Các nhân vật khác

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Đặc trưng một số thể loại truyện dân gian trong chương trình tiểu học (Trang 55 - 58)

6. Cấu trúc của đề tài

3.1.1.2. Các nhân vật khác

Ngoài nhân vật là trẻ em thì nhân vật trong truyện cười xuất hiện mọi tầng lớp trong xã hội, từ vua chúa, thần thánh, quan lại, địa chủ, ông đồ… cho tới những con người bình dân, hay nhân vật trong truyện trạng. Nhân vật trong truyện cười có nét “độc đáo”, khó quên, dễ hình dung và ta dễ dàng bắt gặp một “kiểu người” trong xã hội.

Trong chương trình Tiểu học thì các nhân vật trong truyện cười là những con người bình dân cũng có nhiều tác phẩm, chắc hẳn vì nó mang lại sự gần gũi cho các em nhỏ. Chẳng hạn, truyện “Há miệng chờ sung” (Tiếng Việt 2, tập 1).

“Xưa có mt anh chàng m côi cha m nhưng chng chu hc hành, làm lng gì c. Hng ngày, anh ta c nm nga dưới gc cây sung, há ming ra tht to, ch cho sung rng vào thì ăn… Ôi chao! Người đâu mà lười thế!”

[11;tr.109].

Câu nói cuối cùng của anh chàng trong truyện làm cho ta buồn cười, bởi lẽ anh ta là một người lười nhác thể hiện ở hành động “nằm ngửa dưới gốc cây sung, há miệng ra thật to, chờ cho sung rụng vào thì ăn”. Thế nhưng khi người qua đường dùng hai ngón chân cặp quả sung, bỏ vào miệng cho chàng lười thì anh ta lại chê người ta lười. Câu chuyện “Há miệng chờ sung” chế diễu anh chàng lười nhác và đáng cười hơn anh ta không biết mình là ai đã lười còn dám chê người khác. Qua truyện đọc, các em học sinh phần nào hiểu được rằng lười nhác là không tốt, trong cuộc sống hằng ngày hay trong học tập cũng phải siêng năng thì mới đi đến thành công. Đồng thời mỗi người khi muốn phê bình người khác thì trước tiên phải xem xét lại bản thân mình. Mẫu truyện tiếp theo nói về một anh chàng ngốc, truyện “Đánh dấu mạn thuyền” (Tiếng Việt 4, tập 1).

“Xưa có người đi thuyn, kiếm git bên hông, chng may làm kiếm rơi xung nước… Khi nào thuyn cp bến, c theo ch đã đánh rơi mà mò, th

Câu chuyện đáng cười ở chỗ anh chàng ngốc lại tưởng đánh dấu mạn thuyền chỗ rơi kiếm là mò được kiếm. Sau tiếng cười, người ta chế diễu lời nói có phần không biết suy nghĩ của anh chàng ngốc.

Hầu hết các nhân vật trong truyện cười mang tính chất phiếm chỉ, có nghĩa là mỗi nhân vật xuất hiện với những cái tên chung chung chứ không phải là một con người cụ thể nhất định nào đó. Như hai nhân vật của hai câu chuyện ở trên cũng không có tên gọi cụ thể nhưng đều có cái đáng cười để người ta chế diễu. Anh chàng trong truyện “Giữa cơn hoạn nạn” (Tiếng Việt 5, tập 2) cũng có cái cho người ta cười.

“Mt chiếc thuyn ra đến gia dòng sông thì b rò… Vic gì phi lo nh? Thuyn này đâu có phi ca tôi!” [18;tr17].

Câu chuyện kể về một chiếc thuyền đang bị chìm, ai nấy đều hoảng hốt, ra sức tát nước còn anh chàng nọ vẫn thản nhiên. Khi có người hỏi

“Thuyn sp chìm xung đáy sông ri, sao anh vn thn nhiên vy?”, anh ta trả lời hết sức thản nhiên “Vì thuyn đó đâu phi ca tôi”. Câu trả lời của anh ta khiến người đọc phải bật cười, cười chỉ trích những con người vô tâm, ích kỉ trong xã hội. Các em nhỏ cũng sẽ rút ra được cho mình một bài học là sống phải biết nghĩ cho người khác, không chỉ nghĩ cho riêng mình.

Nhân vật truyện cười đơn giản chỉ là hành vi, ứng xử của nhân vật trong một hoàn cảnh nhất định và những hành vi ứng xử ấy luôn biểu hiện ở lời nói, cử chỉ đáng cười. Thường thì các yếu tố lời nói đáng cười, cử chỉ, hành động đáng cười, hoàn cảnh đáng cười ít khi được dùng đơn lẻ. Sự liên hoàn, tương hổ của chúng đã mang lại tính logic để làm bật ra tiếng cười sảng khoái cho trẻ thơ và đặc biệt làm nổi bật nhân vật đáng cười trong câu chuyện. Chuyện “Bốn cẳng và sáu cẳng” (Tiếng Việt 3, tập 2) là một ví dụ.

