển tải nhẹ nhàng, gần gũi với trẻ thơ, truyện ngụ ngôn sẽ gửi đến các em những bài học bổ ích, qua đó giúp các em ngày càng khôn lớn và trưởng thành hơn. Nhân vật chính trong truyên ngụ ngôn chủ yếu là các con vật. Truyện ngụ ngôn đã vẽ nên một không gian sống và sinh hoạt vui nhộn về thế giới các loài vật: Cáo, Sói, Ngựa, Thỏ, Rùa, Sư Tử, Chồn, Vẹt, Chó, Ốc… Mỗi một con vật, mỗi câu chuyện đề cập đến một khía cạnh khác nhau của cuộc sống mà trong đó luôn ẩn chứa một bài học hay một thông điệp ý nghĩa.

Các con vật trong truyện ngụ ngôn có thể là bất kì loài nào miễn là giúp tác giả biểu đạt ý tưởng một cách vừa bóng gió vừa rõ ràng, thú vị. Do vậy mà hệ thống các con vật loài vật trong truyên ngụ ngôn đa dạng. Đó là Thỏ, Sư Tử trong truyện “Thỏ và Sư Tử”, Sói và Cừu trong truyện “Sói và Cừu”, Mèo và Chuột trong bài ca dao ngụ ngôn “Con mèo mà trèo cây cau” (Tiếng Việt 1, tập 1), Ngỗng, Tép trong truyện “Ngỗng và Tép”, Gà và Cáo trong truyện “Chú Gà Trống khôn ngoan”, Mèo và Sẻ trong truyện “Mưu Chú Sẻ”, Quạ trong truyện “Con Quạ thông minh” (Tiếng Việt 1, tập 2), Chồn, Gà Rừng trong truyện “Một trí khôn hơn trăm trí khôn”, Sói và Ngựa trong truyện “Bác sĩ Sói”, Khỉ và Cá Sấu trong truyện “Quả tim Khỉ” (Tiếng Việt 2, tập 2), Lừa trong truyện “Lừa và Ngựa” (Tiếng Việt 3, tập 1), Vẹt trong “Chú Vẹt tinh khôn” (Truyện đọc 5), Dế và Ngựa trong “Dế nhỏ và Ngựa mù” (Truyện đọc 4), Ốc trong “Ốc mượn hồn” (Truyện đọc 2)… Ta thấy tên của những truyện ngụ ngôn chủ yếu là lấy tên của loài vật trong truyện. Truyện ngụ ngôn thường biểu đạt một triết lí, một điều giáo huấn một cách bóng gió. Chẳng hạn, truyện “Sói và Sóc” ý nghĩa của truyện là thông qua chú Sói gian ác để phê phán những người có tính xấu, chuyên làm hại người khác nên thường cô độc, không thanh thản còn những ai hiền lành thì luôn vui vẻ như chú Sóc trong truyện. Ý nghĩa trên được thể hiện qua lời giải thích của Sóc đối với Sói ở phía cuối truyện “Ông bun rũ là vì ông độc ác, nó bóp tht tim gan ông li

còn đằng này bn ta vui v là vì bn ta hin lành và chng làm điu ác cho ai c[10;tr.89].

Với mục đích đó tác giả có thể thay thế Sói bằng Cáo, Hổ chứ không nhất thiết phải là Sói. Chú Sóc thông minh nhanh nhẹn cũng có thể thay thế bằng Thỏ. Điều này không ảnh hưởng gì đến giá trị của câu chuyện.

Các con vật trong truyện ngụ ngôn làm cho người đọc người nghe phải suy nghĩ nhiều. Truyện “Rùa và Thỏ” là một ví dụ điển hình:

“Tri mùa thu mát m. Trên b sông, có mt con Rùa đang c sc tp chy… Nhưng đã mun mt ri, Rùa đã ti đích trước nó” [10;tr.54].

Đọc tới đoạn kết, người đọc sẽ không buồn vui với Thỏ và Rùa mà người ta chỉ suy ngẫm, Thỏ thua vì quá tự tin, bất cẩn và thiếu kỉ luật. Họ nhận ra rằng chậm và ổn định đã chiến thắng cuộc đua. Qua câu chuyện, các em học sinh Tiểu học cũng sẽ rút ra được bài học cho mình, liên hệ với khi làm bài kiểm tra sự ổn định, chắc chắn vẫn hơn là sự chủ quan, thiếu kỉ luật.

Có câu chuyện ngụ ngôn khiến cho người đọc nhận ra được nếu quá khờ dại sẽ bị người khác lợi dụng, còn những kẻ sống độc ác, luôn tìm cách lợi dụng, lừa dối người khác thì sẽ gặp phải những điều không may như trong truyện “Ốc mượn hồn” (Truyện đọc 2), Ốc khờ dại tin người đã phải trả giá bằng cả mạng sống của mình. Cua thì độc ác đã chiếm căn nhà của Ốc nhưng cuối cùng Cua đã phải trả giá cho hành động tội lỗi đó, trở thành kẻ tàn tật, luôn sợ hãi và xấu hổ. Thật đúng là gieo gió thì gặt bão.

