Nợ phải trả năm 2012 là 10.346 triệu chiếm tỷ trọng 71,24% trên tổng nguồn vốn. Năm 2013, công ty mở rộng quy mô kinh doanh mà vốn chủ sở hữu tăng lên không kịp với tốc độ tăng của quy mô, vì vậy công ty đã tăng lượng tiền vay ngân hàng và chiếm dụng vốn của đơn vị khác làm cho nợ phải trả tăng lên 11.696 triệu, tăng 1.350 triệu đồng so với năm 2012 với tốc độ tăng 13,05%, tỷ trọng cũng tăng lên 73,10%. Năm 2014, quy mô kinh doanh có giảm xuống, bên cạnh đó năm 2014 hoạt động kinh doanh có hiệu quả nên công ty đã trả bớt nợ vay, làm nợ phải trả giảm xuống còn 10.817 triệu, giảm 879 triệu đồng với tốc độ giảm 7,52%, tỷ trọng nợ phải trả so với tổng nguồn vốn cũng giảm còn 70,74%.
Nhìn vào bảng phân tích 2.11 ta thấy nợ phải trả của công ty là những khoản nợ ngắn hạn, điều này cho thấy việc huy động nguồn vốn của công ty cho việc mở rộng quy mô kinh doanh ở phần phân tích trên là khá hợp lý, bởi vì trong ba năm qua công ty không có hoạt động đầu tư vào tài sản dài hạn. Quy mô hoạt động kinh doanh của công ty tăng lên rồi giảm xuống đều là trong ngắn hạn được chi phối bởi khoản mục tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn.
Việc nợ phải trả của công ty trong năm 2013 tăng cả số tuyệt đối lẫn tương đối làm cho khả năng tự chủ về tài chính của công ty giảm. Nhưng đến năm 2014 tình hình khả quan hơn, nợ phải trả đã giảm xuống làm cho mức độ độc lập về tài chính được nâng lên cao hơn cả năm 2012. Như vậy nợ phải trả mặc dù có tăng lên trong năm 2013, nhưng với những diễn biến của nợ phải trả trong 2014 có thể nói đây là một xu hướng tích cực của công ty.