Hiện trạng khai thác và bảo tồn tài nguyên du lịch các điểm tôn giáo và lễ hộ

Một phần của tài liệu ĐỊNH HƯỚNG bảo tồn tài NGUYÊN DU LỊCH NHÂN văn ở TỈNH BÌNH DƯƠNG PHỤC vụ DU LỊCH (Trang 65 - 69)

7. Cấu trúc của đề tài

2.3.3. Hiện trạng khai thác và bảo tồn tài nguyên du lịch các điểm tôn giáo và lễ hộ

2.3.3.1. Chùa Hội Khánh

* Khái quát vềChùa Hội Khánh

Chùa toạ lạc tại số 35 đường Yersin, phường Phú Cường, Thành phố Thủ dầu một, tỉnh Bình Dương, cách thành phố Hồ Chí Minh 25km về phía nam. Chùa được

Thiền sư Đại Ngạn (dòng Lâm Tế) khai sơn năm 1741, đời Lê Hiển Tông, ở trên một ngọn đồi cao. Năm 1868, đời Tự Đức, do chùa bị hư hỏng nặng, Hòa thượng Chánh Đắc cho xây dựng chùa mới dưới chân đồi. Năm 1861 chùa đã bị giặc Pháp thiêu hủy. Đến năm 1868, chùa được xây dựng lại ở vị trí hiện nay với diện tích xây

dựng 1.211m2

. Chùa đã được Bộ VHTT&DL công nhận là Di tích lịch sử - văn hóa

quốc gia ngày 07/01/1993, theo quyết định số 43 VH/QĐ.

Chùa có kiến trúc theo truyền thống chùa cổ xứ Nam Kỳ và là công trình mang dấu ấn những bàn tay tài nghệ độc đáo của lớp thợ xứ Thủ ở cuối thế kỉ XIX.

Trong những năm 1923 -1926, chùa Hội Khánh Thủ Dầu Một còn là nơi ẩn náu qui tụ các nhân sĩ: nhà nho, nhà sư yêu nước cùng lập ra “Hội danh dự” với sự tham gia của chính hoà thượng Từ Văn, Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc (Thân phụ của Bác Hồ), cụ Tú Cúc… Sau cách mạng Tháng Tám năm 1945, chùa Hội Khánh là trụ sở Hội Phật giáo cứu quốc tỉnh Thủ Dầu Một, đã góp nhiều công sức tâm huyết kể cả xương máu của các nhà tu, Phật tử nhà chùa. Trong cuộc kháng chiến chống ngoại xâm của nhân dân địa phương từ 1953, chùa là trụ sở Phật giáo yêu nước tỉnh Bình Dương và đến 1983 chùa Hội Khánh là trụ sở của tỉnh Hội Phật giáo Bình Dương. Năm 1995, nơi đây Tỉnh hội xây dựng Trường cơ bản Phật học tỉnh Sông Bé (Bình Dương).

* Hiện trạng khai thác và kinh doanh du lịch

Là ngôi chùa có hơn 200 năm tuổi, từ khi xây dựng đến nay, chùa Hội Khánh là ngôi chùa nổi tiếng nhất Bình Dương và được xem là trung tâm văn hóa Phật giáo Việt Nam của tỉnh. Vì lẽ đó, hàng năm khách hành hương và khách du lịch các

vùng lân cận thường đến chiêm bái, tham quan vào các dịp lễ tết, ngày rằm và Phật

Đản. Theo trụ trì của chùa, ngoài lượng tăng ni, phật tử trong và ngoài tỉnh về học đạo, hàng năm ước tính có gần 10.000 lượt khách đến tham quan, nghiên cứu, cúng bái. Nhất là trong các dịp lễ lớn như tết Nguyên Đán, rằm tháng giêng, rằm tháng bảy... lượng khách tham quan đến cả ngàn người mỗi ngày.

Năm 2010, chùa Hội Khánh tổ chức Đại lễ khánh thành Trung tâm Văn hóa Phật giáo Bình Dương và công trình Phật nhập Niết bàn dài 52m, cao 12m (cách

mặt đất 24m), được xác lập kỷ lục Guiness tượng Phật nằm dài nhất Việt Nam. Sự kiện này đã thu hút hàng ngàn lượt khách tham quan trong các ngày trước và sau lễ khánh thành. Từ đó đến nay, lượng khách đến chùa không ngừng tăng lên. Với vị trí nằm gần chùa Bà, chùa Hội Khánh đã thu hút thêm lượng khách vốn trước đây chỉ viếng chùa Bà vào dịp rằm tháng giêng. Ước tính hàng năm có trên 1.000.000 lượt khách tham quan chùa Bà, do vậy lượng khách đến tham quan chùa Hội Khánh cũng tăng vọt lên vài chục ngàn người.

Trong thời gian tới, khi các đề án về phát triển du lịch Bình Dương được thực hiện hoàn chỉnh, chùa Hội Khánh sẽ thu hút thêm hàng trăm nghìn du khách trong và ngoài tỉnh, xứng đáng với tiềm năng du lịch của một Di tích văn hóa - lịch sử cấp Quốc gia.