Ở truyện ngụ ngôn có khi cùng một nhân vật nhưng ở hai truyện khác nhau, tính cách của nhân vật loài vật rất khác nhau. Đó là chú Chuột trong truyện “Chuột nhà và Chuột đồng” (Tiếng Việt 1, tập 1). Sau khi đọc xong truyện người ta cũng chỉ quan tâm đến ý nghĩa của câu chuyện là phải biết yêu quý những gì do chính tay mình làm ra. Còn nhân vật Chuột trong truyện “Con Chuột huênh hoang” người ta có cảm nhận khác.

“Mt con Chut có tính huênh hoang… Bng huch mt cái, Mèo nhy xung ngom ngay ly Chut” [10;tr.159].

Người đọc không tỏ thái độ ghét Chuột mà người ta chỉ quan tâm bài học mà mình có được sau khi đọc xong câu chuyện là những người nào có tính huênh hoang, nhận thức nhầm lẫn thì sẽ phải trả giá đắt, thậm chí còn bỏ mạng.

Đối với học sinh Tiểu học, các nhân vật loài vật trong truyện vô cùng hấp dẫn các em, tác giả ngụ ngôn đã rất thành công khi xây dựng thế giới loài

vật đầy sinh động để răn đời, dạy người. Đây là những bài học nhẹ nhàng nhưng có tác động rất lớn đối với các em giúp các em ngày càng khôn lớn và trưởng thành hơn. Có lẽ chính cốt truyện nhẹ nhàng với những con vật quen thuộc, sống động đã giúp các em nắm được nội dung bài dễ dàng hơn. Để đi đến thành công của câu chuyện cũng là nhờ tác giả biết sử dụng nhân vật nào là phù hợp cho câu chuyện của mình.

Ở truyện “Một trí khôn hơn trăm trí khôn” (Tiếng Việt 2, tập 2) truyện không tập trung miêu tả đặc điểm của hai con vật Gà Rừng và Chồn mà thông qua câu chuyện khuyên mọi người khiêm tốn, không được coi thường người khác, gặp nạn mới biết ai khôn hơn ai. Truyện khuyên các em học sinh nên biết tôn trọng bạn bè.

Như vậy, hệ thống nhân vật loài vật trong truyện ngụ ngôn vô cùng phong phú, sinh động, đó là các con vật gần gũi, quen thuộc xung quanh các em. Các em nhỏ vừa có những câu chuyện về loài vật để giải trí sau những giờ học căng thẳng, vừa đúc rút được những bài học ý nghĩa, những lời khuyên chân thành, một triết lí sống. Tất cả những điều đó sẽ là hành trang cho các em đi suốt cuộc đời.

3.2.1.2. Các nhân vật khác

Trong truyện ngụ ngôn, các em nhỏ ngoài được làm quen với các nhân vật loài vật thì các em còn được biết đến các nhân vật khác như cây cối, hoa quả và con người. Trong chương trình Tiểu học ngoài những truyện mượn loài vật nói trên còn có những truyện ngụ ngôn nhân vật là con người như người hàng xóm trong truyện “Cháy nhà hàng xóm”, vợ chồng người nông dân và hai người con trong “Kho báu” (Tiếng Việt 2, tập 2), cậu bé lười biếng trong truyện “Có công mài sắt, có ngày nên kim”, ông cụ và bốn người con trong truyện “Câu chuyện bó đũa” (Tiếng Việt 2, tập 1), nhà vua, ông lão ăn xin và đạo sĩ trong truyện “Tham thì thâm” (Truyện đọc 4). Truyện lấy nhân vật là con người nhưng mục đích cũng là để dạy bảo con người, nhân vật con người trong truyện có thể là bất cứ ai ngoài đời. Đọc truyện “Kho báu” (Tiếng Việt 2, tập 2) người đọc sẽ thấy điều đó qua nội dung truyện.

“Ngày xưa, có hai v chng người nông dân kia quanh năm hai sương mt nng cày sâu, cuc bm… Liên tiếp my v lin được mùa, hai anh em có ca ăn ca để lúc đó h mi hiu được li dn khi trước ca người cha”

Hai vợ chồng người nông dân trong truyện là đại diện cho tất cả những nông dân cần mẫn, chính sự lao động siêng năng đã giúp họ có cuộc sống ấm no. Hai người con trong truyện là hiện thân cho những người lười nhác, không chịu làm lụng. Qua câu chuyện, mọi người rút ra được bài học cho mình: những ai yêu quý đất đai, chăm chỉ lao động sẽ có cuộc sống ấm no hạnh phúc. Đối với các em Tiểu học từ câu chuyện các em hiểu rằng những ai chăm học, chăm làm sẽ đi đến thành công.

