Hiệu quả chính trị

Một phần của tài liệu ĐỊNH HƯỚNG bảo tồn tài NGUYÊN DU LỊCH NHÂN văn ở TỈNH BÌNH DƯƠNG PHỤC vụ DU LỊCH (Trang 87)

7. Cấu trúc của đề tài

2.4.4. Hiệu quả chính trị

Với nhiều di tích lịch sử và nhiều công trình kiến trúc tôn giáo, việc khai thác các tài nguyên du lịch nhân văn phục vụ du lịch của tỉnh Bình Dương đã và đang mang lại những hiệu quả chính trị khá tốt.

Các di tích gắn với cách mạng như nhà tù Phú Lợi, chùa Thái Sơn... vừa giới thiệu đến du khách tinh thần anh dũng của người dân Bình Dương nói riêng và người Việt Nam nói chung trong kháng chiến, vừa góp phần giúp du khách nâng cao tình yêu quê hương, đất nước, tự hào dân tộc. Hoạt động du lịch tại các địa điểm này như một thông điệp hòa bình để du khách nhận thức sâu sắc hơn về giá trị của độc lập tự do và cuộc sống bình yên, không chiến tranh, không mất mát.

Các điểm tài nguyên tôn giáo như chùa Hội Khánh và lễ hội chùa Bà vừa duy trì nét đẹp truyền thống của văn hóa Việt Nam vừa đóng góp lớn cho lợi ích xã hội thông qua các hoạt động từ thiện thường xuyên và có quy mô lớn. Thông qua việc

khai thác phục vụ du lịch, các điểm du lịch này đã và đang góp phần đảm bảo an

sinh xã hội, tạo môi trường ổn định để ngành du lịch nói riêng và các ngành kinh tế khác của Bình Dương phát triển ổn định.

Nhìn chung, về hiệu quả chính trị, việc khai thác các tài nguyên du lịch nhân văn phục vụ du lịch của Bình Dương đã đạt được thành tựu tương đối lớn, xứng đáng với tiềm năng vốn có của mình.

2.5. Đánh giá chung về hiện trạng bảo tồn và khai thác tài nguyên du lịch nhân văn ở Bình Dương

Một phần của tài liệu ĐỊNH HƯỚNG bảo tồn tài NGUYÊN DU LỊCH NHÂN văn ở TỈNH BÌNH DƯƠNG PHỤC vụ DU LỊCH (Trang 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(152 trang)