Hiện trạng khai thác các điểm di tích lịch sử

Một phần của tài liệu ĐỊNH HƯỚNG bảo tồn tài NGUYÊN DU LỊCH NHÂN văn ở TỈNH BÌNH DƯƠNG PHỤC vụ DU LỊCH (Trang 53 - 62)

7. Cấu trúc của đề tài

2.3.1.Hiện trạng khai thác các điểm di tích lịch sử

2.3.1.1. Địa đạo Tam giác sắt Tây Nam Bến Cát

* Khái quát về Địa đạo Tam giác sắt Tây Nam Bến Cát

Địa đạo Tam giác sắt Tây nam Bến Cát (gọi tắt là Địa đạo Tam giác sắt) nằm trên vùng đất 3 xã: An Điền, An Tây, Phú An thuộc khu vực phía Tây nam huyện Bến Cát, tỉnh Bình Dương, cách trung tâm Thành phố Thủ dầu một 15 km về phía nam. Địa đạo được Bộ Văn hóa – Thông tin xếp hạng là Di tích lịch sử - Văn hóa cấp Quốc gia ngày 18/3/1996, có tổng diện tích 23ha.

Tên “Tam giác sắt” đã trở nên quen thuộc với nhiều người trong trong thời kỳ kháng chiến chống đế quốc Mỹ xâm lược trước đây. Ngày nay, nhiều người hiểu

“Tam giác sắt” rất khác nhau. Có người cho rằng “Tam giác sắt” là vùng Tây Nam

Bến Cát, cũng có người cho rằng nó bao gồm phần đất Tây nam Bến Cát – Dầu Tiếng – Long Nguyên. Rộng hơn nữa, có người cho rằng nó kéo dài từ Long Nguyên (Bến Cát) – Trảng Bàng (Tây Ninh) và Củ Chi (thành phố Hồ Chí Minh). Tất cả đều đúng, vì địa danh “Tam giác sắt” cùng phát triển theo bước phát triển của cuộc chiến tranh. Duy chỉ có một điều ít ai nghĩ tới là nguồn gốc ban đầu của “Tam giác sắt” lại chính là địa bàn của 3 xã: An Điền, An Tây, Phú An (3 xã Tây Nam của huyện Bến Cát , tỉnh Bình Dương).

Trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược trước đây, vùng đất 3 xã Tây Nam Bến Cát sớm được nổi danh với chiến khu An Thành. Vào năm 1948,

hệ thống địa đạo đầu tiên xuất hiện từ vùng đất này. Sau đó năm 1960, du kích Củ Chi đến học tập kinh nghiệm và xây dựng hệ thống địa đạo ở địa phương mình.

Trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, kẻ thù đã nhiều lần càn đi xát lại, nhưng chúng không khuất phục nổi lòng dân ở đây. Sau những thất bại liên tiếp, kẻ thù đành bất lực, chúng phải gọi vùng này là vùng “Tam giác sắt”.

* Hiện trạng khai thác và kinh doanh du lịch

Được Bộ Văn hóa – Thông tin xếp hạng là Di tích lịch sử - Văn hóa cấp Quốc gia từ năm 1996, tức là trước khi tái lập tỉnh 1 năm, nhưng đến nay Địa đạo Tam giác sắt vẫn là một điểm tài nguyên, chưa được khai thác hiệu quả vào phục vụ du lịch.

Trên các phương tiện thông tin đại chúng của tỉnh, Địa đạo Tam giác sắt luôn được giới thiệu một cách chi tiết về lịch sử, tự hào về truyền thống. Song về khả năng khai thác du lịch mãi chưa được đánh thức tương xứng với tiềm năng.

Khách tham quan đến đây chủ yếu là các đoàn du lịch công vụ của cơ quan nhà nước, dưới hình thức tham quan bồi dưỡng về chính trị. Tính đến năm 2011, Địa đạo Tam giác sắt vẫn là một điểm tài nguyên về di tích lịch sử, chưa trở thành điểm du lịch, chưa có ban quản lý và định hướng kinh doanh cụ thể. Do vậy, số liệu về số khách du lịch và doanh thu du lịch gần như không có.

