Kết cấu của truyện cổ tích loài vật

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Đặc trưng một số thể loại truyện dân gian trong chương trình tiểu học (Trang 48 - 53)

6. Cấu trúc của đề tài

2.3.2.3.Kết cấu của truyện cổ tích loài vật

Hình thức kết cấu phổ biến hơn cả của truyện cổ tích về loài vật là hình thức “truyện kể ngắn – đối thoại”. Với kết cấu này câu chuyện thường mang dáng dấp một hành động kịch. Độ dài thời gian của hành động thường được biểu thị bằng hệ thống trùng lặp.

Về mặt kết cấu cũng có thể phân biệt những truyện đơn tình tiết, đa tình tiết và những truyện được cấu tạo theo chuỗi. Chẳng hạn truyện “Cóc kiện trời” (Tiếng Việt 3, tập 2) với đa tình tiết.

“Ngày xưa, có mt năm nng hn rt lâu, rung đồng nt n, cây c

try trơ, chim muông khát khô c hng. Cóc thy nguy quá bèn lên thiên đình kin Tri… Tđó, h Cóc nghiến răng là tri đổ mưa” [14;tr122].

1/ Tình tiết kết đoàn của Cóc với Ong vò vẽ, Gà và Cọp trên đường lên trời. 2/ Tình tiết giao đấu (đấu lực, đấu lí) của Cóc và các “chiến hữu” với trời và quân tướng nhà trời.

Với kết cấu như trên câu chuyện sẽ trở nên hấp dẫn và thu hút các em nhỏ hơn. Mỗi tình tiết lại có ý nghĩa riêng trong việc tạo nên một kết cấu hoàn chỉnh.

Không phải tất cả truyện cổ tích về loài vật đều kết thúc có hậu như truyện cổ tích thần kì. Tuy nhiên, những truyện không có kết thúc có hậu không hề có âm điệu bi kịch.

Truyện cổ tích về loài vật có khả năng ngụ ý tiềm tàng. Đây là khả năng tự nhiên của những truyện kể về loài vật. Khả năng này nếu được khai thác một cách có chú ý sẽ đem lại cho truyện cổ tích về loài vật những ngụ ý xã hội sâu xa, những ý nghĩa giáo huấn rõ ràng. Về mặt kết cấu, dụng ý này biểu hiện ở cách kết thúc câu chuyện kể bằng một bài học, được biểu đạt súc tích bằng một câu nói cô đúc, một câu tục ngữ hoặc một câu vần, vè. Trong truyện “Cò và Vạc” (Tiếng Việt 2, tập 1).

“Cò và Vc là hai anh em, nhưng tính nết rt khác nhau… Sau nhng bui mò tôm bt c, Cò li đậu trên ngn tre gi sách ra đọc” [11;tr.151].

Trong câu chuyện, vì Cò siêng năng nên học giỏi nhất lớp. Còn Vạc lười biếng, không chịu học hành, suốt ngày chỉ rúc vào trong cánh để ngủ nên chúng bạn chê cười, đêm đến Vạc mới dám bay đi kiếm ăn. Câu chuyện mang đến cho các em học sinh một bài học, đó là phải chăm chỉ học hành thì mới thành công được.

Đối với học sinh Tiểu học, các kiểu kết cấu trên sẽ giúp các em đến gần hơn với truyện cổ tích, đồng thời các em được học nhiều bài học giáo dục ý nghĩa.

2.3.3. Ngôn ngữ

Ngôn ngữ cổ tích là ngôn ngữ “kể”, ngôn ngữ trần thuật. Vì mục đích cho dễ nhớ, dễ thuộc, dễ tiếp thu nên đa số câu văn kể cổ tích là câu đơn, câu trần thuật chủ yếu là câu kể, câu tả và câu đối thoại không nhiều. Ví dụ như trong truyện “Tìm ngọc” (Tiếng Việt 2, tập 1).

“Xưa có chàng trai thy mt bn tr định giết con rn nước lin b tin ra mua, ri th rn đi… Chàng trai vô cùng mng r, càng thêm yêu quý hai con vt thông minh, tình nghĩa” [11;tr.138].

Trong truyện tác giả sử dụng ngôn ngữ “kể”, kể lại câu chuyện tìm ngọc của Chó và Mèo cho chàng trai trong câu chuyện. Câu chuyện không tả gì về chàng trai, cũng không tả gì về hai con vật thông minh, tình nghĩa. Trong đó cũng không có cuộc đối thoại nào giữa chàng trai và hai con vật hay giữa hai con vật với nhau.

Cách tả của cổ tích cũng chỉ một vài nét phác họa có tính chất giới thiệu chung chung. Chẳng hạn trong truyện “Tấm Cám” (Tiếng Việt 4, tập 2), truyện kể rằng cô Tấm xinh đẹp nhưng đẹp ra sao thì truyện cổ tích không nói đến mà người nghe có quyền tưởng tượng ra cho mình một cô Tấm. Như vậy giữa người kể và người nghe cùng đồng sáng tạo.

