Hiệu quả kinh tế

Một phần của tài liệu ĐỊNH HƯỚNG bảo tồn tài NGUYÊN DU LỊCH NHÂN văn ở TỈNH BÌNH DƯƠNG PHỤC vụ DU LỊCH (Trang 78 - 81)

7. Cấu trúc của đề tài

2.4.1. Hiệu quả kinh tế

2.4.1.1. Đóng góp vào tổng doanh thu du lịch

Cùng với tài nguyên du lịch tự nhiên, tài nguyên du lịch nhân văn của tỉnh Bình Dương đã và đang được khai thác phục vụ cho du lịch. Tuy nhiên, do tài nguyên du lịch tự nhiên không phong phú và bị tác động mạnh mẽ của quá trình

công nghiệp hóa nên hiệu quả kinh tế không đáng kể (vườn cây ăn trái Lái Thiêu từ

năm 2000 đã giảm dần khả năng khai thác du lịch do cây trái chết dần, chết mòn từ tác động tiêu cực của quá trình sản xuất công nghiệp trên địa bàn, đến nay hoạt động du lịch ở đây gần như không còn; Làng tre Phú An mới được khai thác phục du lịch từ năm 2009, Suối trúc mới được du khách các tỉnh thành lân cận biết đến từ năm 2003 và chưa được đầu tư, du lịch trên sông chưa được khai thác độc lập..). Do vậy, có thể nói việc khai thác tài nguyên du lịch tự nhiên chỉ đóng góp một phần nhỏ vào tổng doanh thu du lịch của tỉnh, hay nói cách khác doanh thu này có được chủ yếu dựa vào khai thác tài nguyên du lịch nhân văn.

Theo Bà Võ Thị Anh Xuân, Phó Trưởng phòng – Phòng Nghiệp vụ Du lịch,

Sở Văn hóa – Thể thao – Du lịch Bình Dương, trong giai đoạn 2000 – 2011, việc

khai thác tài nguyên du lịch nhân văn đóng góp khoảng 75 – 90% vào doanh thu du lịch của tỉnh. Nhất là từ năm 2008, khi Khu du lịch Lạc cảnh Đại Nam Văn Hiến đi vào hoạt động, doanh thu du lịch của tỉnh tăng vọt và giữ mức khá cao cho đến nay.

Bảng 2.8: Doanh thu du lịch của Bình Dương giai đoạn 2000 2011

Đơn vị: tỉ đồng

Năm

Doanh thu 2000 2005 2008 2009 2010 2011

Tổng doanh thu 115,1 175,4 246,8 445 505,1 580

Trong đó: Doanh thu từ khai thác tài nguyên du lịch nhân

văn

86,3 131,6 185,1 378,3 454,6 522

115.1 175.4 246.8 445 505.1 580 86.3 131.6 185.1 378.3 454.6 522 0 100 200 300 400 500 600 700 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 Tổng doanh thu Doanh thu từ khai thác tài nguyên du lịch nhân văn

Biểu đồ 2.5: Tổng doanh thu và doanh thu từ khai thác tài nguyên du lịch nhân văn tỉnh Bình Dương giai đoạn 2000 - 2011

Như vậy, đối chiếu với tiêu chuẩn về kinh tế của phát triển du lịch bền vững, việc khai thác tài nguyên du lịch nhân văn ở Bình Dương chưa thật sự bền vững vì du khách chủ yếu đến khu du lịch Lạc cảnh Đại Nam Văn Hiến tham quan, nghỉ ngơi, vui chơi... các địa điểm khác có số khách nhỏ lẻ, doanh thu không cao và rất phân tán.

2.4.1.2. Tác động đối với chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành và cơ cấu lao động theo ngành kinh tế

Việc khai thác tài nguyên du lịch nhân văn ở Bình Dương chỉ mới chuyển biến tích cực trong những năm gần đây, do vậy sự tác động đối với chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành và cơ cấu lao động theo ngành kinh tế là có nhưng cũng không đáng kể.

Kể từ khi các di tích – danh thắng được công nhận cấp quốc gia, cấp tỉnh và được đầu tư kinh phí tôn tạo, trùng tu; các khu du lịch, vui chơi, giải trí được đầu tư xây dựng các hạng mục tầm cỡ; lượng khách du lịch tăng vọt; cơ cấu lao động theo ngành kinh tế ở Bình Dương đã có sự thay đổi theo chiều hướng tăng tỉ trọng của lao động trong ngành dịch vụ, kéo theo đó là sự gia tăng tỉ trọng của ngành dịch vụ trong cơ cấu kinh tế.

Theo số liệu của Cục thống kê Bình Dương, trong giai đoạn 2000 2011, số cơ sở kinh doanh du lịch, số người kinh doanh du lịch và đóng góp của ngành du lịch vào GDP của tỉnh đều có sự gia tăng.

Tỉ trọng lao động ngành dịch vụ đã tăng từ 19,5% (năm 2000) lên 23,2% (năm

2011). Song song đó, cơ cấu kinh tế theo ngành cũng có sự chuyển dịch tích cực, tỉ

trọng của dịch vụ trong GDP tăng từ 25,2% (năm 2000) lên 33,7% (năm 2011).

Bảng 2.9:Số cơ sở, người kinh doanh du lịch và đóng góp của ngành du lịch vào GDP Bình Dương giai đoạn 2000 – 2011

Năm 2000 2011

Số cơ sở kinh doanh du lịch 3.619 12.933

Số người kinh doanh du lịch (người) 6.089 33.463

Đóng góp vào GDP theo giá so sánh (%) 2,7 3,1

(Nguồn: Cục thống kê Bình Dương, 2012)

Qua số liệu trên ta thấy, đóng góp của ngành du lịch cho nền kinh tế của tỉnh vẫn còn thấp, chưa đáp ứng vai trò và vị trí của một ngành kinh tế quan trọng theo định hướng phát triển kinh tế. Tuy nhiên, ở một góc độ khác, sự gia tăng của ngành du lịch (trong đó có sự đóng góp đáng kể từ việc khai thác tài nguyên du lịch nhân văn) đã kéo theo sự phát triển nhất định của các ngành sản xuất vật chất, thương mại và dịch vụ khác. Từ đó, ít nhiều tác động đến sự chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành và cơ cấu kinh tế theo lao động của tỉnh.

Đối chiếu với tiêu chuẩn về kinh tế của phát triển du lịch bền vững, hiệu quả kinh tế của việc khai thác tài nguyên du lịch nhân văn của tỉnh Bình Dương trong giai đoạn 2000 - 2011, tuy có tăng nhưng còn chậm và thấp. Các tài nguyên chưa thật sự được khơi dậy hết tiềm năng vốn có vào phát triển kinh tế, chưa làm chuyển biến mạnh mẽ bộ mặt kinh tế của tỉnh. Trong tương lai, khi có sự quy hoạch phát triển đồng bộ giữa các yếu tố tác động đến sự phát triển du lịch và với các ngành kinh tế khác, hiệu quả này mới có thể thể hiện rõ rệt và tương xứng với tiềm năng vốn có của nó.

Một phần của tài liệu ĐỊNH HƯỚNG bảo tồn tài NGUYÊN DU LỊCH NHÂN văn ở TỈNH BÌNH DƯƠNG PHỤC vụ DU LỊCH (Trang 78 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(152 trang)