3.2.1 Dự đoán sơ bộ những nhân tố ảnh hƣởng đến công ty trong năm tới
Hoạt động xây dựng ngày càng phát triển, nhu cầu về mặt hàng gạch men và trang trí nội thất ngày càng nhiều.
Chính sách hội nhập tạo điều kiện cho nhiều đối thủ mạnh tham gia thị trường, tình hình kinh doanh sẽ có sự cạnh tranh gay gắt hơn trong thời gian tới.
Giá các mặt hàng thiết yếu như điện, nước sẽ tăng do nhu cầu ngày càng cao nhưng nguồn cung cấp thì không đáp ứng đủ.
3.2.2 Điều chỉnh lại cơ cấu tài chính
3.2.2.1 Xây dựng cấu trúc vốn mục tiêu
Trước tiên, công ty cần dựa vào tình hình tài chính của mình và thiết lập nên một cấu trúc vốn mục tiêu (hay cấu trúc vốn tối ưu) để đạt được lợi ích kinh tế cao nhất và có chi phí sử dụng vốn thấp nhất có thể.
Lý thuyết cơ cấu vốn tối ưu cho rằng có một cơ cấu vốn tối ưu ở đó quản lý công ty có thể gia tăng giá trị của công ty bằng cách sử dụng tỷ số đòn bẩy phù hợp. Theo cách tiếp cận này, công ty trước tiên có thể hạ thấp chi phí sử dụng vốn thông qua việc gia tăng sử dụng nợ bởi vì chi phí sử dụng nợ thấp hơn do có khoản tiết kiệm thuế. Bời vì lãi vay là chi phí được khấu trừ thuế, cho nên sử dụng nợ giúp công ty tiết kiệm được thuế.
67
3.2.2.2 Đối với tài sản – nguồn vốn
Tăng lượng vốn bằng tiền để tăng khả năng thanh toán nhanh, làm giảm bớt rủi ro thanh toán.
Tăng tỷ trọng khoản phải thu khách hàng, để mở rộng hơn chính sách thu tiền bán hàng nhằm thúc đẩy doanh thu tiêu thụ. Và tránh tình trạng bị chiếm dụng vốn quá nhiều trong khi công ty không có đủ số vốn nhu cầu.
Giảm tỷ trọng hàng tồn kho đến mức thấp nhất có thể nhằm đẩy mạnh tốc độ luân chuyển hàng tồn kho, giải phóng lượng vốn tồn đọng.
Giảm tỷ trọng vay để chủ động hơn về mặt tài chính và giảm chi phí đi vay, góp phần làm tăng lợi nhuận.
3.2.3 Nâng cao kết quả hoạt động kinh doanh Nâng cao doanh thu Nâng cao doanh thu
Tìm hiểu và phân loại khách hàng, tùy theo mức độ uy tín của từng khách hàng công ty nên mở rộng chính sách thu tiền bán hàng một cách linh hoạt hơn. Kết hợp áp dụng chính sách chiết khấu trong thanh toán để khuyến khích khách hàng thanh toán đúng hạn.
Khai thác thị trường bán lẻ, đẩy mạnh công tác tìm kiếm, quảng cáo, tiếp thị và giới thiệu quảng bá hình ảnh công ty cũng như chất lượng sản phẩm mà công ty kinh doanh đến khách hàng.
Áp dụng các hình thức khuyến mãi như giảm giá đối với khách hàng mua số lượng lớn.
Thực hiện tốt dịch vụ hậu mãi như chuyên chở hàng đến tận nơi cho khách hàng nhằm củng cố mối quan hệ lâu bền với khách hàng.
Thực hiện chính sách giá linh hoạt đối với từng khách hàng, đối với khách hàng mới có tiềm năng nên bán giá mềm dẻo để tạo ấn tượng tốt ban đầu.
Xây dựng đội ngũ nhân viên kinh doanh ngày càng chuyên môn, am hiểu sản phẩm, có khả năng tư vấn cho khách hàng, có khả năng phân tích và nghiên cứu thị trường.
Kiểm soát chi phí
Công ty cần có đội ngũ nghiên cứu thị trường để nắm bắt kịp thời tình hình thị trường tiêu thụ, so sánh về giá cả hàng hóa công ty đang kinh doanh với giá cả của đối
68
thủ cạnh tranh để xác định giá bán đầu ra hợp lý, sao cho tỷ lệ giá vốn hàng bán giảm đến mức thấp nhất đồng thời doanh thu đạt ở mức cao nhất có thể.
