Kết cấu của truyện cổ tích thần kì

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Đặc trưng một số thể loại truyện dân gian trong chương trình tiểu học (Trang 45 - 47)

6. Cấu trúc của đề tài

2.3.2.1. Kết cấu của truyện cổ tích thần kì

Truyện cổ tích thường được xây dựng theo một sơ đồ chung nhất định. Cơ sở để xác lập sơ đồ kết cấu truyện cổ tích thần kì là những hành động của nhân vật chính. Có thể phác thảo sơ đồ đó như sau:

+ Phn đầu: nhân vt chính xut hin

- Mô típ a: sự xuất thân thấp hèn (loại nhân vật bất hạnh)

- Mô típ b: sự ra đời thần kì (loại nhân vật kì tài)

+ Phn gia: cuc phiêu lưu ca nhân vt chính trong“thế gii c

tích”

1. Ra đi

- Mô típ a: rời nhà đi nơi xa.

- Mô típ b: bước vào tình huống, hoàn cảnh khác thường.

2. Gặp thử thách, lực lượng thù địch

- Mô típ a: gặp nhiều (thường là ba) thử thách, địch thủ. - Mô típ b: gặp một thử thách, địch thủ.

3. Chiến thắng thử thách, lực lượng thù địch - Mô típ a: nhờ trợ thủ thần kì.

- Mô típ b: bằng tài trí, lòng tốt.

+ Phn kết: Đổi đời hay là s thay đổi s phn trong “thế gii c tích”

- Mô típ a: thưởng (cho nhân vật chính) và phạt (đối với kẻ ác, lực lượng thù địch).

- Mô típ b: nhân vật chính được đền bù, được giải thoát khỏi sự bất hạnh, sự biến hóa siêu nhiên.

Ví dụ: ta có thể phân tích cấu trúc truyện “Cây khế” (Tiếng Việt 1, tập 1) để thấy rõ điều đó.

Phn đầu

Nhân vật chính diện, người em xuất hiện trong hoàn cảnh cực kì tội nghiệp. Cha mẹ mất sớm, để lại tài sản cho hai anh em nhưng người anh tham lam độc ác đã lấy hết gia tài và chỉ cho người em cây khế sau vườn.

Phn gia

Người em hiền lành, tội nghiệp nhận lấy gia tài của mình và chăm sóc cây khế cho đến ngày nó ra hoa, kết quả. Bỗng một ngày kia, từ đâu xuất hiện một con chim lạ bay đến ăn khế. Người em van nài chim đừng ăn khế thì

chim lại trả lời “Ăn một quả khế, trả một cục vàng, may túi ba gang, mang đi mà đựng”. Nghe lời chim thần, người em tới đảo hoang lấy vàng và trở nên giàu có.

Phn kết

Người anh thấy em mình giàu có khác thường cũng lân la hỏi chuyện, nghe người em kể lại, người anh âm mưu đổi tất cả gia sản để lấy cây khế, chỉ mong gặp được chim thần. Và mong ước đó của người anh cũng trở thành hiện thực. Chim thần lại đến không quên dặn dò người anh những điều tương tự. Nhưng vì bản tính tham lam, thay vì may túi ba gang thì người anh lại may túi sáu gang và kết quả là phải trả giá bằng tính mạng của mình.

Qua ví dụ trên, chúng ta thấy rõ được kết cấu trên đã thể hiện được tính chất trọn vẹn khi kể về cuộc đời, số phận của nhân vật chính, tính chất phiêu lưu của cuộc đời nhân vật chính và yếu tố thần kì trong câu chuyện.

Kết cấu của truyện “Tấm Cám” (Tiếng Việt 4, tập 2), là mô típ tiêu biểu mang tính quốc tế nhưng dấu ấn hồn Việt rất rõ ràng. Trước hết nó đảm bảo triết lý dân gian mang màu sắc Á Đông đó là sự luân hồi qua nhiều kiếp. Đây là nét đặc biệt trong thi pháp truyện cổ Á Đông mà phương Tây không có. Mặc dù có sự biến ảo nhưng không biểu hiện sự luân hồi mạnh mẽ. Ở quá trình luân hồi này, mỗi vật được biến ảo thành vẫn bộc lộ một sức sống mạnh mẽ, tiếp tục thực hiện các chức năng của mình. Tấm chết đi sống lại rồi quằn quại hóa thân qua bao tai kiếp, con chim vẫn biết nghe tiếng người, khung cửi biết nói... từ cô Tấm thảo hiền thành cô Tấm hoàng hậu vẹn nguyên vị trí không sai lệch. Đó cũng là triết lý dân gian lành mạnh khỏe khoắn của văn hóa Việt.

Diễn biến truyện có biến thiên nhưng kết cục có hậu là nét thi pháp điển hình của truyện cổ tích thần kì đã được thể hiện đậm đà trong truyện. Đó chính là khát vọng chiến thắng, khát vọng đạo lý công bằng mà tác giả dân gian nào khi sáng tác cũng phải đề cập đến và có kết cục như vậy.

Nhìn chung kết cấu được xây dựng theo trình tự nhân quả (hay trình tự thời gian) các sự việc liên tiếp xuất hiện theo trình tự trước sau. Người kể chuyện là người đứng bên ngoài chuyện trên nguyên tắc biết hết mọi điều về câu chuyện và thực hiện hành vi kể lại. Tất nhiên kết cấu truyện phụ thuộc vào cốt truyện và đồng nhất với cốt truyện.

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Đặc trưng một số thể loại truyện dân gian trong chương trình tiểu học (Trang 45 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)