2.3.3.2. Chùa Bà Thiên Hậu

* Khái quát vềChùa Bà Thiên Hậu

Miếu bà Thiên Hậu “Thiên Hậu Cung” mà người dân quen gọi là Chùa Bà -

một cơ sở tín ngưỡng dân gian quan trọng của đồng bào người Hoa trên đất Thủ Dầu Một, Bình Dương. Miếu Bà hiện nay tọa lạc tại số 4 đường Nguyễn Du, Thành phố Thủ dầu một, cạnh bùng binh ngã Sáu. Miếu do các ban người Hoa tạo lập để thờ vị nữ thần hiệu là Thiên Hậu Thánh Mẫu.

Đầu tiên không biết chùa được xây cất năm nào, chỉ biết lúc đầu chùa tọa lạc tại con rạch Hương Chủ Hiếu (nay đã xây dựng lại ngôi miếu trên vị trí ban đầu của xưa kia). Đến năm 1923, bốn Bang người Hoa (Quảng Đông, Triều Châu, Phúc Kiến và Hẹ) chung sức tái tạo ngôi chùa ở vị trí như ngày nay.

Ngày lễ hội miếu Bà ở Thủ Dầu Một – Bình Dương, được diễn ra ngày Rằm tháng Giêng Âm lịch hàng năm và được chuẩn bị chu đáo của ban tổ chức, lại được

sự bảo vệ của các cơ quan chức năng. Ngày lễ hội gồm có các phần: “Thỉnh Lộc

” (vào sáng 14 tháng Giêng), rước kiệu Bà và đấu giá lồng đèn làm từ thiện (vào

sáng 15 tháng Giêng). Trong đó, rước kiệu Bà là cuộc hội đồng đông đảo và vui

nhộn nhất. Ý nghĩa cuộc rước kiệu là để bà thăm viếng dân tình và để bá tánh chiếm bái, cầu phúc.

Ngoài lễ hội chùa Bà vào ngày rằm tháng Giêng, Ban tổ chức còn tổ chức lễ

vía Bà rất linh đình vào ngày 25 tháng 3 âm lịch. Ngày ấy chỉ có cúng lễ tế, lễ bái

mà không có cuộc rước lễ, diễu hành, đặc biệt là ở các cuộc lễ của người Hoa ở miếu bà không có đọc sớ hoặc văn tế thần như các cuộc cúng đình của người việt.

* Hiện trạng khai thác và kinh doanh du lịch

Ngoài những người đi chùa vì tín ngưỡng, có nhiều người đi viếng cảnh chùa, du xuân đầu năm là chủ yếu.

Từ năm 2000 đến nay, chùa Bà nói chung và lễ hội chùa Bà nói riêng luôn thu hút khách thập phương. Hằng năm, từ những ngày cuối năm đến sau dịp Tết Nguyên đán là du khách từ nhiều nơi lại đổ về thăm viếng chùa Bà. Ước tính mỗi ngày có khoảng 10.000 lượt người trong và ngoài tỉnh cùng bà con Việt kiều đến thăm viếng và chiêm bái. Bên cạnh đó, đến hẹn lại lên, cứ dịp Rằm tháng Giêng, người dân, du khách khắp nơi đổ về Bình Dương để đi lễ hội chùa Bà, khấn nguyện, cầu xin bổng lộc cho một năm mới may mắn, phát đạt. Trong 2 ngày 14 và 15 tháng giêng, số người xem rước kiệu Bà có lúc lên đến hơn 100.000 người. Sau lễ hội, những người chưa dâng lễ tạ ơn Bà hoặc chưa thắp hương được trong ngày lễ chính, còn ở lại vài ngày để cúng bái, thể hiện lòng thành kính đối với Bà.

Cùng với sự gia tăng về số khách du lịch, doanh thu du lịch từ lễ hội chùa Bà cũng tăng lên đáng kể, đóng góp ngày càng nhiều vào tổng doanh thu du lịch của Bình Dương. Do đặc thù là điểm du lịch về tôn giáo, không thu vé tham quan nên doanh thu từ lễ hội chính là sự tiêu dùng của du khách vào các dịch vụ như lưu trú, giữ xe, mua nhang đèn, hoa quả cúng bái...Theo ước tính của Ban quản lý chùa Bà, trong giai đoạn 20002011, doanh thu của các đơn vị, cá nhân trong dịp lễ hội tăng từ 6 đến 9 lần, chủ yếu do sự gia tăng lượng khách và biến động của giá cả thị trường.

Theo số liệu của Sở Văn hóa - Thể thao - Du lịch tỉnh Bình Dương, giai đoạn

20022011, số khách đến viếng chùa Bà và tham gia lễ hội chùa Bà đã tăng lên

0 500 1000 1500 2000 2500 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 425 853 1545 2052 400 800 1500 2000 Số khách du lịch cả năm (Nghìn người) Số khách du lịch trong lễ hội (Nghìn người)

Biểu đồ 2.3: Số khách du lịch tham quan Chùa Bà giai đoạn 2002 - 2011

Một phần của tài liệu ĐỊNH HƯỚNG bảo tồn tài NGUYÊN DU LỊCH NHÂN văn ở TỈNH BÌNH DƯƠNG PHỤC vụ DU LỊCH (Trang 65 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(152 trang)