7. Cấu trúc của đề tài
2.2.2. Các nhân tố kinh tế xã hội, chính trị
2.2.2.1. Dân cư và lao động
* Dân cư
- Về quy mô dân số: Bình Dương là tỉnh có quy mô dân số khá lớn ở Đông Nam Bộ. Kể từ khi tái lập đến nay, quy mô dân số Bình Dương tăng gấp đôi, sự gia tăng này có phần đóng góp đáng kể của nguồn lao động nhập cư. Quy mô dân số lớn và tăng nhanh là một yếu tố thuận lợi để phát triển du lịch, đó sẽ vừa là lực lượng lao động và vừa là lực lượng tiêu thụ các sản phẩm của ngành du lịch.
Bảng 2.1:Quy mô dân số và mật độ dân số tỉnh Bình Dương giai đoạn 2000 - 2011
Năm 2000 2003 2005 2008 2011
Số dân
(Nghìn người) 742,8 853,8 1.030,7 1.106,3 1.691,4
Mật độ dân số
(Người/km²) 277 317 382 410 628
- Về phân bố dân cư và mật độ dân số: Bình Dương có 7 đơn vị hành chính, gồm 3 thị xã và 4 huyện. Phân bố dân cư giữa các thành phố, thị xã, huyện không đồng đều và có sự chênh lệch rất lớn. Sự khác biệt này là do ảnh hưởng của quá trình công nghiệp hóa – đô thị hóa của tỉnh. Từ năm 2000 đến nay, cùng với sự gia tăng dân số, mật độ dân số của tỉnh cũng không ngừng tăng lên, song song đó là khoảng cách ngày càng khác biệt về phân bố dân cư do các huyện thị có sự phát triển không đồng đều. Năm 2011, thị xã Dĩ An có dân số là 334.592 người và mật độ dân số là 5.581 người/km², cao nhất so với các huyện thị trong tỉnh. Thị xã Thuận An có dân số đông nhất, 428.953 người và mật độ dân số đứng thứ hai, 5.125 người/km², Thành phố Thủ dầu một xếp vị trí thứ ba với các con số tương ứng là 251.992 người và 2.123 người/km². Trong khi đó huyện Phú Giáo chỉ có 88.501 người và mật độ là 163 người/km². Các thị xã có dân số đông và mật độ dân số cao cũng đồng thời là nơi có các tài nguyên du lịch nhân văn phong phú.\
- Về vấn đề dân tộc: ngoài thành phần chính là người kinh, trên địa bàn Bình Dương còn có khoảng 18 dân tộc ít người như Hoa, Tày, Nùng, Mường, Chăm, Khơme, K’Ho, Châu Ro, Thái... với quy mô gần 20.000 người, chiếm gần 1% dân số của tỉnh (năm 2011). Địa bàn cư trú của các đồng bào dân tộc thiểu số chủ yếu tại 4 huyện phía bắc, hầu hết sống đan xen hòa đồng cùng với cộng đồng các dân tộc khác của tỉnh. Các chính sách hỗ trợ cho đồng bào dân tộc nghèo được thực hiện thường xuyên, đời sống nhân dân được nâng cao, các dự án hỗ trợ chăn nuôi, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, đường giao thông, trường học tạo điều kiện giao lưu hàng hóa, thúc đẩy sản xuất phát triển; công tác xóa đói, giảm nghèo cho các dân tộc thiểu số đạt được những kết quả cao, đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào dân tộc thiểu số ngày càng được nâng cao, góp phần thay đổi bộ mặt nông thôn tỉnh. Sự thu hẹp khoảng cách về đời sống giữa các dân tộc tuy không đóng vai trò chủ đạo, nhưng cũng tác động không nhỏ đến sự phát triển du lịch của tỉnh bởi nhu cầu du lịch ngày càng tăng và khá đồng đều giữa các địa phương trong tỉnh.
- Về vấn đề tôn giáo: hiện nay, toàn tỉnh có 268 cơ sở tôn giáo, 544 chức sắc, 494 tu sĩ và trên 156.000 tín đồ các tôn giáo, chiếm gần 11% dân số toàn tỉnh. Phần
lớn các vị chức sắc, nhà tu hành và đồng bào tín đồ các tôn giáo đều đồng thuận và tin tưởng vào chủ trương, chính sách tự do tín ngưỡng, tôn giáo của Đảng và Nhà nước. Các vị chức sắc, nhà tu hành và đồng bào tín đồ các tôn giáo tỉnh Bình Dương đã và đang có những đóng góp tích cực trong sự phát triển, đi lên của một Bình Dương công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
* Lao động
- Về nguồn lao động: nguồn lao động là một trong những nhân tố quan trọng thúc đẩy sự phát triển của các ngành kinh tế và du lịch cũng không ngoại lệ. Trong những năm qua, cùng với sự phát triển công nghiệp, nguồn lao động của tỉnh cũng không ngừng tăng lên.