Hạn chế đến mức thấp nhất nguồn vốn vay ngân hàng để giảm bớt chi phí tài chính trong hoạt động kinh doanh. Mỗi năm cần lập kế hoạch kinh doanh cụ thể, dự báo doanh thu, lượng vốn đầu tư tăng thêm, xác định lượng hàng tồn kho hợp lý và tránh tình trạng mở rộng hàng tồn kho quá mức dẫn đến chi phí tồn kho và chi phí lãi vay tăng không cần thiết.
3.2.4 Hạn chế rủi ro trong thanh toán
Trong thời gian tới công ty cần bổ sung dần lượng vốn bằng tiền đến một mức độ thích hợp hơn để đảm bảo khả năng thanh toán nhanh tốt hơn. Tốt nhất công ty nên lập quy trình luân chuyển tiền mặt để xác định mức tiền mặt tồn quỹ hợp lý sao cho đảm bảo thanh toán nhưng không bị ứ đọng vốn quá mức.
Khi đầu tư vào tài sản cố định thì nên sử dụng vốn chủ sở hữu hoặc vay vốn dài hạn để tránh tình trạng mất cân đối như năm 2012 và 2013, gây ra gánh nặng thanh toán nợ ngắn hạn.
3.3 Kiến nghị
Qua nghiên cứu tìm hiểu tình hình tài chính tại công ty TNHH Thương Mại Dịch Vụ Sản Xuất Nga Kim Phát, tôi xin đề xuất một số kiến nghị sau. Tuy nhiên, những kiến nghị của tôi chỉ mang tính tham khảo vì tầm nhìn của tôi còn hạn chế, kiến thức thực tế chưa nhiều. Rất mong đề xuất của tôi có thể giúp ích được phần nào cho những kế hoạch sắp tới tại công ty.
3.3.1 Đối với cơ quan chức năng
Xây dựng mối liên kết hợp tác của các doanh nghiệp cùng ngành
Một thực trạng đang buồn đối với các doanh nghiệp Việt nam là họ chưa đoàn kết được với nhau, chính vì thế sự cạnh tranh riêng lẻ làm cho ngành thương mại vốn còn non trẻ này cũng khó khăn hơn trước những đối thủ nước ngoài đang chuẩn bị ồ ạt vào Việt Nam. Trong khi khái niệm về câu lạc bộ, hiệp hội, tổ chức hay tập đoàn đã trở nên quen thuộc đối với các doanh nghiệp ở các nước có nền kinh tế phát triển. Thì ở Việt Nam khái niệm này chỉ xuất hiện được vài năm nay. Chính vì thế cần thiết phải thành lập
69
nên một tổ chức riêng cho các doanh nghiệp kinh doanh ngành vật liệu xây dựng tại địa bàn thành phố cũng như của các nước. Nhằm giúp đỡ nhau về vốn, kinh nghiệm cũng như định hướng cho ngành phát triển hiệu quả hơn.
3.3.2 Đối với công ty
Xây dựng chiến lƣợc kinh doanh mới
Tình hình kinh doanh của công ty trong những năm qua mặc dù có lãi, nhưng tỷ lệ lãi quá thấp, chưa tương xứng với tiềm năng và nguồn lực của công ty. Do đó công ty cần có những chiến lược kinh doanh mới nhằm khai thác hết năng lực của mình. Nếu không công ty sẽ nhanh chóng bị bỏ lại trong cuộc đua đường trường này càng khốc liệt này.
Thƣờng xuyên phân tích và cân đối tình hình tài chính
Phân tích tình hình tài chính nhất thiết phải là hoạt động thường xuyên và liên tục đối với các doanh nghiệp, không những thế nó phải trở thành một hệ thống phân tích chung cho từng ngành nghề từng lĩnh vực riêng biệt, để các doanh nghiệp thành viên căn cứ vào đó mà điều chỉnh sao cho tình hình tài chính của mình ngày càng vững chắc và phù hợp với quy mô chung của ngành nghề kinh doanh của mình.
