7. Cấu trúc của đề tài
2.1.1. Điều kiện tự nhiên
Vị trí địa lý: tỉnh Bình Dương thuộc vùng Ðông Nam Bộ, nằm ở toạ độ địa lý
10o69' -11o,30' vĩ độ Bắc, 106o6'- 107o kinh độ Ðông, cách thủ đô Hà Nội 1.749
km về phía Nam. Diện tích tự nhiên toàn tỉnh là 2.695,54 km2, chiếm 0,82% tổng diện tích tự nhiên cả nước. Phía Bắc giáp tỉnh Bình Phước, phía Ðông giáp tỉnh Ðồng Nai, phía Tây giáp tỉnh Tây Ninh và thành phố Hồ Chí Minh, phía Nam giáp thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh Bình Dương.
Các đường giao thông quan trọng như quốc lộ 13, 14, tuyến đường sắt Bắc - Nam, đường xuyên Á và là đầu mối giao lưu của các tỉnh miền Trung, Tây Nguyên theo quốc lộ 13, 14 về thành phố Hồ Chí Minh.
Thủy văn: Hệ thống sông ngòi chính trên địa bàn gồm có 3 con sông chính là sông Bé, sông Ðồng Nai, sông Sài Gòn. Hiện tại, các sông đang được khai thác để dùng cho thuỷ điện Trị An và thuỷ lợi Dầu Tiếng. Các con sông này cùng với nguồn nước ngầm tạo nên nguồn nuớc dồi dào đủ cung cấp nước cho sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, cho các nhu cầu sản xuất khác và dân sinh.
Ðịa hình: tỉnh Bình Dương nằm ở vị trí tiếp giáp giữa đồng bằng và cao nguyên nên địa hình chủ yếu là dạng đồi núi trung bình, thấp, tương đối bằng phẳng có độ dốc trung bình từ 2 - 5 độ, nền đất cao từ 20 - 25 m so với mặt biển.
Khí hậu: tỉnh Bình Dương nằm trong vùng cận xích đạo gió mùa, nóng ẩm, không có mùa đông lạnh với lượng mưa trung bình cả năm từ 1.600 - 1.650 mm, mưa nhiều từ tháng 4 cho đến tháng 11; từ tháng 1 đến 3 ít mưa, thời tiết khô nóng. Nhiệt độ trung bình hàng năm từ 26 - 27o C; số giờ nắng trong năm từ 2.500 - 2.700 giờ; độ ẩm trung bình là 79 - 80%. Hàng năm có 8 tháng nhiệt độ trung bình 25o C.
2.1.2. Tài nguyên nhiên nhiên
Tài nguyên đất: diện tích đất tự nhiên toàn tỉnh là 269.600 ha. Có 7 nhóm đất chính, trong đó đất xám chiếm 52,45% diện tích tự nhiên, đất đỏ vàng 24%, đất dốc tụ 12,09%, đất phù sa 5,79%, các loại đất khác chiếm tỷ lệ không đáng kể. Đất đai Bình Dương thích hợp với cây công nghiệp dài ngày, cây ăn quả, phát triển công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng và phát triển giao thông đô thị.
Tài nguyên rừng: Bình Dương có 13 nghìn ha rừng, trong đó có gần 10 nghìn ha rừng tự nhiên, 3.430 ha rừng trồng. Rừng Bình Dương có vai trò quan trọng về phòng hộ và ổn định về môi trường sinh thái. Đây là vành đai xanh của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.
Tài nguyên khoáng sản: Khoáng sản của tỉnh không phong phú, chủ yếu là khoáng sản phi kim loại. Tập trung ở phía nam tỉnh là cao lanh, trữ lượng 256 triệu tấn, được khai thác làm gốm sứ và chất phụ gia công nghiệp. Ở Bến Cát, Tân Uyên có sét gạch ngói, trữ lượng khoảng 629 triệu m3. Đá xây dựng tập trung ở Tân
Uyên, Thuận An, trữ lượng khoảng 220 triệu m3, cát xây dựng tập trung ở sông Sài
Gòn, cù lao Bình Chánh, cù lao Rùa và sông Thị Tính, trữ lượng khoảng 25 triệu m3
.
2.1.3. Dân số
Theo kết quả điều tra dân số ngày 01/04/2009, dân số của Bình Dương là 1.481.550 người. Do kinh tế phát triển nhanh, trong thời gian qua Bình Dương thu hút nhiều dân nhập cư từ các địa phương khác. Kết quả điều tra dân số năm 2009 cho thấy: trong 10 năm từ 1999 - 2009 dân số tỉnh Bình Dương đã tăng gấp đôi, là tỉnh có tốc độ tăng dân số cao nhất nước với tỷ lệ tăng trung bình 7,3%/năm. Theo số liệu Tổng cục thống kê năm 2011 thì dân số Bình Dương là 1.691.413 người và mật độ dân số là 628 người/km².
Trên địa bàn Bình Dương có 15 dân tộc, nhưng đông nhất là người Kinh và sau đó là người Hoa, người Khơ Me.