Bảng 2.2: Nguồn lao động tỉnh Bình Dương giai đoạn 2000 - 2011
Năm 2000 2003 2005 2008 2010 2011
Nguồn lao động
(Nghìn người) 422,3 584,3 692,3 757,5 1 237,5 1 274,9
(Nguồn: Cục thống kê Bình Dương, 2012)
Qua bảng trên, ta thấy trong vòng 11 năm nguồn lao động của tỉnh đã tăng lên hơn 3 lần, trong khi dân số chỉ tăng hơn 2 lần (Bảng 2.1). Đây là một trong những thuận lợi về nhu cầu nhân lực cho sự phát triển du lịch của tỉnh.
- Về cơ cấu lao động theo ngành kinh tế: số lượng và tỉ lệ người lao động trong hoạt động sản xuất và dịch vụ càng đông gắn liền trực tiếp với kinh tế du lịch. Trong giai đoạn 2000 – 2011, cơ cấu lao động theo ngành kinh tế của tỉnh có sự chuyển dịch rõ nét. Điều này thể hiện rõ rệt qua biểu đồ sau:
115.1 175.4 246.8 445 505.1 580 86.3 131.6 185.1 378.3 454.6 522 0 100 200 300 400 500 600 700 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011
Tổng doanh thu Doanh thu từ khai thác tài nguyên du lịch nhân văn
Biểu đồ 2.1:Cơ cấu lao động theo ngành kinh tế tỉnh Bình Dương giai đoạn 2000 – 2011
Tỉ trọng lao động trong công nghiệp - xây dựng và dịch vụ ngày càng tăng là
một trong những động lực phát triển mạnh mẽ cho ngành du lịch. Đây chính là bộ phận gắn bó trực tiếp với hoạt động du lịch thông qua việc tạo ra các sản phẩm phục vụ ngành du lịch, đồng thời chính họ là những người có mức sống cao và nhu cầu du lịch lớn.
- Về nhân lực cho du lịch nhân văn: Vấn đề nhân lực đối với khai thác các tài nguyên du lịch nhân văn phục vụ du lịch vốn khó hơn khai thác tài nguyên du lịch tự nhiên. Bởi các tài nguyên nhân văn luôn hàm chứa trong nó những dấu ấn về bàn tay, khối óc con người và các giá trị văn hóa mà chỉ khi có hướng dẫn viên chuyên nghiệp giới thiệu, giải thích du khách mới “thấm” hết những điều thú vị, hấp dẫn trong đó.
Vấn đề nguồn nhân lực đáp ứng cho lĩnh vực du lịch hiện đang được Sở Văn
hóa - Thể thao - Du lịch quan tâm rất nhiều. Hiện tại, nguồn nhân lực du lịch của
tỉnh đang thiếu và yếu. Trên địa bàn tỉnh hiện nay có 2 cơ sở chính quy đào tạo nhân lực du lịch đó là trường Đại học Bình Dương và trường Trung cấp Văn hóa - Nghệ thuật - Du lịch Bình Dương. Với hệ thống đào tạo còn khá mỏng này, việc thiếu hụt nguồn nhân lực và chất lượng nguồn nhân lực còn hạn chế là điều tất yếu.
Không chỉ yếu về kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ và kĩ năng mà lực lượng lao động du lịch còn bị hạn chế về trình độ ngoại ngữ, chưa theo kịp những đòi hỏi ngày càng cao của hoạt động du lịch trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế. Vì vậy mà nhiều đơn vị du lịch phải sử dụng nguồn nhân lực chưa qua đào tạo.
Hạn chế này đã kìm hãm đáng kể hiệu quả của việc khai thác các tài nguyên du lịch nhân văn phục vụ du lịch, khiến cho một số điểm tài nguyên có tiềm năng lớn vẫn chưa được khai thác, phát triển tương xứng với tiềm năng.
2.2.2.2. Sự phát triển của nền sản xuất xã hội và các ngành kinh tế
Trong giai đoạn 2000 - 2011, GDP của Bình Dương có sự gia tăng mạnh mẽ,
nhất là trong công nghiệp và dịch vụ, cơ cấu GDP theo ngành cũng có sự chuyển dịch mạnh mẽ. Sự phát triển này góp phần đáng kể trong việc tạo điều kiện cho sự ra đời của các nhân tố thúc đẩy du lịch phát triển khác như nhu cầu nghỉ nghỉ ngơi, giải trí, mức thu nhập, thời gian rỗi...