2.3.1.2. Núi Cậu - Lòng Hồ Dầu Tiếng

* Khái quát về Núi Cậu - Lòng Hồ Dầu Tiếng

Núi Cậu – Lòng Hồ Dầu Tiếng thuộc ấp Tha La, xã Định Thành, huyện Dầu Tiếng, cách trung tâm thị trấn Dầu Tiếng 7km. Núi Cậu – Lòng Hồ Dầu Tiếng là di tích danh thắng đẹp hàng đầu của tỉnh Bình Dương, đã được công nhận di tích danh thắng cấp tỉnh, ngày 17/8/2007.

Quần thể Núi Cậu có tổng diện tích hơn 1600 ha, gồm 21 ngọn (7 ngọn lớn và 14 ngọn nhỏ), ngọn núi có dạng hình chữ U. Ngọn núi cao nhất là núi Cửa Ông cao 295m, núi Ông cao 285m, núi Tha La cao 198m và núi thấp nhất cao 63m là núi Chúa. Bốn ngọn núi này gắn liền với nhau tạo thành một dãy núi nhấp nhô kéo dài nằm chếch về hướng Bắc – Đông Bắc và Nam - Tây Nam.

Trên đỉnh núi cũng có một ngôi miếu thờ “Cậu Bảy” và nhiều tảng đá tạo thành những hình tượng vô cùng hấp dẫn. Dưới chân núi có ngôi chùa Thái Sơn do hoà thượng Thích Đạt Phẩm (thế danh: Đinh Văn Trên) (Thầy sáu) xây dựng vào năm 1988, tổng diện tích trên 5 hecta.Trong kháng chiến vùng núi hiền hòa này đã che chở cho hòa thượng Đạt Phẩm và các đồng chí hoạt động cánh mạng.

Lòng hồ là một công trình thủy lợi với diện tích rộng trên 27000 hecta và 1,5

tỷ m3 nước phục vụ nông nghiệp. Những nhà quản lí công trình, những kỹ sư và

công nhân ngành thủy lợi đã đầu tư trí tuệ, sức lực và lòng quyết tâm đạt được mục tiêu hồ có khả năng tưới tiêu cho hơn hàng trăm ngàn hecta đất ruộng và hoa màu của một vùng rộng lớn từ Tây Ninh đến Bình Dương qua Long An về thành phố Hồ Chí Minh.

* Hiện trạng khai thác và kinh doanh du lịch

Được công nhận di tích danh thắng cấp tỉnh từ năm 2007, Núi Cậu – Lòng hồ Dầu Tiếng đã không ngừng thu hút khách du lịch gần xa. Tuy nhiên, hiện nay tiềm năng của khu du lịch này vẫn chưa được khai thác triệt để, nên chưa có sức hút

mạnh mẽ đối với du khách nội địa và quốc tế. Trong giai đoạn 2008–2011, số lượt

khách đến tham quan chùa Thái Sơn trên núi Cậu hàng năm luôn đạt mức vài chục nghìn lượt người, chủ yếu từ các tỉnh, thành lân cận như Long An, Đồng Nai, Tây Ninh, Bình Phước, một số tỉnh miền Tây Nam Bộ và Tp. Hồ Chí Minh.

Hàng năm, vào các ngày rằm lớn (tháng giêng, tháng bảy, tháng mười), đặc biệt là các ngày giỗ của Cậu (mùng 4, 5, 6 tháng 5 âm lịch) và các ngày lễ “Mẹ” (ngày 13, 14, 15 tháng tám âm lịch), hàng nghìn lượt người đến viếng chùa để cầu an và nghỉ ngơi, tham quan.

Theo Phòng Văn hoá và Thông tin huyện Dầu Tiếng, chỉ tính riêng trong dịp Tết 2011, điểm du lịch này đã thu hút hơn 40.000 nghìn lượt khách tham quan, doanh thu gần 150 triệu đồng.

