7. Cấu trúc của đề tài
2.3.2. Hiện trạng khai thác các điểm di tích văn hóa nghệ thuật
2.3.2.1. Chợ Thủ Dầu Một
* Khái quát về Chợ Thủ Dầu Một
Chợ Thủ Dầu Một lúc khởi nguồn được gọi là chợ Phú Cường, tọa lạc trên một vị trí tương đối bằng phẳng, nằm sát sông Gài Gòn và các con đường bao quanh chợ; phía Bắc giáp với đường Nguyễn Thái Học, phía Nam giáp đường Bạch Đằng, phía Tây giáp đường Đoàn Trần Nghiệp, Đông giáp đường Trần Hưng Đạo. Chợ là trung tâm có vị trí khá thuận lợi cho việc trao đổi và buôn bán.
Chợ do người Pháp xây dựng từ năm 1935 trên cơ sở phục hồi và biến đổi hoàn toàn chợ Phú Cường mô phỏng theo kiểu các ngôi chợ xưa ở Pháp có cấu trúc gần giống chợ Nam Vang (Campuchia) và chợ Bến Thành (Sài Gòn). Điểm đặc biệt của mô hình trên là họ vẫn tôn trọng, giữ nguyên vị trí cũ. Năm 1938, chợ Thủ được khánh thành với mô hình mới, kiến trúc phóng khoáng, trang nhã, vào thời đó và có lợi thế hơn nhiều nơi khác.
Chợ được phân thành bảy khu lớn nhỏ (khu Thương Xá, khu ăn uống, khu chợ Đồng Hồ...) và được xây dựng theo kiểu hình chữ nhật gồm ba căn nhà tách biệt nhau. Phía ngoài chợ là Tháp Đồng hồ - biểu tượng nổi tiếng của vùng đất Thủ. Tháp Đồng hồ được xây dựng theo kiểu hình lục giác gắn liền với nhà dãy chợ, có chiều cao 23.72m, gồm bốn lầu. Trên đỉnh tháp được gắn 4 chiếc đồng hồ. Chính từ những chiếc đồng hồ được bố trí theo Đông - Tây - Nam - Bắc, đã tạo nên một dấu ấn đặc sắc, hình thành tình cảm quen thuộc, sâu sắc của người dân Bình Dương.
* Hiện trạng khai thác và kinh doanh du lịch
Khác với các tài nguyên du lịch nhân văn hiện có ở Bình Dương, chợ Thủ Dầu Một vừa là công trình kiến trúc cổ có tiềm năng phát triển du lịch vừa là cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ cho hoạt động du lịch của Bình Dương. Nếu những năm cuối thế kỉ XIX, Chợ Thủ Dầu Một nổi tiếng khắp Nam Kỳ lục tỉnh và đi vào câu ca dao:
Chiều chiều mượn ngựa ông Đô Mượn ba chú lính đưa cô tôi về Đưa về chợ Thủ bán hũ, bán ve
Bán bộ đồ chè, bán cối đâm tiêu.
thì ngày nay, chợ Thủ Dầu Một là nơi buôn bán sầm uất, là trung tâm thương mại của tỉnh Bình Dương. Song song đó, Chợ Thủ Dầu Một còn thu hút khách du lịch vì giá trị về lòng tự hào quê hương, đây chính là biểu tượng của Bình Dương mà bất kì du khách nào khi đặt chân đến cũng ít nhất một lần ghé thăm.
Với vị trí tọa lạc tại trung tâm của Thành phố Thủ dầu một, gần các di tích tham quan nổi tiếng như Chùa Bà, nhà cổ Trần Công Vàng và Trần Văn Hổ, chùa Hội Khánh; Chợ Thủ Dầu Một là một điểm tham quan, mua sắm lý tưởng mà hầu hết du khách không thể bỏ qua. Bên cạnh đó, vào dịp lễ hội Chùa Bà Thiên Hậu, rất đông khách hành hương và du khách thập phương kéo về dâng hương, chiêm bái, thường ghé Chợ Thủ Dầu Một để mua mâm quả tế lễ và tham quan.
Về số lượt khách và doanh thu du lịch, theo Ban quản lý Chợ Thủ Dầu Một, chợ là trung tâm thương mại của tỉnh, hoạt động buôn bán diễn ra phức tạp (giữa tiểu thương của chợ với dân địa phương, giữa tiểu thương của chợ với các lái buôn từ nơi khác đổ về...) song song với hoạt động tham quan của du khách nên không thể thống kê được con số cụ thể như Chợ Bến Thành của TP. HCMvốn là chợ chủ yếu phục vụ cho khách du lịch.
2.3.2.2. Nhà cổ ông Trần Văn Hổ (Tự Đẩu) và Trần Công Vàng * Khái quát về Nhà cổ ông Trần Văn Hổ và Trần Công Vàng
Nhà cổ ông Trần Văn Hổ và Trần Công Vàng có độ tuổi hơn 100 năm nhưng vẫn còn nguyên vẹn các giá trị về mặt văn hóa và nghệ thuật kiến trúc. Hai ngôi nhà cổ này đã được người dân địa phương cũng như một số tỉnh thành khác biết tiếng. Chính vì thế, nhiều người mong muốn ít nhất một lần được đến chiêm ngưỡng những tác phẩm hoàn mỹ này như một chứng nhân của thời gian về kiến trúc và cổ vật.
