7. Cấu trúc của đề tài
1.4.2. Trên thế giới
Để kêu gọi các nước trên thế giới cùng tham gia bảo tồn di sản văn hóa và
thiên nhiên, Ðại hội đồng UNESCO đã họp tại Paris ngày 17-10 đến 21-11-1972
(kỳ họp thứ 17) nhằm thảo luận Công ước Bảo vệ Di sản Văn hóa và Thiên nhiên
thế giới.Ngày 16-11-1972, Công ước này đã được thông qua.
Công ước Bảo vệ Di sản Văn hóa và Thiên nhiên thế giới là một thỏa ước quốc tế trong đó các quốc gia cùng bảo vệ các di sản trường tồn của thế giới. Mỗi quốc gia, hoặc “Quốc gia thành viên” tham gia Công ước công nhận trách nhiệm chính của mình nhằm đảm bảo việc xác định, bảo vệ, bảo tồn và chuyển giao các di sản văn hóa và thiên nhiên của đất nước cho các thế hệ tương lai. Cho đến nay, đã có trên 170 quốc gia ký kết Công ước, vì vậy Công ước này trở thành một trong những công cụ bảo vệ có uy lực nhất trên thế giới. Đây là văn bản pháp lý quốc tế duy nhất để bảo vệ di sản văn hóa và thiên nhiên trong đó khuyến khích sự hợp tác giữa các quốc gia nhằm bảo vệ di sản của họ.
Theo điều 5 của công ước này thì: Mỗi quốc gia thành viên phải bảo vệ, bảo toàn và giới thiệu di sản văn hóa và thiên nhiên có trên lãnh thổ của mình bằng những hành động pháp lý thích đáng. Công ước khuyến nghị các chính phủ “có chính sách chung nhằm tạo cho di sản văn hóa và thiên nhiên có chức năng trong đời sống của cộng đồng, và đưa việc bảo vệ di sản đó vào các chương trình hoạch định tổng thể”. Các khuyến nghị này bao gồm việc xem xét các kế hoạch cấp địa phương và quốc gia, dự báo tăng trưởng hay suy giảm dân số, các yếu tố kinh tế và hướng phát triển giao thông, cũng như có các biện pháp phòng ngừa thảm họa.
Để thực hiện Công ước và quyết định di sản nào sẽ được đưa vào Danh sách Di sản Thế giới, Đại hội đồng các quốc gia thành viên Công ước đã bầu chọn 21 quốc gia thành viên vào Ủy ban Di sản Thế giới Liên Chính phủ với nhiệm kỳ sáu năm. Ủy ban đưa ra các quyết định dựa trên các khuyến nghị của ba cơ quan tư vấn là Hội đồng Quốc tế về Di tích và Di chỉ (ICOMOS) - chịu trách nhiệm về di tích văn hóa, Liên đoàn Bảo toàn Thiên nhiên Thế giới (IUCN) - chịu trách nhiệm về di tích thiên nhiên, Trung tâm Quốc tế Nghiên cứu Bảo tồn và Trùng tu Di sản Văn
hóa (ICCROM) - chịu trách nhiệm tư vấn về chuyên môn trong lĩnh vực trùng tu di
tích và quản lý di sản văn hóa, cũng như việc tổ chức đào tạo chuyên gia.
Trong các cơ quan trên, ICOMOS là hội đồng có nhiều nghiên cứu nhất về di sản văn hoá cũng như việc bảo tồn và phát triển du lịch dựa trên tài nguyên du lịch nhân văn. Năm 1993, ICOMOS tổ chức Hội nghị khoa học chuyên đề quốc tế về Du lịch văn hóa tại Sri Lanka với nhiều bài tham luận của các nhà nghiên cứu du lịch
và văn hóa nổi tiếng trên thế giới. Trong số đó, bài tham luận Bảo tồn và du lịch
(Conservation and Tourism) của Bernard M. Reilden, Chủ tịch ICOMOS Vương Quốc Anh, bàn luận khá chi tiết về vấn đề bảo tồn trong phát triển du lịch.