Lòng hồ Dầu Tiếng thuộc phần giáp ranh của 2 tỉnh Bình Dương và Tây Ninh nên công tác thống kê có phần gặp khó khăn. Khách đến tham quan từ hướng Bình Dương sẽ không bỏ qua cảnh sắc hùng vĩ của Lòng hồ Dầu Tiếng, khách đến tham

quan từ hướng Tây Ninh sẽ không ngại đường xa để đến dâng hương chùa Thái Sơn. Do vậy, về số khách tham quan và doanh thu du lịch của khu di tích – danh thắng này chỉ có tính tương đối trong một giới hạn nhất định.

2.3.1.3. Sở chỉ huy tiền phương chiến dịch Hồ Chí Minh

* Khái quát về Sở chỉ huy tiền phương chiến dịch Hồ Chí Minh

Di tích Sở chỉ huy tiền phương chiến dịch Hồ Chí Minh nằm ở địa điểm thuộc ấp 1 xã Minh Tân (trước là xã Minh Thạnh) huyện Dầu Tiếng. Di tích đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xếp hạng di tích lịch sử cách mạng cấp quốc gia ngày 11/5/2010.

Di tích mặc dù là một cơ quan tạm thời (trong thời gian từ 26/4-30/4/1975), nhưng đã thể hiện được vai trò lãnh đạo đúng đắn, sáng suốt trong chiến lược chiến tranh của thời đại mới, mà trực tiếp là chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử.

Sở dĩ gọi là di tích Sở chỉ huy tiền phương chiến dịch Hồ Chí Mình là vì Bộ chỉ huy chiến dịch Hồ Chí Minh được thành lập ở căn cứ quân giải phóng miền Nam Việt Nam tại ấp Tà Thiết Krom – Lộc Thành - Lộc Ninh, Sông Bé.

Sở chỉ huy tiền phương chiến dịch Hồ Chí Minh có tổng diện tích là 6182.96m2 ở vị trí tọa độ 11023’32” độ vĩ Bắc, 106030’40” độ kinh đông. Vì di tích là một cơ quan tạm thời nên các lán trại, hầm hào tại đây chủ yếu được làm bằng vật liệu là gỗ có sẵn, sau thời gian dài mưa nắng phá hủy chỉ còn lại những vết tích khá mờ nhạt, chỉ có hố bom nơi đồng chí Văn Tiến Dũng lấy nước để sinh hoạt là còn khá nguyên vẹn. Hiện nay, cảnh quan khu vực này đã thay đổi rất nhiều so với trước, rừng cao su bạt ngàn bao quanh khu vực di tích. Những dấu vết còn lại như: hố bom lấy nước sinh họat, dấu vết các hầm hào cũng đã mờ, phải rất khó khăn mới tìm được những dấu vết cũ do cỏ cây che khuất.

Năm 1987 đại tướng Văn Tiến Dũng cùng một số đồng chí cán bộ miền về thăm và xác định vị trí trên cơ sở những dấu tích còn lại. Sau đó huyện đội Bình Long và nhân dân xã Minh Thạnh đã xây dựng bia làm mốc đánh dấu tại nơi đây. Bia được làm bằng chất liệu bê tông cốt thép, có độ cao 3m, rộng 2,5m, trên bia có

tháng 04 năm 1975, xã Minh Thạnh. Đến ngày 20/8/1990, Bảo Tàng Quân Khu 7 xây dựng bia khác cách tấm bia cũ khoảng 3m, có chiều cao 15m, chiều ngang 1,5m, bia cũng được làm bằng chất liệu bê tông cốt thép. Đến năm 2005 được trùng tu lại bằng đá hoa cương cho đến nay.

* Hiện trạng khai thác và kinh doanh du lịch

Theo chiều dài lịch sử của Sở chỉ huy tiền phương chiến dịch Hồ Chí Minh, ta thấy, di tích này có từ năm 1975 nhưng mãi đến năm 1987 mới được xác định lại vị trí và xây cột mốc khi đại tướng Văn Tiến Dũng về thăm, đến năm 2005 được trùng tu lại bằng đá hoa cương và năm 2010 mới được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xếp hạng di tích lịch sử cách mạng cấp quốc gia. Trong suốt khoảng thời gian đó, di tích này hầu như không được khai thác du lịch do không có nhà đầu tư, đường vào khu di tích khó khăn do rừng cao su bạt ngàn bao quanh... Các đoàn tham quan đến di tích này hầu hết là các cơ quan, đoàn thể, chính quyền làm công tác công vụ. Do vậy, số liệu về khách du lịch, doanh thu du lịch hoàn toàn không có trong báo cáo tổng kết năm của Phòng Văn hóa – Thông tin, Phòng Văn hóa – Thể thao – Du lịch của huyện Dầu Tiếng nói riêng và Sở VHTT&DL tỉnh Bình Dương nói chung.

