Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kĩ thuật

Một phần của tài liệu ĐỊNH HƯỚNG bảo tồn tài NGUYÊN DU LỊCH NHÂN văn ở TỈNH BÌNH DƯƠNG PHỤC vụ DU LỊCH (Trang 50 - 53)

7. Cấu trúc của đề tài

2.2.3. Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kĩ thuật

2.2.3.1. Cơ sở hạ tầng * Ưu điểm

Giao thông của tỉnh Bình Dương khá thuận tiện, có tuyến quốc lộ 13 và quốc lộ 14 xuyên suốt tỉnh, nhiều đường liên tỉnh nối liền các vùng. Về giao thông công cộng, hiện nay tỉnh có 9 tuyến xe buýt hoạt động xuyên suốt tỉnh và các tỉnh lân cận. Ngoài ra, hệ thống đường sông cũng có giá trị giao thông lớn, có khả năng khai thác phục vụ du lịch. Đây là một thế mạnh để mọi tầng lớp du khách có thể tham quan các địa điểm du lịch một cách thuận tiện, dễ dàng với rất nhiều sự lựa chọn.

Song song đó, cùng với quá trình công nghiệp hóa, cơ sở hạ tầng của tỉnh không ngừng được mở rộng và nâng cấp. Ngày 5-6-2007, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng ký ban hành Quyết định số 81/2007/QĐ – TTg phê duyệt “Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội tỉnh Bình Dương đến năm 2015 – 2020”. Theo quy hoạch, kết cấu hạ tầng kỹ thuật mà chủ yếu là giao thông phát triển đường bộ theo hướng kết nối với hệ thống quốc lộ hiện đại với sân bay quốc tế và cụm cảng biển Thị Vải – Vũng Tàu và hệ thống hạ tầng kỹ thuật khác. Tập trung phát triển các trục giao thông đường bộ từ Đại lộ Bình Dương đi cửa khẩu Hoa Lư, từ Đại lộ Bình Dương đi Đồng Xoài, từ Đại lộ Bình Dương đi Dầu Tiếng, đường cao tốc Mỹ Phước – Tân Vạn. Ngoài ra, hệ thống Metro (tàu điện ngầm) từ trung tâm

TP. HCM sẽ được kết nối đi Thủ Dầu Một.

Như vậy, với quy hoạch này, Bình Dương sẽ hoàn toàn “thay da đổi thịt” trở thành một đô thị hiện đại, giao thông nối kết, thuận lợi. Chính hạ tầng đã góp phần “thổi” một làn gió mới cho du lịch Bình Dương, mang du khách đến với các địa điểm du lịch nhanh chóng và thuận tiện hơn, tiết kiệm thời gian di chuyển đồng thời đảm bảo sức khỏe để du khách có thể tận hưởng hết những điều thú vị tại các điểm du lịch.

* Hạn chế

Hệ thống đường giao thông vào tận nơi của một số điểm du lịch còn không ít hạn chế, gây khó khăn cho việc khai thác và phát triển du lịch. Tại nhà cổ Trần Công Vàng, con đường vào ngôi nhà cổ hiện nay vẫn còn tồn tại cảnh bán buôn chen lấn của các tiểu thương gây không ít khó khăn cho hoạt động du lịch. Tại các

làng nghề, hệ thống đường chưa được đầu tư đúng mức, mặt đường chưa được tráng

nhựa, lồi lỏm khó khi. Bên cạnh đó, khu sản xuất sản phẩm nằm một nơi trong khi phòng trưng bày các sản phẩm hoàn chỉnh lại nằm một nẻo. Trong trường hợp nếu như có du khách nào muốn mua sản phẩm mình ưng ý thì buộc phải đi bộ một quãng đường khá xa.

2.2.3.2. Cơ sở vật chất kĩ thuật

Trong những năm gần đây, do nhu cầu phát triển của ngành du lịch, cơ sở vật chất kĩ thuật phục vụ du lịch của tỉnh đã có nhiều tiến bộ. Tuy nhiên, do chưa có quy hoạch đồng bộ nên hệ thống cơ sở vật chất kĩ thuật chưa thật sự hoàn chỉnh để giúp khai thác tối đa các tài nguyên du lịch của tỉnh.