“Ngày xưa, có cu bé làm vic gì cũng mau chán… Cu bé hiu ra quay v nhà hc bài” [11;tr.4].

Đó là truyện “Có công mài sắt, có ngày nên kim”, một câu chuyện rất nhẹ nhàng xoay quanh bà cụ đang mài thỏi sắt bên đường và cậu bé lười học. Qua câu chuyện các em nhỏ thấy hình bóng của mình trong đó, các em sẽ biết mình nên làm gì như cậu bé trong truyện đã biết quay về nhà học bài. Đây cũng là lời nhắn nhủ của tác giả đến với các em “Mỗi ngày cháu học một ít sẽ có ngày cháu thành tài” [11;tr.4].

Con người ta nếu tham lam quá thBì sẽ chẳng được gì và đánh mất những thứ mình đang có, đó là bài học của ông lão ăn xin qua truyện “Tham thì thâm” (Truyện đọc 4).

“Ngày xưa có mt ông vua cùng t tướng vi hành ra ngoài thành chơi… Ông lão ăn xin vi qu rp xung cm ơn, tung hô vn tuế, ri hn h

theo tên lính hu ra v cùng vi s tin vua ban” [25;tr.127].

Trong truyện, ông lão ăn xin chính là một nhà buôn, vì quá tham lam mờ cả lương tâm nên đã bị mù hai mắt, mất hết của cải, phải đi ăn xin và tự đề ra cho mình hình phạt là nhận một cái tát từ những người bố thí cho mình.

Hệ thống truyện ngụ ngôn trong chương trình Tiểu học là vô cùng phong phú, chủ yếu là nhân vật loài vật, mượn thế giới loài vật để nói đến thế giới loài người giúp con người sống tốt hơn. Không chỉ là nhân vật loài vật mà nhân vật con người, cây cối trong truyện ngụ ngôn cũng nhằm mục đích giáo dục con người. Con người ta sẽ tìm thấy mình trong những câu chuyện ngụ ngôn đó để có cách ứng xử với người xung quanh tốt hơn.

Riêng đối với học sinh Tiểu học, truyện ngụ ngôn góp phần bồi đắp những tâm hồn trẻ thơ bằng những câu chuyện nhẹ nhàng giúp các em ngày càng khôn lớn, trưởng thành hơn. Những lời khuyên, những bài học triết lí sẽ trở thành những phương châm sống của các em, các em biết yêu thương mọi

người, biết giúp đỡ bạn bè, biết làm những điều tốt, tránh xa những điều xấu… Các em sẽ biết sống vì người khác hơn. Các em tiếp thu những điều đó qua những câu chuyện ngụ ngôn nhẹ nhàng hay hơn là những lời giáo huấn khô khan.

3.2.2. Kết cấu

Kết cấu hàm súc của truyện ngụ ngôn đã tự tạo cho nó đầy đủ ý nghĩa mà không ai có thể bình phẩm được nữa, chỉ có thể từ đó rút ra bài học. Với kết cấu vừa kín đáo, vừa hàm súc, vừa hồn nhiên, sinh động của ngụ ngôn dân gian các em sẽ phát triển tư duy ngôn ngữ thông qua những hình ảnh sống động trong truyện.

Kết cấu ngụ ngôn như một màn kịch nhỏ, ngắn gọn, súc tích. Cách xây dựng nhân vật trong ngụ ngôn đều phụ thuộc vào một ý đồ nghệ thuật, làm sao cho từng sự vật có thể tiêu biểu cho một hạng người nhất định nhưng vẫn giữ được đặc trưng của nó, sao cho tương quan giữa vật này với vật kia tương ứng với hạng người này và hạng người kia. Mục đích cuối cùng là rút ra bài học triết lí nhân sinh vì vậy nên cốt truyện ngụ ngôn đều xoay quanh những nhân vật, hoàn cảnh, tình huống mà nó phục vụ cho chủ đề, ý nghĩa được rút ra. Cốt truyện ngụ ngôn là cốt truyện ẩn dụ. Vì thế mà kết cấu ngụ ngôn có hai phần, phần xác là câu chuyện được kể, lớp nổi của câu chuyện và phần hồn là những điều răn dạy, những bài học triết lí nhân sinh, lớp chìm của truyện. Bản thân tên gọi ngụ ngôn đã thể hiện điều đó. Hiện thực trong truyện ngụ ngôn là hiện thực của tư tưởng, của những tính cách, đặc tính của những hạng người trong xã hội được hàm ý trong cốt truyện chứ không phải là hiện thực từ bản thân các nhân vật trong truyện tạo nên.

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Đặc trưng một số thể loại truyện dân gian trong chương trình tiểu học (Trang 61 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)