Theo ông, du lịch là động lực, nhưng nếu nó phát triển quá nhanh có thể phá
hủy toàn thể cộng đồng. Nếu phát triển quá mức nó sẽ tiêu diệt tài nguyên và các giá trị từ sự tác động trước tiên của khách du lịch. Để định hướng cho sự phát triển hài hòa của du lịch và bảo tồn di sản văn hóa, cần phải tuân theo một nguyên tắc cơ bản với các quan điểm sau:
Các dự án phát triển khách du lịch toàn diện là điều kiện tiền đề cho sự phát triển của bất kì loại khách du lịch tiềm năng nào. Quan điểm này bao gồm cả việc bảo tồn bởi lợi ích du lịch đến từ đây. Đây phải là một phần của mục tiêu hiến pháp của tất cả các cơ quan có trách nhiệm và của nhà cầm quyền du lịch địa phương và các ngành giải trí.
Dự án phát triển khách du lịch chú trọng vào việc đáp ứng các nhu cầu của du khách, song song đó để đáp ứng mục tiêu bảo tồn cần quan tâm đến việc quản lý du khách.
Việc xếp hàng dài vào cổng làm giảm sự hài lòng của du khách, làm tắc nghẽn điểm du lịch và các bãi giữ xe. Mỗi điểm du lịch di sản có một sức chứa cực đại vào một thời điểm nhất định và không nên quá tải. Khi mức độ thỏa mãn bị hạn chế, sự hứng thú của du khách sẽ suy giảm một cách đáng kể. Do vậy, phải tính toán số lượng người hợp lí nhất ở điểm du lịch vào bất cứ thời điểm nào để đảm bảo thỏa mãn nhu cầu của du khách. Cũng từ đây xuất hiện mâu thuẫn giữa các nhà quản lý các điểm du lịch – những người muốn hạn chế số lượng khách tham quan để không làm hại đến di sản và những đơn vị tổ chức du lịch - những người muốn thu hút khách du lịch.
Về việc đáp ứng nhu cầu của du khách: hầu hết các du khách tham quan các địa điểm di sản văn hóa đều đi và về trong ngày, để thay đổi không khí, hay để kể lại cho người than và bạn bè... Một số người đến tham quan vì hứng thú với những di sản văn hóa, khảo cổ học hay kiến trúc. Một phần công việc của các nhà quản lý
là làm cho du khách thích tham gia và hứng thú để ủng hộ ngày càng nhiều vào
công tác bảo tồn của chính quyền địa phương, tăng ngoại tệ, tạo ra nhiều việc làm, và tăng doanh thu du lịch.
Tất cả du khách sẽ cần những điều sau đây:
- Sự chào đón thân thiện và giúp đỡ với bất kì vấn đề và sự cố nào.
- Điểm du lịch được bảo vệ tốt và sạch, ít rác thải.
- Sự giới thiệu về công trình/địa điểm và những nét đặc trưng của chúng là
- Sự hướng dẫn về các vấn đề cấm kị, tôn giáo của địa phương hay đặc trưng văn hóa.
- Sự an ninh và việc bảo vệ tính mạng và tài sản.
Với những du khách quốc tế, việc cung cấp các dịch vụ như khách sạn, nhà
trọ, những địa điểm cắm trại, nhà hàng, một vài loại phương tiện đi lại thông
thường, các cửa hàng mua sắm... ở các khu di sản rất quan trọng để thỏa mãn các
nhu cầu riêng của họ. Đây không phải là nhiệm vụ của riêng các nhà quản lý điểm
du lịch mà yêu cầu cả sự hợp tác giữa chính quyền địa phương và cá nhân.
Tuy nhiên, những nhu cầu của khách nội địa phải được đưa lên hàng đầu vì
điểm du lịch là tài sản của họ và họ thường chiếm số đông hơn khách quốc tế.
Về việc quản lý du khách để thực hiện mục tiêu bảo tồn di sản: nếu số lượng
du khách quá lớn sẽ tác động xấu đến sự thỏa mãn, ngăn cản sự thưởng thức trọn
vẹn ở điểm du lịch di sản hoặc là nguyên nhân lý học gây tác hại cho các di tích lịch
sử và các vật thể. Lúc này, việc sử dụng các phương pháp quản lý du khách là rất
cần thiết. Áp lực quá mức về lượng du khách sẽ được giảm thiểu nếu có thu phí.