* Các cơ sở phục vụ lưu trú

Ưu điểm

Theo báo cáo“Công tác quản lý nhà nước về du lịch ước thực hiện năm 2011

phương hướng nhiệm vụ năm 2012” của Sở VHTT&DL tỉnh Bình Dương, đến

31/10/2011,các đơn vị động kinh doanh khách sạn – nhà nghỉ chủ yếu theo các loại

hình doanh nghiệp tư nhân, Công ty trách nhiệm hữu hạn, Công ty cổ phần. Ngoài ra trên địa bàn tỉnh còn có loại hình hộ kinh doanh cá thể, với ngành nghề kinh doanh: nhà nghỉ trọ, nhà nghỉ bình dân, lưu trú trong thời gian ngắn... Đến cuối tháng 10/2011 trên địa bàn tỉnh có 169 cơ sở (hoạt động theo loại hình hộ kinh doanh cá thể), với 2.281 phòng, với số vốn đăng ký khoảng 63,9 tỷ đồng.

Bảng 2.5: Tình hình phát triển cơ sở kinh doanh dịch vụ lưu trú Bình Dương giai đoạn 2007 – 2011 Năm 2007 2008 2009 2010 2011 Số khách sạn – nhà nghỉ 95 120 150 200 227 Số phòng 2.722 3.044 3.674 5.158 6.153 Tổng vốn đăng kí (tỉ đồng) 703 720,2 820 954 1.119,3

(Nguồn: Sở VHTT&DL Bình Dương)

Để kiểm soát chất lượng dịch vụ lưu trú phục vụ du lịch, Sở VHTT&DL cũng thường xuyên tiến hành thẩm định phân loại xếp hạng cơ sở lưu trú du lịch theo Bộ Tiêu chuẩn Quốc gia do Bộ Khoa học - Công nghệ ban hành.

• Hạn chế

Các hộ kinh doanh này có cơ sở vật chất trang thiết bị, tiện nghi có chất lượng thấp, đơn giản chưa đảm bảo các điều kiện theo quy định để phục vụ khách đến lưu trú dài ngày, hầu hết đều phục vụ lưu trú trong thời gian ngắn. Số lượng cơ sở kinh doanh dịch vụ lưu trú trên cơ bản đáp ứng được nhu cầu lưu trú của du khách. Tuy nhiên, do chưa được đào tạo nhiều trong công tác quản lý, chăm sóc khách hàng và kinh doanh chuyên nghiệp nên công suất sử dụng phòng của các khách sạn, nhà nghỉ trên địa bàn tỉnh còn hạn chế, bình quân khoảng 55% (trong đó các khách sạn xếp hạng 3 sao, công suất sử dụng phòng đạt 65-70%, các khách sạn xếp hạng 1 đến 2 sao công suất sử phòng khoảng 55- 60%, còn lại các nhà nghỉ công suất sử dụng

phòng bình quân khoảng 50%).

Hầu hết các cơ sở lưu trú nằm ở Thành phố Thủ dầu một, Thuận An, Dĩ An – nơi có tài nguyên du lịch nhân văn phong phú và hoạt động du lịch phát triển mạnh mẽ.

* Các cơ sở phục vụ ăn uống

So với các cơ sở phục vụ lưu trú, cơ sở phục vụ ăn uống rất khó thống kê vì quy mô kinh doanh rất khác nhau và không chịu sự quản lý trực tiếp của Sở VHTT&DL tỉnh. Song với sự phát triển công nghiệp nhanh và mạnh của tỉnh như

hiện nay, mạng lưới các cơ sở phục vụ ăn uống cũng ngày càng dày đặc và phong phú về loại hình, quy mô. Trong số đó, loại hình kinh doanh nhà hàng cũng bước đầu có tín hiệu lạc quan kịp thời phục vụ nhu cầu đa dạng và ngày càng cao của du khách.

Về phân bố, cũng như các cơ sở phục vụ lưu trú, các nhà hàng chủ yếu tập trung ở những nơi có điều kiện kinh tế - xã hội phát triển cao và sự phát triển du lịch mạnh mẽ.

2.3. Hiện trạng khai thác tài nguyên du lịch nhân văn ở tỉnh Bình Dương

Một phần của tài liệu ĐỊNH HƯỚNG bảo tồn tài NGUYÊN DU LỊCH NHÂN văn ở TỈNH BÌNH DƯƠNG PHỤC vụ DU LỊCH (Trang 50 - 53)