2.3.1.4. Chiến khu Đ

* Khái quát về Chiến khu Đ

Khu di tích lịch sử Chiến khu Đ là di tích cấp quốc gia đã được Bộ Văn hóa – Thể thao – Du lịch công nhận ngày 11/5/2010. Địa danh “Chiến Khu Đ” chỉ vùng căn cứ ra đời vào cuối tháng 2/1946, chủ yếu từ hạt nhân 5 xã: Tân Hòa, Mỹ Lộc, Tân Tịch, Thường Lang, Lạc An thuộc quận Tân Uyên tỉnh Biên Hòa – Nay thuộc tỉnh Bình Dương.

Chiến khu Đ là căn cứ địa của chiến khu 7 – một tổ chức hành chính – quân sự của các tỉnh Thủ Dầu Một, Biên Hòa, Tây Ninh, Gia Định, Chợ Lớn, Bà Rịa và thành phố Sài Gòn, do Trung tướng Nguyễn Bình được chỉ định làm Khu trưởng và Trần Xuân Độ làm chính trị ủy viên khu. Ban đầu, Đ là mật danh chỉ tổng hành dinh của khu 7 nằm trong hệ thống các vị trí căn cứ của khu. Dần dần về sau, mật danh Đ

được dùng để chỉ luôn cả vùng chiến khu rộng lớn ngày càng phát triển ở miền Đông Nam Bộ.

Thời kỳ 9 năm chống Pháp, Chiến Khu Đ được hình thành khởi đầu vào tháng 2/1946, chủ yếu từ hạt nhân 5 xã: Tân Hòa, Mỹ Lộc, Tân Tịch, Thường Lang, Lạc An thuộc quận Tân Uyên tỉnh Biên Hòa – nay thuộc tỉnh Bình Dương. Từ năm 1948, trở đi, Chiến Khu Đ được mở rộng ra, phát triển mãi lên phía Bắc và Đông Bắc.

Sang thời kỳ chống Mỹ, do đặc điểm về quy mô của cuộc chiến tranh, từ phạm vi chiến khu cũ (chủ yếu nằm trên địa bàn Tân Uyên), trung tâm căn cứ chuyển dần lên phía đông bắc. Đến đầu năm 1975, căn cứ được xây dựng hoàn chỉnh, phạm vi phát triển đến mức cao nhất. Toàn bộ căn cứ địa nằm ở phía bắc sông Đồng Nai, phía tây giáp địa giới hai tỉnh Bình Long và Phước Long cũ, phía bắc giáp biên giới Việt Nam – Căm-Pu-Chia và phía đông giáp địa giới ba tỉnh Bình Dương, Bình Phước, Đắc Lắc; hiện nay, kéo về rừng Cát Tiên phía thượng nguồn sông Đồng Nai bên hữu ngạn.

* Hiện trạng khai thác và kinh doanh du lịch

Hiện nay, phần lõi của Chiến khu Đ được khai thác phục vụ du lịch thuộc địa phận xã Đất Cuốc, huyện Tân Uyên, tỉnh Bình Dương và xã Mã Đà, huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai.

Ở Chiến khu Đ thuộc địa phận Đồng Nai, Tỉnh ủy và Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai đã quyết định thành lập Ban chỉ đạo xây dựng khu di tích lịch sử và Khu tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ Chiến khu Đ. Sau một thời gian triển khai, đến cuối năm 2002, khu di tích đã hoàn thành một số công trình như trùng tu di tích địa đạo Suối Linh, các cơ sở sinh hoạt và chiến đấu trong căn cứ Khu ủy, tượng đài chiến thắng Chiến khu Đ… Song song đó, tỉnh còn xúc tiến dự án Trung tâm sinh thái - văn hóa - lịch sử Chiến khu Đ với tổng kinh phí đầu tư là trên 61 tỷ đồng.