Về phương diện cú pháp, câu cổ tích thường có ba loại chủ yếu: câu tồn tại, câu luận, câu hoạt động. Câu tồn tại nhằm mục đích giới thiệu nhân vật

“Ngày xưa, có mt người nhà giàu, v chết sm để li mt cô con gái”

[25;tr.119] truyện “Cô bé lọ lem” (Truyện đọc 4). Câu luận nhằm định tính, định danh nhân vật, “Ngày xưa, có mt cô gái tên là A-i-ô-ga” [25;tr.117] truyện “A-i-ô-ga” (truyện đọc 4). Phổ biến nhất vẫn là câu hoạt động. Có một số dạng công thức trần thuật. Công thức miêu tả hoàn cảnh sống của nhân vật:

“Nhà nghèo đến ni…”, “Tui đã cao mà chưa có con…”, “B m chng may mt sm, không nơi nương ta…”. Công thức miêu tả thời gian theo sự kiện, hoạt động của nhân vật: “Mt hôm, gì bo…”, “Thm thot đã đến ngày…”, “Dt li, Bt hin ra…” vv…

Trong truyện cổ tích, có những mô típ ngôn ngữ như mô típ mở đầu và kết thúc. Mở đầu thường có câu: “Ngày xa ngày xưa, đã lâu lm ri, ti mt làng n…” hoc “Xưa kia có mt làng n, có mt gia đình…”… Công thức kết thúc thì tùy từng loại cổ tích mà có kết thúc phù hợp.

Ngoài ngôn ngữ văn xuôi là chủ đạo thì cổ tích còn có ngôn ngữ vần vè của tục ngữ, thành ngữ, ca dao nhằm gây ấn tượng mạnh. Những câu thành ngữ, tục ngữ như rung cò bay thng cánh, bng làm d chu… Những câu ca dao như:

Con v khôn ly thng chng di Như bông hoa lài cm bãi ct trâu

Trong truyện cổ tích, có truyện sử dụng ngôn ngữ văn xuôi xen lẫn văn vần. Điển hình là truyện “Tấm Cám” (Tiếng Việt 4, tập 2), đã sử dụng nhiều câu thoại bằng hình thức vần vè.

Lời gọi Bống của Tấm:

Cái Bng là cái Bng bang! Lên ăn cơm vàng, cơm bc nhà ta Chăn cơm hm, cháo hoa nhà người

Tiếng Gà:

Cc ta cc tác! Cho ta nm thóc Ta bi xương cho

Lời của mẹ con Cám:

Chuông khánh còn chng ăn ai Na là mnh chnh vt ngoài bi tre

Tiếng chim vàng anh: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Git áo chng tao Thì git cho sch Phơi áo chng tao Thì phơi bng sào Ch phơi b rào Rách áo chng tao

Tiếng khung cửi:

Cót ca cót két Ly tranh chng ch

Ch khoét mt ra

So với các thể loại trước đó thì câu văn trong cổ tích đa dạng, phong phú hơn về kiểu câu, phong cách ngôn ngữ. Càng về sau câu văn cổ tích gần với phong cách văn học.

Qua tìm hiểu những đặc trưng về truyện thần thoại, truyền thuyết, cổ tích, ta thấy mỗi thể loại có những đặc sắc riêng về nhân vật, kết cấu – cốt truyện và ngôn ngữ. Nhân vật chính của truyện thần thoại là thần, truyền thuyết là những anh hùng lịch sử, sáng tạo văn hóa. Nhân vật chính trong cổ tích đa dạng, phong phú hơn, có thể là con người, con vật... Thần thoại với cốt truyện chỉ tập trung vào một nhân vật thì truyền thuyết lại xoay quanh nhiều

nhân vật và truyện cổ tích là sự hội tụ của đa dạng nhiều kết cấu. Mỗi thể loại có những nét riêng về ngôn ngữ. Tuy vậy, các thể loại đều có sự gần gũi, giao thoa với nhau. Chỗ dựa của truyền thuyết thời kì đầu chính là nguồn thần thoại, trong những chủ đề nổi bật của truyền thuyết có chủ đề đấu tranh giai cấp, mâu thuẫn giàu nghèo, đó đồng thời là chủ đề tiêu biểu của truyện cổ tích. Dẫu được thể hiện như thế nào thì cả ba thể loại đều mang đến một thế giới kì diệu và rất gần gũi với các em học sinh Tiểu học. Thông qua các mẫu truyện hấp dẫn, các em nhỏ sẽ học được nhiều điều bổ ích và trưởng thành hơn.

CHƯƠNG 3: ĐẶC TRƯNG VỀ TRUYỆN CƯỜI,

TRUYỆN NGỤ NGÔN TRONG CHƯƠNG TRÌNH TIỂU HỌC 3.1. Đặc trưng về truyện cười trong chương trình Tiểu học 3.1.1. Nhân vật

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Đặc trưng một số thể loại truyện dân gian trong chương trình tiểu học (Trang 48 - 53)