Giống như tổng tài sản, tổng nguồn vốn cũng tăng giảm qua các năm đúng bằng giá trị của tổng tài sản. Mà nguồn vốn thì được hình thành từ vốn chủ sở hữu và nợ phải trả, do đó chúng ta cần phải biết sự gia tăng này là từ đâu.
Bảng 2.5: Phân tích sự biến động về nguồn vốn
ĐVT: Triệu đồng NGUỒN VỐN 2012 2013 2014 2013/2012 2014/2013 Số tiền % Số tiền % Nợ phải trả 10.346 11.696 10.817 1.350 13,05 (879) (7,52) Nguồn vốn CSH 4.177 4.304 4.474 127 3,04 170 3,95 Tổng 14.523 16.000 15.291 1.477 10,17 (709) (4,43)
(Nguồn: Bảng cân đối kế toán công ty Nga Kim Phát)
Qua bảng 2.5 ta thấy được, tổng nguồn vốn tăng lên trong năm 2013 phần lớn là do nợ phải trả tăng hơn 1.350 triệu, trong khi đó nguồn vốn chủ sở hữu chỉ tăng hơn 127 triệu. Trong năm 2014, tổng nguồn vốn giảm là do nợ phải trả giảm xuống một lượng gần 900 triệu, bên cạnh đó nguồn vốn chủ sở hữu cũng tăng lên một số tiền 170 triệu so với
24
năm 2005. Ta thấy nguồn vốn chủ sở hữu tăng qua ba năm đây là một điều khả quan đối với công ty vì công ty có xu hướng tự chủ về tài chính.
Việc vốn chủ sở hữu tăng đều qua các năm là điều rất tốt, cho thấy công ty hoạt động có lãi, và có xu hướng tự chủ hơn về mặt tài chính. Tuy nhiên, ta đặc biệt chú ý năm 2013, để mở rộng quy mô kinh doanh công ty đã tăng phần nợ phải trả lên quá cao, điều này có thể làm cho chi phí tài chính tăng theo. Vì vậy ta sẽ nghiên cứu kỹ về vấn đề này trong những phần sau. Năm 2014 có vẻ khả quan hơn, công ty đã giảm nợ phải trả và tăng vốn chủ sở hữu.