“Có mt chú lính được quan sai đi làm vic gp… Anh hi hay tht! Bn cng li nhanh hơn sáu cng được à!” [14;tr.142].

Truyện gây cười vì chú lính tưởng rằng tốc độ nhanh hay chậm phụ thuộc vào số lượng cẳng ngựa và người cùng chạy, số cẳng càng lớn thì tốc độ càng cao. Nhân vật đáng cười trong câu chuyện là chú lính đã thật sự bộc lộ rõ khi xét về phương diện cấu tạo, truyện này có cả lời nói đáng cười “Anh nói hay tht, bn cng li nhanh hơn sáu cng được à”, hành động đáng cười

“Chú lính dt nga ra đường không cưỡi nga để đi cho nhanh mà c đánh nga ri cm c chy theo”, hoàn cảnh đáng cười “Có mt chú lính được

quan sai đi làm vic gp”. Nhờ đó người đọc càng thấy rõ được bản chất ngốc nghếch của chú lính. các nhân vật trong truyện cười không có tên tuổi rõ ràng, người đọc không quan tâm đó là ai, người ta chỉ quan tâm đến câu chuyện muốn nói điều gì.

Ngoài ra, nhân vật truyện cười còn có các nhân vật trong truyện trạng như (Trạng Quỳnh, Trạng Lợn, Xiển Bột, Ba Phi…) thuộc hệ thống những truyện kể các nhân vật trí xảo, đối xứng với hệ thống những truyện về nhân vật khờ khạo ở trên. Ví dụ như truyện “Mừng học trò” (Truyện đọc 4), nhân vật Xiển Bột là chắt Trạng Quỳnh. Câu chuyện nói về một dòng chữ mà Xiển tặng cho cậu học trò cũ “Thượng đẳng tối linh”, nhưng các quan lại bạn của cậu học trò cho rằng như thế là phản nghịch và đã mời Xiển đến giãi bày

“Thượng đẳng nghĩa là bc trên, ti linh là lính tôi. Anh này tuy thi đỗ làm quan, thế là bc trên ca tôi, nhưng dù sao vn ch là lính ca tôi, là hc trò

mà thôi” [25;tr.188], người đọc chắc hẳn phải bật cười với cách giãi bày hóm

hỉnh của Xiển khiến các quan đành chịu. Câu chuyện khen ngợi tài trí của Xiển Bột qua việc giải nghĩa hài hước đến bất ngờ.

Như vậy, ta thấy thế giới nhân vật trong truyện cười cũng phong phú không thua kém gì các thể loại khác trong truyện dân gian. Các mẫu truyện vui trong chương trình Tiểu học đa phần là những truyện gần gũi, quen thuộc thường gặp trong cuộc sống hằng ngày của học sinh Tiểu học vì thế có tác dụng rất lớn trong việc giáo dục trẻ thơ. Chúng mang đến cho người học sự vui vẻ, hóm hỉnh còn cho các em tính hài hước, thông minh, tập cho trẻ năng lực phân tích, suy luận và sự phê phán của lí tính. Đặc biệt từ sự phát hiện ra điều nghịch lí của các lời nói, cử chỉ, hành động đáng cười, các em sẽ tự điều chỉnh hành vi của mình trong cuộc sống cho đúng đắn.

3.1.2. Kết cấu

Truyện cười với kết cấu kịch tính, bất ngờ. Mỗi truyện cười như một vở hài kịch nhỏ và yếu tố bất ngờ thường gắn với việc đột nhiên bộc lộ mâu thuẫn ở trong hiện tượng. Dẫu bố cục như thế nào thì truyện cười dân gian cũng nhằm đạt được kịch tính cao nhất. Cái cười, như ta đã biết, đòi hỏi hai điều kiện: một là có hiện tượng buồn cười (điều kiện cần), hai là người cười phải tự mình nhận ra cái đáng cười (điều kiện đủ). Thiếu điều kiện thứ nhất thì tất nhiên không thể có cái cười. Nhưng, thiếu điều kiện thứ hai thì cũng không có cái cười. Do đó, mấu chốt của nghệ thuật gây cười là ở chỗ phải làm

sao cho cái đáng cười tự nó bộc lộ ra một cách cụ thể, sống động và thật tức cười để người nghe, người đọc tự mình phát hiện ra nó mà cười. Tiếng cười hài hước là tiếng cười thông minh, tiếng cười biết một cách sâu sắc và tế nhị các hiện tượng của cuộc sống.

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Đặc trưng một số thể loại truyện dân gian trong chương trình tiểu học (Trang 55 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)