Hiệu quả xã hội

Một phần của tài liệu ĐỊNH HƯỚNG bảo tồn tài NGUYÊN DU LỊCH NHÂN văn ở TỈNH BÌNH DƯƠNG PHỤC vụ DU LỊCH (Trang 81 - 85)

7. Cấu trúc của đề tài

2.4.2. Hiệu quả xã hội

2.4.2.1. Đối với chất lượng cuộc sống

Bắt đầu được chú ý khai thác trong những năm gần đây, tuy không mang lại hiệu quả vượt bậc, song tài nguyên du lịch nhân văn vẫn mang lại ảnh hưởng tích cực nhất định đối với chất lượng cuộc sống của người dân địa phương.

Về mặt thỏa mãn nhu cầu du lịch của người dân trong và ngoài tỉnh: trong giai đoạn 2000 – 2011, nhất là từ năm 2008 đến nay, Bình Dương đã và đang trở thành một điểm đến mới của Đông Nam Bộ. Các tài nguyên du lịch nhân văn từng bước được đánh thức và đầu tư phát triển mạnh mẽ như nhà tù Phú Lợi, chùa Hội Khánh, chùa Thái Sơn – núi Cậu – Lòng hồ Dầu Tiếng, chùa Châu Thới, nhà cổ họ Trần, Lạc cảnh Đại Nam Văn Hiến... đã và đang tạo được tiếng vang đối với du khách gần xa, thỏa mãn được nhu cầu du lịch ngày càng tăng của đại bộ phận người dân trong tỉnh và các tỉnh thành lân cận.

Theo ước tính của Sở Văn hóa – Thể thao – Du lịch Bình Dương, trong giai đoạn 2000 – 2011, việc khai thác tài nguyên du lịch nhân văn của tỉnh đã từng bước đáp ứng được phần nào nhu cầu du lịch ngày càng tăng của người dân trong tỉnh. Ước tính hơn một nửa dân số của tỉnh đi du lịch đến các điểm du lịch nhân văn mỗi năm, đông nhất là đến Lạc cảnh Đại Nam Văn Hiến và các chùa nổi tiếng như chùa Bà, chùa Hội Khánh, chùa Châu Thới... Bên cạnh đó, từ khi khu du lịch Lạc cảnh Đại Nam Văn Hiến đi vào hoạt động, đại bộ phận người dân thường quay về tham quan, vui chơi, giải trí tại đây thay vì đến các khu du lịch khá xa của Tp. Hồ Chí Minh, du lịch biển Vũng Tàu... Do khu du lịch Lạc cảnh Đại Nam Văn Hiến có vị trí gần với các di tích – danh thắng, công trình kiến trúc và tôn giáo trên địa bàn Thành phố Thủ dầu một nên khách tham quan khu du lịch này xong thường có xu hướng ghé thăm các địa danh nổi tiếng trên. Điều này làm cho hoạt động du lịch trong tỉnh ngày càng sôi động hơn, qua đó thỏa mãn ngày càng cao nhu cầu du lịch nói riêng và nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân trong tỉnh nói chung.

Về mặt tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân: cùng với việc khai thác tài nguyên du lịch nhân văn phục vụ phát triển du lịch, đời sống của người dân

tại các điểm du lịch được cải thiện đáng kể thông qua sự gia tăng về thu nhập và việc làm. Một đặc điểm nổi bật của hầu hết các điểm khai thác tài nguyên du lịch nhân văn của Bình Dương là tạo sự gắn kết với hoạt động kinh tế của cộng đồng địa phương. Để phục vụ hoạt động tham quan, nghỉ ngơi, vui chơi, giải trí của du khách, hàng loạt các dịch vụ ăn uống, mua sắm, lưu trú... mọc lên quanh các địa điểm du lịch, tạo việc làm thời vụ hoặc thường xuyên với thu nhập tương đối cao cho mọi tầng lớp tham gia.

Điển hình vào dịp tết Nguyên Đán, tại chùa Bà, chùa Hội Khánh trên địa bàn Thành phố Thủ dầu một, chùa Thái Sơn ở huyện Dầu Tiếng, chùa Châu Thới ở thị xã Dĩ An lượng khách tham quan từ vài chục đến vài trăm nghìn người, kéo theo hoạt động kinh doanh sầm uất của đại bộ phận người dân xung quanh. Các dịch vụ giữ xe, ăn uống, lưu trú, buôn bán... nở rộ tạo việc làm thời vụ cho đông đảo người dân và mang lại thu nhập khá cao. Tại khu du lịch Lạc cảnh Đại Nam Văn Hiến, dịch vụ xe ôm, quán ăn, lưu trú, giữ xe... hoạt động nhộn nhịp vào dịp cuối tuần và các ngày lễ lớn. Do đường dẫn vào cổng khu du lịch dài hơn 2km và thường quá tải chỗ gửi xe vào ngày cao điểm, giá đồ ăn và lưu trú khá cao, nên để đáp ứng nhu cầu của du khách tham quan gần xa hàng loạt dịch vụ ăn theo mọc lên, tạo nhiều việc làm và mang lại thu nhập đáng kể cho người dân địa phương, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của họ.