Hầu hết các khu di sản có thể bị tổn hại là do chúng quá nổi tiếng, được quảng
bá rộng rãi và không bán vé vào cổng. Các tổ chức du lịch nên ngăn cản việc làm
tổn hại các điểm du lịch di sản hoặc hướng sự chú ý đến những điểm du lịch di sản
ít nổi tiếng hơn với sức chứa cao hơn. Bên cạnh đó, tình trạng cao điểm có thể được
hạn chế bằng các biện pháp sau:
- Áp dụng một hệ thống đăng kí các hoạt động tham quan và giới hạn sức
chứa tại bất kì thời điểm nào.
- Giảm chi phí tham quan trong một vài thời điểm để cân đối lượng khách
tham quan, từ đó có thể làm giảm áp lực cho những lúc cao điểm một
cách dễ dàng.
- Luân phiên các tuyến tham quan để tách những nhóm tham quan tại một
thời hoặc rải mỏng khách tham quan cùng một nhóm.
Trong quá trình tham quan, du khách có thể làm tổn hại đến các di sản và các
khắc phục. Do vậy, trong một vài trường hợp cần thiết, cần kiểm soát để giữ khách
tham quan tránh xa các hiện vật. Kế hoạch quản lý du khách cần được xem xét và
chuẩn bị kĩ càng, việc quản lý cũng nên dựa trên lời khuyên của chuyên gia.
Để bảo vệ di sản, một biện pháp quản lý du khách quan trọng nữa là hạn chế
thời gian tham quan. Ở Pari, các tổ chức du lịch cho du khách 18 phút để tham quan
Nhà thờ Đức Bà và không dừng xe để tránh làm ô nhiễm không khí. Trường hợp
đặc biệt này được tạo ra bởi sự cạnh tranh gay gắt giữa các tổ chức du lịch, nhưng
những sức ép phải được nhìn nhận để bảo vệ cả du lịch, các di sản và cả văn hóa địa
phương.
Biểu hiện về sự cân đối của lợi ích từ du lịch là lợi ích này phải phục vụ cho lợi ích của việc bảo tồn, cả quốc gia và vùng.
Thực tế, du lịch trên thế giới chỉ tạo ra sự cân đối không đáng kể đối với cộng đồng địa phương và ngay cả việc chi cho công tác bảo tồn các công trình, không gian chung và địa điểm du lịch cũng rất ít. Lợi nhuận trích từ việc kinh doanh của
các tổ chức du lịch quốc tế, các chuỗi khách sạn lớn, bao gồm các khoản thuế, cho
công tác bảo tồn hoàn toàn không đáng kể so với lợi ích họ có được nhờ các thủ
thuật kế toán khéo léo. Vì vậy, chính phủ rất khó khăn trong việc giải quyết vấn đề
khó xử này – đó là có thể ban hành quy định về tài chính vốn có khả năng bị trốn
thuế hay kết hợp đánh thuế du lịch với chi phí hộ chiếu.
Một biện pháp được đặt ra là thu tiền vào cổng để có thể cải tiến các dịch vụ
phục vụ du khách mà không làm giảm quỹ dành cho công tác bảo tồn. Tiền vé cổng
có thể khác nhau theo thời gian để thúc đẩy lợi nhuận của những lúc cao điểm. Đây
cũng là phương pháp tốt nhất cho việc củng cố sức hấp dẫn và thú vị của điểm du
lịch. Việc nâng nguồn quỹ nhờ phục vụ hay bán tài liệu, hình ảnh, bức vẽ, sách
hướng dẫn, quà lưu niệm… có thể sử dụng để phát triển điểm du lịch và lợi ích của
du khách. Nếu cần thiết có thể miễn phí cho người dân địa phương, hay cho phép
Sức hấp dẫn lâu dài của con người đang sống và làm việc tại bất kì cộng đồng nào là nhân tố tiền đề có tính quyết định trong việc lựa chọn các biện pháp để phát triển khách du lịch.
Sức hấp dẫn lâu dài lâu dài của người dân địa phương trước tác động của du
lịch thế giới là câu hỏi cấp bách cho các quốc gia đang phát triển. Khi khoảng cách
lợi ích giữa người dân địa phương và du lịch trở nên quá rõ ràng, cộng đồng địa
phương có thể tảy chay hoạt động du lịch và quấy rối du khách của họ. Điều này cũng xảy ra ở các trung tâm du lịch thế giới như Rome, nơi du lịch là mục tiêu chủ
yếu của các vụ cướp. Câu trả lời cho sự phát triển lâu dài là phải có kế hoạch thu
hẹp khoảng cách giữa khách du lịch và cộng đồng địa phương.