Bảng 2.3:GDP theo ngành kinh tế tỉnh Bình Dương giai đoạn 2000 - 2011
Đơn vị: tỉ đồng Năm Khu vực kinh tế 2000 2003 2005 2008 2010 2011 Tổng 6 067 9 977,8 14 938,6 27 926,5 48 761,3 62 341,2
Nông - Lâm - Ngư 1 012,5 1 162,3 1 250,6 1 592,3 2 116,6 2 582,1
Công nghiệp –
Xây dựng 3 524 6 202,3 9 492,8 18 099,3 30 719,1 38 755,2
Dịch vụ 1 530,5 2 613,2 4 195,4 8 234,9 15 875,6 21 003,9
(Nguồn: Cục thống kê Bình Dương, 2012)
Trong vòng 11 năm GDP của tỉnh tăng hơn 10 lần, giá trị nông nghiệp tăng
hơn 2 lần, công nghiệp - xây dựng tăng hơn 10 lần còn dịch vụ tăng hơn 13 lần.
Cuối năm 2011, cơ cấu kinh tế của tỉnh đã chuyển dịch theo hướng công nghiệp – nông nghiệp – dịch vụ. Sự gia tăng và chuyển dịch của các ngành sản xuất đã làm nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân, tạo ra nhiều sản phẩm, nâng cao chất
lượng cơ sở hạ tầng... làm nền tảng cho sự phát triển mạnh mẽ của ngành du lịch
trong tỉnh. Sự phát triển vượt bậc của ngành công nghiệp - xây dựng trong giai
đoạn này chính là đòn bẫy mạnh nhất để đưa tài nguyên du lịch đến với gần với du khách hơn thông qua việc tạo ra những công trình nhân tạo độc đáo, quy mô lớn cùng sự cải thiện, nâng cấ cơ sở hạ tầng, hệ thống nhà hàng, khách sạn, đường giao thông... phục vụ tốt nhất các nhu cầu của du khách.
2.2.2.3. Nhu cầu nghỉ ngơi du lịch
Cùng với sự phát triển nhu cầu du lịch nhân văn trên cả nước, số lượng người có nhu cầu về loại hình du lịch này của phần lớn người dân trong tỉnh cũng có xu hướng tăng đáng kể do ưu thế về tài nguyên du lịch nhân văn. Tuy không có số liệu nghiên cứu chính thức và chính xác về số người có nhu cầu du lịch của tỉnh trong từng năm, nhưng sự gia tăng về số lượt khách du lịch, sự nở rộ về dịch vụ ăn uống, lưu trú, bán lẻ hàng hóa và các lễ hội du lịch văn hóa ở các địa điểm du lịch là bằng chứng rõ ràng về sự phát triển của nhu cầu du lịch của người dân trong và ngoài tỉnh.
2.2.2.4. Cách mạng khoa học kĩ thuật
Kể từ khi tái lập tỉnh vào năm 1997, tỉnh đã thực hiện chủ trương "Trải chiếu hoa mời gọi các nhà đầu tư, trải thảm đỏ mời gọi trí thức". Nhờ chủ trương đúng đắn này, công nghiệp của tỉnh đã có bước phát triển vượt bậc. Sự có mặt của các dự án đầu tư nước ngoài với những thành tựu khoa học kĩ thuật tiên tiến đã thúc đẩy
quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa của tỉnh. Song song đó, để phục vụ cho
hoạt động sản xuất công nghiệp, cơ sở hạ tầng của tỉnh cũng được cải thiện tốt hơn. Cũng từ đây, ngành du lịch có một “khung đỡ” vững chắc để có thể tạo điều kiện thỏa mãn tốt nhất các nhu cầu đi lại, lưu trú của du khách. Bên cạnh đó, sự tiến bộ về khoa học kĩ thuật trong sản xuất cũng góp phần đáng kể trong việc nâng cao năng suất lao động, cải thiện thu nhập của người lao động (năm 1997, khi tái lập tỉnh, thu nhập bình quân đầu người 5,8 triệu đồng; năm 2011 thu nhập bình quân đã tăng 6,4 lần với 36,9 triệu đồng/người), làm tăng thêm khả năng thực tế tham gia hoạt động nghỉ ngơi du lịch, tạo điều kiện cho du lịch có bước phát triển nhanh và vững chắc.
2.2.2.5. Đô thị hóa
Đô thị hóa có những đóng góp to lớn trong việc cải thiện điều kiện sống cho nhân dân về phương diện vật chất và văn hóa. Trình độ của người dân tăng lên làm nảy sinh ngày càng nhiều nhu cầu nhận thức, khám phá những nơi khác ngoài nơi ở và làm việc vốn dĩ quá quen thuộc. Song song đó, nhịp sống bận rộn, áp lực công việc, bầu không khí ngột ngạt... trong các đô thị làm nảy sinh nhu cầu nghỉ ngơi, giải trí.