Tuy không có con số thống kê chính thức về số lượng người lao động được tạo việc làm và thu nhập tăng thêm từ việc khai thác du lịch tại các điểm tài nguyên du lịch nhân văn, song có thể khẳng định rằng hiệu quả đối với chất lượng cuộc sống của khai thác tài nguyên du lịch nhân văn là tương đối lớn.

Đối chiếu với tiêu chuẩn về hỗ trợ nền kinh tế địa phương (nguyên tắc số 5), thu hút sự tham gia của cộng đồng địa phương (nguyên tắc số 6) của 10 nguyên tắc phát triển du lịch bền vững, việc khai thác tài nguyên du lịch nhân văn của tỉnh Bình Dương đã đáp ứng được tính bền vững về xã hội. Trong tương lai, khi các tài nguyên này được đầu tư khai thác mạnh hơn nữa sẽ đóng góp ngày càng cao vào thu nhập bình quân đầu người nói riêng và sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh nói chung.

2.4.2.2. Đối với việc giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa

Hầu hết tài nguyên du lịch nhân văn của Bình Dương là các di tích – danh thắng và các công trình kiến trúc nghệ thuật và tôn giáo. Do vậy, khi khai thác phục vụ du lịch phải chú ý nhiều đến việc giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa.

Trong giai đoạn 2000 - 2011, ngoài các di tích Địa đạo Tam giác sắt, Chiến khu Đ, Sở chỉ huy tiền Phương chiến dịch Hồ Chí Minh, chưa chính thức được khai thác phục vụ du lịch, các tài nguyên còn lại đã và đang được khai thác ở nhiều mức độ.

Điều này có nghĩa là ba di tích trên vẫn còn lưu giữ được nguyên bản các giá trị lịch sử, hóa ẩn chứa trong nó, chưa hề bị mai một do tác động tiêu cực của hoạt động du lịch. Tuy nhiên, việc giới thiệu, nhân rộng ý nghĩa của các giá trị này đến đông đảo du khách trong và ngoài tỉnh lại không thực hiện được. Tức là mục tiêu phát huy các giá trị văn hóa vẫn chưa đạt được. Hay nói cách khác, ba di tích này chỉ được bảo tồn chứ chưa được phát huy các giá trị văn hóa ẩn chứa trong nó.

Các tài nguyên còn lại tùy vào mức độ khai thác mà việc giữ gìn và phát huy

các giá trị văn hóa ở những mức độ khác nhau.

Các di tích – danh thắng như nhà tù Phú Lợi, chùa Thái Sơn núi Cậu, chùa núi

Châu Thới, tuy đã được khai thác phục vụ du lịch từ lâu nhưng do có ban quản lý và được đầu tư trùng tư, bảo tồn nên vẫn giữ gìn được nét nguyên bản, không làm xâm hại các giá trị vật chất và tinh thần ẩn chứa trong nó. Về khía cạnh phát huy các giá trị văn hóa, các di tích – danh thắng này tuy đã được công nhận cấp quốc gia và cấp tỉnh từ khá lâu nhưng vẫn chưa được nhiều du khách các tỉnh thành lân cận biết đến. Những nét độc đáo về kiến trúc và giá trị lịch sử của chùa Thái Sơn núi Cậu, chùa núi Châu Thới, những bằng chứng lịch sử về tội ác của chế độ Mỹ ngụy ở nhà tù Phú Lợi vẫn chưa được giới thiệu rộng rãi đến du khách, do chưa được đầu tư đồng bộ về hạ tầng và chưa có chiến lược quảng bá hiệu quả. Do vậy, mục tiêu phát huy các giá trị văn hóa sâu sắc mà các di tích – danh thắng lưu giữ từ bấy lâu nay vẫn chỉ đạt được ở mức độ nhất định, chưa thể xem là thành công được.

