Định hướng bảo tồn

Một phần của tài liệu ĐỊNH HƯỚNG bảo tồn tài NGUYÊN DU LỊCH NHÂN văn ở TỈNH BÌNH DƯƠNG PHỤC vụ DU LỊCH (Trang 105 - 107)

7. Cấu trúc của đề tài

3.2. Định hướng bảo tồn

Bình Dương có tài nguyên du lịch rất phong phú, có thể khai thác tốt phục vụ phát triển du lịch. Tuy nhiên, có tài nguyên, không có nghĩa là đã có sản phẩm du lịch. Tài nguyên du lịch nhân văn mà cụ thể là các di tích thắng cảnh, công trình kiến trúc tôn giáo, lễ hội, làng nghề… nếu không được đưa ra giới thiệu với công

chúng, không phục vụ du lịch thì vẫn mãi là tài nguyên, không hình thành nên sản

phẩm du lịch.

Bình Dương có tài nguyên du lịch rất phong phú, có thể khai thác tốt phục vụ phát triển du lịch. Tuy nhiên, có tài nguyên, không có nghĩa là đã có sản phẩm du lịch. Tài nguyên du lịch nhân văn mà cụ thể là các di tích thắng cảnh, công trình kiến trúc tôn giáo, lễ hội, làng nghề… nếu không được đưa ra giới thiệu với công

chúng, không phục vụ du lịch thì vẫn mãi là tài nguyên, không hình thành nên sản phẩm du lịch.

Hiện trạng khai thác các tài nguyên này vào phục vụ du lịch trong giai đoạn

2000 – 2011 cho thấy tiềm năng lớn vốn có chưa phát triển tương xứng. Nguyên

nhân là do sự phát triển không đồng bộ giữa đầu tư quy hoạch cho tài nguyên, chất lượng của các dịch vụ du lịch và hoạt động bảo tồn. Trong đó hoạt động bảo tồn tài nguyên có ý nghĩa rất lớn đối với phát triển du lịch, nhất là các di tích cấp quốc gia, các công trình kiến trúc hàng trăm tuổi.

Hiện nay vấn đề bảo tồn đã và đang được Sở VHTT&DL và các ban ngành

trong tỉnh quan tâm đáng kể. Vấn đề đặt ra là phải hiểu đúng về yêu cầu của công

tác bảo tồn, nhất là bảo tồn để khai thác cho phát triển du lịch. Bảo tồn các tài nguyên du lịch nhân văn không phải là việc bảo vệ giữ gìn càng cẩn thận, càng chắc chắn càng tốt bằng cách “cất giấu” thật kỹ hoặc hạn chế mọi người tiếp cận, nhất là những di tích lịch sử cấp quốc gia công trình kiến trúc, nghệ thuật có giá trị. Trái lại, bảo tồn để khai thác cho phát triển du lịch phải là “bảo tồn tích cực”, nghĩa là đưa các tài nguyên du lịch nhân văn vào phục vụ cuộc sống. Du lịch là một phương thức để đưa các tài nguyên này đến với công chúng. Thông qua hoạt động du lịch mà những tài nguyên du lịch nhân văn vốn đang “khô cứng” hoặc đang bị “bảo tàng hóa” được “sống” trở lại, được phục vụ, được cống hiến với sứ mạng nhân văn cao cả. Song song đó, cũng cần phải tránh những quan niệm sai lầm về việc bảo tồn và đặc biệt là những nhìn nhận sai lệch về nhu cầu của du lịch đối với tài nguyên du lịch nhân văn. Trong quá trình trùng tu, tôn tạo các di tích, thắng cảnh, công trình kiến trúc, làng nghề nếu không nghiên cứu kĩ về lịch sử hình thành, các giá trị nhân văn cốt lõi bên trong, cùng việc quá chú trọng tính thương mại và mục đích lợi nhuận, sẽ làm mất đi “nguyên bản” của tài nguyên và mất đi tính nhân văn vốn có. Điều này về lâu dài sẽ làm chết mòn các giá trị và tiềm năng du lịch vốn có, gây bước cản lớn trong quá trình khai thác phục vụ du lịch hiện tại và phát triển theo hướng bền vững.

Vì những nguyên nhân trên, việc đề ra định hướng nhằm bảo tồn và phát triển tài nguyên du lịch nhân văn phục vụ du lịch là rất cấp bách và quan trọng. Việc định hướng phải dựa trên những cơ sở khoa học chắc chắn để đảm bảo tính khả thi và ảnh hưởng tích cực đến sự phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh.

Một phần của tài liệu ĐỊNH HƯỚNG bảo tồn tài NGUYÊN DU LỊCH NHÂN văn ở TỈNH BÌNH DƯƠNG PHỤC vụ DU LỊCH (Trang 105 - 107)