Khái niệm chung

Một phần của tài liệu ĐỊNH HƯỚNG bảo tồn tài NGUYÊN DU LỊCH NHÂN văn ở TỈNH BÌNH DƯƠNG PHỤC vụ DU LỊCH (Trang 25 - 26)

7. Cấu trúc của đề tài

1.3.1. Khái niệm chung

Hiện nay, du lịch bền vững là một xu thế của thời đại, là mục tiêu đặt ra cho phát triển và có ý nghĩa quan trọng không chỉ về mặt kinh tế mà còn có ý nghĩa đặc biệt đối với sự phát triển bền vững của xã hội, của cộng đồng dưới quan điểm khai thác tài nguyên và môi trường (bao gồm cả tự nhiên và nhân văn) trên phạm vi toàn cầu.

Khái niệm về du lịch bền vững mới xuất hiện trên cơ sở cải tiến và nâng cấp khái niệm về “du lịch mềm” của những năm 90 và thực sự gây được chú ý rộng rãi trong những năm gần đây.

Theo Hội đồng Du lịch và Lữ hành quốc tế (WTTC), 1996 thì: “Du lịch bền

vững là việc đáp ứng các nhu cầu hiện tại của du khách và vùng du lịch mà vẫn đảm bảo những khả năng đáp ứng nhu cầu cho các thế hệ du lịch tương lai”.

Du lịch bền vững đòi hỏi phải quản lý tất cả các dạng tài nguyên theo cách nào đó để chúng ta có thể đáp ứng các nhu cầu kinh tế, xã hội và thẩm mỹ trong khi vẫn duy trì được bản sắc văn hóa, các quá trình sinh thái cơ bản, đa dạng sinh học và các hệ đảm bảo sự sống.

Theo định nghĩa của Tổ chức Du lịch Thế giới - WTO đưa ra tại Hội nghị về

Môi trường và Phát triển của Liên hợp quốc tại Rio de Janeiro năm 1992 “Du lịch

bền vững là việc phát triển các hoạt động du lịch nhằm đáp ứng các nhu cầu hiện tại của khách du lịch và người dân bản địa trong khi vẫn quan tâm đến việc bảo tồn

và tôn tạo các nguồn tài nguyên cho việc phát triển hoạt động du lịch trong tương lai. Du lịch bền vững sẽ có kế hoạch quản lý các nguồn tài nguyên nhằm thoả mãn các nhu cầu về kinh tế, xã hội, thẩm mỹ của con người trong khi đó vẫn duy trì được sự toàn vẹn về văn hoá, đa dạng sinh học, sự phát triển của các hệ sinh thái và các hệ thống hỗ trợ cho cuộc sống của con người”.

Nhận thức được tầm quan trọng của du lịch đối với nền kinh tế quốc dân, nghị quyết của Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII đã xác định "... Phát triển du lịch tương xứng với tiềm năng du lịch to lớn của đất nước theo hướng du lịch văn hoá, sinh thái, môi trường. Xây dựng các chương trình và các điểm du lịch hấp dẫn về văn hoá, di tích lịch sử và khu danh lam thắng cảnh", đảm bảo sự phát triển bền vững của ngành du lịch.

Ngày nay, nói đến phát triển du lịch là nói đến sự phát triển bền vững. Sự phát triển sẽ không có ý nghĩa nếu những thành tựu đạt được của hiện tại ảnh hưởng sâu sắc đến lợi ích của tương lai. Trong phát triển du lịch nhân văn, sự bền vững chính là sự trường tồn và thăng hoa của các giá trị văn hóa, sự phát triển kinh tế xã hội vững chắc của cộng đồng địa phương. Sự bền vững phải được xem là tiêu chí phát triển ngay từ đầu và là kim chỉ nam cho định hướng khai thác.

Một phần của tài liệu ĐỊNH HƯỚNG bảo tồn tài NGUYÊN DU LỊCH NHÂN văn ở TỈNH BÌNH DƯƠNG PHỤC vụ DU LỊCH (Trang 25 - 26)