6. Cấu trúc của đề tài
2.3.1.2. Nhân vật trong truyện cổ tích sinh hoạt (thế sự)
Nhân vật là người thông minh
Nhân vật thông minh là những nhân vật dùng sự thông minh của mình để phân xử, ứng xử những tình huống trong đời sống mang lại sự công bằng cho mọi người. Chẳng hạn nhân vật vị quan trong truyện “Phân xử tài tình” (Tiếng Việt 5, tập 2).
“Xưa, có một vị quan án rất tài… Chú tiểu kia đành nhận tội”
[18;tr.47].
Câu chuyện ca ngợi trí thông minh, tài xử kiện của vị quan án. Vì viên quan này vụ án nào cũng tìm ra được manh mối và phân xử rất công bằng. Ở vụ án thứ nhất, hai người đàn bà dành nhau một tấm vải, ông đã thử hai người bằng cách xé đôi tấm vải thì thấy một người đàn bà bật khóc, ông biết ngay đó là tấm vải của bà ta. Ở vụ án thứ hai, tìm số tiền mà nhà chùa bị mất. Ông cho tất cả mọi người trong chùa mỗi người cầm một nắm thóc đã ngâm nước vừa chạy đàn, vừa niệm Phật. Ông nói đức Phật rất thiêng ai gian thì thóc trong tay kẻ đó sẽ nảy mầm, ông bắt được thủ phạm là chú tiểu luôn hé bàn tay ra xem. Những nhân vật thông minh thường có tài trí hơn người, họ xử lí những tình huống bằng những cách làm hết sức thông minh và mưu mẹo. Cũng có một nhân vật nữa có tài xử kiện, đó không phải là viên quan mà là anh chàng Mồ Côi trong truyện “Mồ Côi xử kiện” (Tiếng Việt 3, tập 1).
“Ngày xưa, một viên quan trấn nọ thấy Mồ Côi thông minh hoạt bát, liền đưa chàng về hầu điếu đóm… Nói xong, Mồ Côi trả lại hai đồng bạc trắng cho cụ già rồi tuyên bố kết thúc vụ kiện” [13;tr.139].
Nhân vật anh chàng Mồ Côi dù không được học qua trường lớp nào nhưng với tài trí, sự thông minh của mình, anh đã thay mặt quan xử các vụ án hết sức công bằng, làm cho cả bên nguyên và bị rất hài lòng. Chẳng hạn như vụ án chủ quán kiện một ông cụ là ngửi hết hương thơm từ thức ăn của quán nhưng không trả tiền. Mồ Côi là một anh chàng thông minh và rất tôn trọng lẽ công bằng nên anh đã tìm ra được cách giải quyết sao cho hợp lí nhất, đó là cho chủ quán nghe đủ tiếng kêu phát ra từ những đồng bạc trắng bằng với giá trị của hương thơm từ thức ăn mà ông già đã ngửi. Dù ở địa vị, tầng lớp nào, tất cả mọi người đều có ước mong về sự công bằng và tính dân chủ.
Lại có những con người dùng mẹo lừa để thể hiện trí thông minh của mình như cụ già trong “Đốt cháy đồng lúa chín” (Truyện đọc 3).
“Ngày xưa có một cụ già sống trên một ngọn núi cao… Khi họđã hiểu ý nghĩa của việc cụ già đã làm, họ hết lời ca ngợi và cảm ơn cụ về sáng kiện cứu dân làng khỏi cơn sóng thần khủng khiếp” [24.tr.34].
Câu chuyện ca ngợi sự thông minh, nhanh trí của một cụ già đã cứu những người dân ven biển thoát khỏi cơn sóng thần hung dữ. Cụ già đã nhìn thấy một hiện tượng lạ trên bầu trời và như đoán trước điều gì sắp xảy ra, cụ đã dùng thanh gỗ đang cháy ném vào đồng lúa, làm cho đồng lúa bị thiêu sạch. Nhân dân dưới chân núi thấy vậy tất cả đều chạy lên vì muốn chỉ trích cụ già nhưng sau đó, họ đã thấy một cảnh tượng hãi hùng, sau lưng họ chỉ còn lại là nước, ngôi làng biến mất tăm. Nhưng thật may tất cả cư dân đều an toàn vì đang ở trên núi.
Như vậy, chúng ta thấy rằng dù các nhân vật trong truyện cổ tích sinh hoạt sử dụng trí thông minh của mình như thế nào thì họ cũng một lòng muốn mang lại cuộc sống công bằng, thuận theo lẽ phải cho người dân.
Nhân vật là người ngốc nghếch
Ngoài nhân vật là người thông minh ra thì truyện cổ tích sinh hoạt còn có những câu chuyện mà nhân vật chính là những con người ngốc nghếch. Đó có thể là những con người ngốc nghếch thật sự, hành động máy móc, đôi khi gặp may mắn nên thành công như anh chàng ngốc trong truyện “Anh chàng ngốc và con ngỗng vàng” (Tiếng Việt 1, tập 1).
“Nhà kia có một anh con út rất ngốc nghếch… Anh được cưới công chúa xinh đẹp làm vợ” [9;tr.169].
Câu chuyện kể về một anh chàng ngốc. Một lần vào rừng, chàng ngốc gặp một cụ già. Cụ xin ngốc nhường thức ăn cho mình. Ngốc liền cho cụ ăn ngay. Và chàng ngốc được nhận một món quà quý của ông cụ, đó là một con ngỗng lông vàng. Ngốc vui mừng, mang ngỗng về nhà. Trên đường về, chàng ngốc đi vào quán rượu, ba cô con gái của ông chủ muốn rút lông ngỗng và tay bị dính vào. Anh chàng ngốc cứ tiếp tục đi, anh ta không hề biết là ba cô gái vẫn đang lẽo đẽo theo sau. Một người đàn ông định giúp các cô gái cũng bị dính vào. Rồi đến hai người nông dân định kéo người đàn ông đó thì tiếp tục bị dính vào. Thế là bảy người kéo lên kinh đô. Lúc đó, Vua đang treo giải thưởng là hễ ai làm cho công chúa cười thì sẽ được cưới nàng làm vợ vì công chúa không nói, không cười. Bỗng công chúa nhìn thấy đoàn bảy người cùng con ngỗng đang đi lếch thếch thì bật cười. Và chàng ngốc được cưới công chúa xinh đẹp. Chàng ngốc dù ngốc nghếch nhưng chàng rất tốt bụng, nhờ đó ông cụ mới tặng món quà quý. Việc chàng cưới được công chúa cũng quá đỗi ngạc nhiên vì đó là do may mắn, một sự tình cờ.
Nhưng cũng có những câu chuyện mà chính sự ngốc nghếch khiến nhân vật đã phải trả giá đắt cho hành vi ngu xuẩn của mình (Chàng ngốc được
kiện, Làm theo vợ dặn…). Có những nhân vật không phải là ngốc nghếch mà
chỉ là giả vờ ngốc để đạt được mục đích nào đó. Đây là dạng đặc biệt của nhân vật thông minh, nhân vật chẳng những không ngốc mà còn đóng vai chàng ngốc thành công.