Các công trình tôn giáo như chùa Hội Khánh và Lễ hội chùa Bà trong những năm qua không ngừng thu hút khách du lịch. Chùa Hội Khánh không ngừng được tôn tạo nhưng vẫn giữ được nét cổ kính của một trong những ngôi chùa cổ nhất Gia Định. Bên cạnh đó, chùa còn tổ chức nhiều hoạt động Phật giáo nổi bật và có nhiều hoạt động xã hội tích cực nên vừa bảo tồn vừa phát huy các tinh hoa văn hóa vốn được xây dựng và lưu giữ gần 200 năm nay. Lễ hội chùa Bà nổi tiếng khắp vùng Đông Nam Bộ và ngày càng thu hút đông đảo du khách gần xa tham quan, viếng bái. Lễ hội chùa Bà đã giữ gìn nét đẹp văn hóa cho người Bình Dương nói riêng và người Việt Nam nói chung trong việc lễ chùa đầu năm với bao mong muốn tốt đẹp cho một năm mới sắp đến. Tuy nhiên, việc đổi số tiền thật khá lớn để “mượn vàng” của Bà làm ăn và cảnh chen lấn giành lộc của Bà trong đám rước kiệu phần nào làm móp méo ý nghĩa của lễ hội, mai một đi ý nghĩa tốt đẹp vốn có của lễ hội. Hay nói cách khác các giá trị văn hóa chưa được phát huy theo đúng hướng và đúng cách.

Nhà cổ họ Trần đã được công nhận từ năm 1993, có người trông coi và được Ban quản lý di tích danh thắng Bình Dương trực tiếp quản lý. Đến nay, hai ngôi nhà vẫn không ngừng được trùng tư và xây dựng thêm hạ tầng để phục vụ du khách. Kiến trúc và các đồ vật trong nhà luôn được giữ gìn cẩn thận, bảo tồn đến mức tốt nhất những giá trị văn hóa từ hơn 100 năm trước. Song do những hạn chế trong việc khai thác phục vụ du lịch mà đến nay những giá trị độc đáo về kiến trúc và lịch sử của hai ngôi nhà vẫn chưa đến được với đông đảo du khách trong và ngoài tỉnh. Có thể nói, các giá trị văn hóa tại nhà cổ họ Trần chỉ được gìn giữ chứ chưa được phát huy.

Các làng nghề ở Bình Dương đã có từ lâu đời, bước đầu được khai thác phục vụ du lịch trong những năm gần đây. Do hoạt động du lịch chưa mạnh nên các làng nghề vẫn giữ được nét đặc trưng trong sản xuất. Đây là một yếu tố thuận lợi cho việc giữ gìn những giá trị vật chất và văn hóa nguyên bản của nghề thủ công truyền thống của tỉnh, nhưng cũng là một bước cản lớn trong việc bảo tồn, phát huy để các nghề thủ công này “sống” được cùng với sự phát triển nhanh chóng theo hướng hiện đại của xã hội. Du khách đến hầu hết chỉ tham quan và vẫn chưa được tham quan

cặn kẽ, có đầu đuôi quy trình sản xuất gốm, sơn mài, điêu khắc gỗ mà thay vào đó chủ yếu là xem nhà xưởng, các sản phẩm đã hoàn thành, nên chưa hình thành tình cảm và ý thức nhiều về vấn đề bảo tồn và phát triển các nghề thủ công này.

Các khu du lịch vui chơi, giải trí, nghỉ dưỡng như Lạc cảnh Đại Nam Văn Hiến, Phương Nam, Dìn Ký, Green eye được xây dựng theo kiểu gần gũi với làng quê thể hiện lối sống đơn giản gần với thiên nhiên của người Việt Nam. Các khu du lịch này không ngừng được đầu tư và hoạt động có hiệu quả (trừ khu du lịch Dìn

Ký) nên đã và đang góp phần giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa Việt Nam.

Nhìn chung, các tài nguyên du lịch nhân văn của tỉnh Bình Dương đều giữ gìn được những nét truyền thống và bản chất vốn có kể từ khi hình thành. Song việc phát huy các giá trị này vẫn còn nhiều hạn chế do hoạt động du lịch chưa đạt hiệu quả cao. Đối chiếu với nguyên tắc sử dụng nguồn tài nguyên một cách bền vững (nguyên tắc 1), phát triển phải gắn liền với bảo tồn tính đa dạng (nguyên tắc 7), marketing du lịch một cách có trách nhiệm (nguyên tắc 9), của 10 nguyên tắc phát triển bền vững, việc khai thác các tài nguyên du lịch nhân văn phục vụ du lịch của tỉnh Bình Dương vẫn chưa thật sự bền vững.

Một phần của tài liệu ĐỊNH HƯỚNG bảo tồn tài NGUYÊN DU LỊCH NHÂN văn ở TỈNH BÌNH DƯƠNG PHỤC vụ DU LỊCH (Trang 81 - 85)