Là một địa phương có quá trình công nghiệp hóa mạnh mẽ, những năm gần đây Bình Dương có tốc độ đô thị hóa thuộc vào loại cao trong cả nước.
Bảng 2.4:Cơ cấu dân số phân theo thành thị và nông thôn tỉnh Bình Dương giai đoạn 2000 - 2011 Đơn vị: % Năm Khu vực 2000 2003 2005 2008 2010 2011 Thành thị 30,26 30,16 30, 09 29,98 31,66 64,10 Nông thôn 69,74 69,84 69,91 70, 02 68,34 35,90
(Nguồn: Cục thống kê Bình Dương,2012)
Những năm đầu của quá trình công nghiệp hóa, tỉ lệ dân thành thị của tỉnh tăng chậm nhưng luôn ở mức cao hơn trung bình của cả nước. Đến những năm 2010, 2011, cùng với sự mở rộng về quy mô đô thị, tỉ lệ dân thành thị đã có bước tăng vọt, năm 2011 tỉ lệ dân thành thị đã cao gần gấp 2 lần dân nông thôn. Với tỉ lệ dân thành thị này, lối sống thành thị được mở rộng, nhu cầu nghỉ ngơi, giải trí của người dân ngày càng tăng lên, góp phần đáng kể vào việc tạo động lực cho sự phát triển của ngành du lịch.
2.2.2.6. Điều kiện sống
Nhờ những thành tựu của quá trình công nghiệp hóa mà điều kiện sống của đại bộ phận người dân của tỉnh Bình Dương được cải thiện đáng kể. Điều này được thể hiện qua biểu đồ sau:
5.8 15.4 21.5 36.9 0 5 10 15 20 25 30 35 40 19 97 19 98 19 99 20 00 20 01 20 02 20 03 20 04 20 05 20 06 20 07 20 08 20 09 20 10 20 11 GDP/người
Biểu đồ 2.2: GDP/người tỉnh Bình Dương giai đoạn 1997- 2011
Năm 1997, khi mới tái lập tỉnh, Bình Dương có thu nhập bình quân đầu người chỉ 5,8 triệu đồng/năm, đến năm 2005, tỉnh Bình Dương là một trong những địa phương dẫn đầu cả nước về phát triển kinh tế xã hội và thu nhập bình quân đầu người, đạt 15,4 triệu đồng/năm (xấp xỉ 1.000USD/năm), năm 2009 con số này tăng lên là 21,5 triệu đồng/năm và năm 2011 là 36,9 triệu đồng/người.
Bên cạnh sự gia tăng về thu nhập bình quân đầu người, chính sách đảm bảo an sinh xã hội của tỉnh cũng được thực hiện khá tốt, tập trung nhiều nguồn lực để chăm lo đời sống người dân nhất là các đối tượng chính sách, đối tượng xã hội, công nhân và người lao động.
Những thành tựu trên đã cải thiện và nâng cao đáng kể điều kiện sống của người dân, tạo điều kiện cho các hoạt động nghỉ ngơi, giải trí được nhân rộng, từ đó thúc đẩy mạnh mẽ cho sự phát triển của ngành du lịch tỉnh Bình Dương.
2.2.2.7. Thời gian rỗi
Để đảm bảo sức khỏe và quyền lợi của người lao động, Bình Dương rất chú trọng đến các chế độ nghỉ phép cho mọi tầng lớp lao động trên địa bàn tỉnh. Cụ thể, Sở Lao động – Thương binh – Xã hội tỉnh kết hợp với các ban ngành, doanh nghiệp... ra các văn bản tuyên truyền, tổ chức các buổi tư vấn chuyên đề về chế độ
nghỉ phép, lễ, tết trong năm đến toàn thể các đối tượng lao động để người lao động nắm bắt rõ quyền và nghĩa vụ của mình trong thời gian lao động tại tỉnh. Chế độ nghỉ phép của tỉnh dựa trên điều 73, 74, 75 của Bộ luật lao động ngày 23/06/1994 của Chính phủ. Trong đó với đối tượng lao động là công nhân tại các khu công nghiệp, xí nghiệp nhà nước và ngoài nhà nước, thì ngày nghỉ phép năm có thể quy đổi ra tiền, tiền công vào ngày nghỉ là 200% và ngày lễ là 300%. Chính sách này được phổ biến rộng rãi và thường xuyên để đảm bảo quyền lợi chính đáng của người lao động, qua đó tạo sự gắn kết chặt chẽ giữa người lao động với các doanh nghiệp.
Cùng với quá trình công nghiệp hóa, năng suất lao động trong các ngành kinh tế của tỉnh Bình Dương có bước phát triển đáng kể. Tuy nhiên, thời gian làm việc của hầu hết người lao động vẫn còn cao, thời gian rỗi không tăng nhiều do đặc thù