Nhà cổ ông Trần Văn Hổ tọa lạc tại số 18 đường Bạch Đằng, phường Phú Cường, Thành phố Thủ dầu một, Bình Dương. Ông Trần Văn Hổ (Tự Đẩu) – nguyên là Đốc Phủ Sứ thời thuộc Pháp. Ngày 07/01/1993, nhà cổ Trần Văn Hổ đã
được công nhận là Di tích Lịch sử - Văn hóa cấp Quốc gia theo quyết định số 43 VH/QĐ.
Căn nhà được xây dựng vào năm 1890 (hiện do Ban Quản lí di tích và danh thắng tỉnh Bình Dương trực tiếp quản lí) có lối kiến trúc theo dạng chữ “Đinh”. Vật liệu chính để làm nên ngôi nhà này phần lớn là các loại gỗ quý như cẩm lai, giáng hương, gõ, sến, mật… Nét độc đáo nổi bật của ngôi nhà có lẽ phải kể đến kĩ thuật chạm khắc rất tinh xảo trên bề mặt của các khuôn cửa. Bên cạnh đó, lối bài trí nội thất ngôi nhà bằng hệ thống hoành phi, câu đối, tràng kỉ, tủ thờ được làm theo lối cổ
càng làm tôn thêm vẻ đẹp quý phái và cổ kính vốn có của ngôi nhà.
Nhà cổ Trần Công Vàng tọa lạc tại số 21, đường Ngô Tùng Châu, phường Phú
Cường, Thành phố Thủ dầu một, trên một khu đất rộng 1.333m2, riêng phần chính
(nhà trên) là 323m2, nhà phụ (nhà dưới) chiếm 119m2, được xây cất và hoàn thành
vào khoảng năm 1889 – 1892. Ngôi nhà được công nhận Di tích cấp Quốc gia ngày 07/01/1993.
Đây là kiểu nhà chữ Đinh có cải tiến, nghĩa là có bộ phận ngăn cách nhà trên và nhà dưới bằng một nhà cầu nhỏ cắt đôi song con làm hai phần, cửa nhà dưới trổ ra đầu sân thay vì trổ đầu hồi, mới nhìn giống như một số cổng đền của người Hoa, nhưng theo chủ nhân là phỏng theo cổng đền của Ấn Độ.
Có thể nói, ngoài giá trị thẩm mĩ và kiến trúc, nhà cổ họ Trần còn phản ánh khá sâu sắc những yếu tố văn hóa, kinh tế, xã hội của tầng lớp thượng lưu vùng đất Thủ Dầu Một hồi thế kỉ XIX. Vì vậy, nó chính là một loại hình di sản độc đáo của vùng đất này.
* Hiện trạng khai thác và kinh doanh du lịch
Hai ngôi nhà cổ này nằm ở trung tâm của Thành phố Thủ dầu một, rất thuận lợi về địa thế nên được đánh giá mạnh về tiềm năng khai thác du lịch.
Hầu hết các tour du lịch bằng đường sông hoặc đường bộ từ các điểm du lịch như khu du lịch xanh Dìn Ký, khu du lịch sinh thái Phương Nam, các nhà hàng, khách sạn, sân golf đều có thể kết nối với di tích nhà cổ, nhà tù Phú Lợi, chùa Hội Khánh rồi đến Khu du lịch Lạc Cảnh Đại Nam Văn Hiến. Chính vì điều này, năm
2008, ngành du lịch đã tổ chức nhiều buổi giới thiệu với các công ty du lịch lữ hành ở Tp. Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Vũng Tàu... về các điểm đến của du lịch di tích Bình Dương và được đánh giá cao. Bên cạnh đó, gia đình chủ sở hữu của 2 ngôi nhà cổ cũng luôn sẵn sàng để đầu tư, xây dựng, thậm chí làm người hướng dẫn viên để thuyết trình cho khách tham quan hiểu về ngôi nhà cổ của mình. Thế nhưng, tiềm năng du lịch của 2 nhà cổ này vẫn chưa được phát huy xứng tầm và không thu hút nhiều khách tham quan như mong đợi. Lượng khách đến đây phần đông là các nhà báo, nhà nghiên cứu sử học, các đoàn du lịch công vụ…với số lượng nhỏ lẻ, không tạo được hiệu ứng đám đông vốn rất cần trong du lịch. Việc thống kê số lượt khách đến tham quan cũng chưa được tiến hành thường xuyên và chính xác do chưa có đội ngũ quản lý chuyên trách. Song song đó, việc tham quan của du khách cũng gặp nhiều khó khăn do thiếu đội ngũ hướng dẫn, thuyết minh chuyên nghiệp để làm sống lại những giá trị cổ vật tạo được sự hứng thú, tò mò đến những khám phá, bất ngờ, thú vị cho du khách. Các dịch vụ giải trí, vui chơi, ăn uống, mua sắm quà lưu niệm... cũng chưa có nên doanh thu từ việc khai thác du lịch của 2 nhà cổ này gần như không có.
Ngoài những khó khăn trong việc khai thác du lịch chung của nhà cổ như trên, nhà cổ Trần Công Vàng còn gặp một trở ngại lớn trong việc đảm bảo cơ sở hạ tầng đó là vấn đề giao thông. Từ lâu, con đường vào ngôi nhà cổ Trần Công Vàng tồn tại cảnh bán buôn chen lấn của các tiểu thương gây không ít khó khăn cho hoạt động du lịch. Ông Nguyễn Văn Thủy - Trưởng ban Quản lý di tích và danh thắng tỉnh cho biết: trong các tour đến tham quan nhà tù Phú Lợi, rất nhiều đoàn du khách đề nghị đến tham quan nhà cổ nhưng do nhà cổ đang trong quá trình hoàn chỉnh đường sá, quang cảnh nên chưa đưa khách vào.