7. Cấu trúc của đề tài
1.3.2. Những nguyên tắc của du lịch bền vững
Theo Tổ chức bảo tồn thiên nhiên thế giới IUCN, 1998, đã đưa ra 10 nguyên tắc của du lịch bền vững, đó là:
• Sử dụng nguồn tài nguyên một cách bền vững: bao gồm cả tài nguyên
thiên nhiên, xã hội và văn hóa. Việc sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên là nền tảng cơ bản nhất của việc phát triển du lịch lâu dài.
• Giảm tiêu thụ quá mức và xả thải nhằm giảm chi phí khôi phục các suy
thoái môi trường, đồng thời cũng góp phần nâng cao chất lượng du lịch.
• Phát triển phải gắn liền với bảo tồn tính đa dạng: duy trì và phát triển
tính đa dạng của tự nhiên, văn hóa, xã hội là rất quan trọng đối với du lịch bền vững, tạo ra sức bật cho ngành du lịch.
• Phát triển du lịch phải lồng ghép với quy hoạch phát triển của địa phương, quốc gia.
• Hỗ trợ nền kinh tế địa phương. Du lịch phải hỗ trợ các hoạt động kinh tế
địa phương, phải tính toán chi phí môi trường vừa để bảo vệ nền kinh tế bản địa cũng như tránh gây cho hại môi trường.
• Thu hút sự tham gia của cộng đồng địa phương. Điều này không chỉ đem
lại lợi ích cho cộng đồng, cho môi trường mà còn tăng cường đáp ứng nhu cầu, thị hiếu của du khách.
• Sự tư vấn của các nhóm quyền lợi và công chúng. Tư vấn giữa công nghiệp du lịch và cộng đồng địa phương, các tổ chức và cơ quan là đảm bảo cho sự hợp tác lâu dài cũng như giải quyết các xung đột có thể nảy sinh.
• Đào tạo đội ngũ nguồn nhân lực nhằm thực thi các sáng kiến và giải pháp
du lịch bền vững, từ đó nâng cao chất lượng phục vụ trong hoạt động du lịch và cải thiện các sản phẩm du lịch.
• Marketing du lịch một cách có trách nhiệm. Phải cung cấp thông tin cho
du khách một cách đầy đủ và có trách nhiệm nhằm nâng cao sự tôn trọng của du khách đến môi trường tự nhiên, xã hội và văn hóa khu du lịch, qua đó góp phần thỏa mãn nhu cầu của khách.
• Triển khai các hoạt động nghiên cứu nhằm hỗ trợ giải quyết các vấn đề,
mang lại lợi ích cho khu du lịch, cho nhà kinh doanh du lịch và du khách.