Du lịch thế giới có xu hướng phục vụ khách hàng sử dụng trọn gói dịch vụ 5
sao. Các khách sạn 5 sao dựa vào tiền của quốc tế, vì vậy mang lại lợi ít nhỏ cho
cộng đồng địa phương. Trái ngược với việc kinh doanh du lịch xa xỉ là những cuộc
phiêu lưu của tầng lớp thanh niên với ba lô và túi ngủ. Họ không mang lại nhiều
tiền và những quan điểm hỗn xược của họ có thể gây sốc đối với cộng đồng địa
phương. Tầng lớp giữa của du lịch bao gồm nhiều quốc gia cần được khuyến khích.
Các khách sạn bình dân, kích thước nhỏ có thể phục vụ cho nhiều nhóm nhỏ, những
người hiểu rất rõ văn hóa địa phương. Những khách sạn như thế này có thể được bỏ
vốn và điều hành bởi người dân địa phương vì lợi ích của họ. Chính phủ nên
khuyến khích những sáng kiến như thế này.
Các chương trình giáo dục nên giúp đỡ và mời các du khách tham dự để họ quan tâm và hiểu về lối sống bản địa, văn hóa, lịch sử và tôn giáo. Chính sách cho du khách nên tính toán đến các nhân tố này.
Việc tạo ra những chuyến tham quan hứng thú và hấp dẫn được thực hiện bởi
sự hiểu biết về quan điểm và sự hứng thú của từng loại du khách, không phải niềm
tự hào về tài nguyên, và điều này có thể gây khó khăn cho các nhà quản lí các khu
di sản – những người thường nghĩ về tài nguyên đầu tiên. Chuyên môn trong du
Tất cả các khu di sản trên thế giới đều có nhiều câu chuyện quan trọng kể về
lịch sử của chúng, cách chúng được xây dựng hay phá hủy, những người đã sống ở
đó, các hoạt động đặc trưng ở đó và những điều đã xảy ra. Ngày nay, các khu di sản
cần phải chọn ra câu chuyện có khả năng hấp dẫn nhất để có thể thu hút mọi loại du
khách đến tham quan. Các mục tiêu giới thiệu địa điểm di sản cần được xác định và
thống nhất kĩ càng trước khi bắt đầu thực hiện và nên xem xét lại dưới gốc độ kinh
nghiệm và sự thay đổi của xu hướnghiện đại.
Phương pháp giới thiệu được phải được lựa chọn để có hiệu quả như nhau đối
với tất cả mọi loại khách tham quan và không làm tổn hại đến diện mạo và môi
trường xung quanh của địa điểm di sản. Chẳng hạn dụng cụ tạo hiệu ứng âm thanh
và ánh sáng có thể gây hại cho các bức tường cổ xưa, hay toàn bộ hệ thống trong
suốt thời gian ban ngày. Phương tiện có thể được sử dụng cho việc giới thiệu bao
gồm:
- Những hướng dẫn viên du lịch, giáo viên
- Các thông báo, bảng chỉ dẫn, các dự án, các tờ rơi, sách hướng dẫn,
các loại sách lưu niệm, các loại sách tham khảo
- Có thể sử dụng một số ngôn ngữ thông thường khác nếu cần thiết, chữ
viết phải đủ lớn để dễ đọc.
- Các bảo tàng, các cuộc triển lãm, các mô hình, các mẫu vật liệu công
trình, các bản sao của vật dụng nghệ thuật, các bức tranh hoặc các
đồng xu.
- Các tranh tầm sâu, các trụ phát thanh, các băng quảng cáo di động.
- Các bộ phim, tivi, video, băng/màn chiếu, các vở kịch, âm nhạc, âm
thanh và ánh sáng, ánh sáng nhấn mạnh các nét đặc trưng.
Khi sử dụng phương tiện rất dễ có những sai sót. Quan điểm quan trọng hàng
đầu là ý định truyền thông tin gì và đến ai. Những phương pháp giới thiệu nghe
nhìn phải thật sự chất lượng và độ dài thong thường tối đa từ 12-15 phút là có thể
tượng sâu sắc và có tính lịch sử chính xác. Điều này sẽ có ích đối với một vài địa điểm di sản có mối quan hệ mật thiết với nhau khi các chi phí quá cao.
Con người sẽ hiểu hơn về câu chuyện của địa điểm di sản nếu họ có thể nói