Trái ngược với Chiến khu Đ của Đồng Nai đã và đang được khai thác phục vụ du lịch, Chiến khu Đ của Tân Uyên, Bình Dương vẫn còn là một tài nguyên ở dạng tiềm năng. Tại đây, chưa có ban quản lý di tích, công trình mỹ thuật cũng như kỹ

thuật, hạ tầng nào phục vụ du khách tham quan. Do vậy, các số liệu về số khách và doanh thu du lịch gần như không có.

2.3.1.5. Chùa núi Châu Thới

* Khái quát về Chùa núi Châu Thới

Chùa núi Châu Thới là ngôi chùa xưa nhất của Bình Dương, hình thành sớm vào hàng đầu ở Nam bộ (ở nửa sau thế kỷ XVII), có kiến trúc hoành tráng, một trong những ngôi chùa cổ nổi tiếng của đất Gia Định xưa được giữ gìn, tôn tạo và phát triển cho đến ngày nay. Chùa được xây trên ngọn núi Châu Thới cao 82m ở xã

Bình An, huyện Dĩ An, tỉnh Bình Dương nên có tên chùa núi Châu Thới. Chùa núi

này cách thành phố Biên Hòa 4km, Thành phố Thủ dầu một 20km, Tp. Hồ Chí

Minh 24km và đã được công nhận là Di tích lịch sử văn hóa và thắng cảnh cấp quốc

gia theo Quyết định số 451VH-QĐ ngày 21/4/1989.

Cổng chùa bằng đá dưới chân núi có đề tên chùa bằng chữ Hán “Châu Thới Sơn Tự”, bước lên 220 bậc thềm sẽ đến cổng tam quan có ba mái cong và bánh xe pháp luân nằm ở giữa đỉnh, hai bên cửa có mấy chữ “Từ bi - Hỷ xả”.

Đến nay, ngôi chùa đã trải qua nhiều lần trùng tu và xây dựng, ngôi chùa hiện nay được xây dựng vào năm 1954, cổng tam quan được xây dựng năm 1970. Ngôi chùa mang nét kiến trúc đặc trưng của phương Đông.

Nét nổi bật về trang trí kiến trúc của chùa là dùng nhiều mảnh gốm sứ màu sắc gắn kết đắp thành hình con rồng dài hơn cả mét đặt ở đầu đao của mái chùa và có đến 9 hình rồng như thế hướng về nhiều phía. Ngoài việc có niên đại hình thành khá sớm cách đây trên 300 năm, chùa còn có nhiều giá trị về đặc điểm cấu trúc cũng như về nghệ thuật thao tác tạo hình như đúc, nung, điêu khắc, chạm trổ qua các tranh tượng vật dụng, tự khí bằng đồng, gỗ, đất nung.

* Hiện trạng khai thác và kinh doanh du lịch

Với những vẻ đẹp cổ kính, huyền bí, nhẹ nhàng, từ khi được xây dựng đến nay, Chùa núi Châu Thới đã thu hút nhiều du khách thập phương đến viếng chùa, lễ Phật. Những ngày đầu năm mới, du khách các tỉnh đến chùa bắt đầu đông dần từ tháng chạp năm trước đến hết tháng giêng, ngoài ra vào những ngày rằm tháng 4,

rằm tháng 7 (Lễ Vu Lan) lượng khách đến chùa cũng tăng mạnh, ước tính có thể lên đến vài ngàn người. Bình quân hàng năm có vài trăm nghìn lượt người đến tham quan và chiêm bái.

Về doanh thu, do đặc thù của chùa là không bán vé tham quan và mở các dịch vụ ăn uống, lưu trú...nên không có doanh thu cụ thể. Khách tham quan đến dâng

Một phần của tài liệu ĐỊNH HƯỚNG bảo tồn tài NGUYÊN DU LỊCH NHÂN văn ở TỈNH BÌNH DƯƠNG PHỤC vụ DU LỊCH (Trang 53 - 62)