Nhiều bài học đắt giá cho sự sụp đổ của nhiều công ty không phải xuất phát từ hoạt động kinh doanh không hiệu quả, mà là do sự bất ổn trong tình hình tài chính. Chính vì thế tình hình tài chính lành mạnh và cân đối sẽ tạo ra được một nền móng vững chắc cho công ty trong hiện tại cũng như trong tương lai.
70
KẾT LUẬN
Qua những gì đã trình bày và phân tích ở 3 chương, bài khóa luận đã thực hiện được những nội dung sau:
Đánh giá khái quát tình hình tài chính.
Phân tích kết cấu tài chính và tình hình đảm bảo vốn cho hoạt động kinh doanh. Phân tích tình hình và khả năng thanh toán của công ty.
Phân tích hiệu quả kinh doanh.
Phân tích các tỷ số tài chính thông qua các báo cáo tài chính của công ty. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn, khả năng sinh lời của vốn và nguồn vốn.
Và với những gì đã thực hiện được, khóa luận đã đáp ứng được đầy đủ những mục tiêu nghiên cứu đề ra.
Đồng thời, vì tôi đang còn là một sinh viên, những kiến thức về thực tế, kinh nghiệm không nhiều, và tầm nhìn chưa có được chiều sâu nên bài khóa luận của tôi còn có những hạn chế như:
Chỉ phân tích và đánh giá được những mặt cơ bản, những bề nổi đang tồn tại ở công ty và chỉ dựa vào một nguồn tài liệu duy nhất là các báo cáo tài chính. Với sự tiếp xúc nguồn tham khảo hạn hẹp như vậy, nên bài khóa luận chưa thể nào phân tích được chính xác và khách quan về tình hình tài chính thực tế của công ty.
Khóa luận được làm còn mang nhiều những đánh giá, phân tích mang tính lý thuyết, chủ quan mà thiếu đi tính thực tế, khách quan.
Hướng đề tài và hướng nghiên cứu phân tính chưa có được sự sáng tạo, mới mẻ. Còn đi theo lối mòn và rập khuôn trong việc phân tích báo cáo tài chính.
Hạn chế lớn nhất mà tôi cảm thấy đó chính là kiến thức chuyên ngành về Tài chính doanh nghiệp của tôi không thật sự vững chắc. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến công việc nghiên cứu và thực hiện bài khóa luận. Nên bài sẽ có những sai sót nhất định nào đó trong tính toán và về các nhận định trong phân tích. Tôi cũng đã cố gắng hạn chế những sai sót này ít nhất có thể. Và tôi xin thành thật xin lỗi về những điều này và mong được hội đồng thông cảm.
Theo tôi, hướng nghiên cứu tiếp theo của bài khóa luận có thể đi sâu vào việc phân tích cấu trúc vốn và tạo lập nên một cấu trúc vốn tối ưu dành cho công ty TNHH Thương Mại Dịch Vụ Sản Xuất Nga Kim Phát. Vì có được một cấu trúc vốn tối ưu sẽ giúp công
71
ty tiết kiệm được rất nhiều chi phí, nhất là chi phí tài chính, cũng như giúp làm tăng khả năng quản lý, kiểm soát các nguồn vốn – là yếu tố quan trọng trong công tác hoạt động kinh doanh của công ty một cách chặt chẽ và hiệu quả hơn.
72
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] PGS.TS Nguyễn Minh Kiều (2009). “Chương 2: Phân tích các báo cáo tài chính doanh nghiệp”. Tài chính doanh nghiệp căn bản. NXB Thống Kê.
[2] Nguyễn Tấn Bình (2011). Phân tích hoạt động doanh nghiệp. NXB Thống Kê. [3] TS. Phan Đình Nguyên (2013). “Báo cáo tài chính.” Giáo trình Tài chính Doanh
Nghiệp căn bản. NXB Tài Chính.
[4] ThS. Ngô Kim Phượng - Chủ biên – TS. Lê Thị Thanh Hà – ThS. Lê Mạnh Hưng – ThS. Lê Hoàng Vinh (2009). Phân tích tài chính doanh nghiệp. NXB Đại học Quốc
Gia TP. Hồ Chí Minh.
[5] Đại học Kinh tế Quốc Dân (2013). “Hệ thống công thức Môn: Phân tích tài chính
doanh nghiệp”. Trang web: http://www.slideshare.net/kimsoatruong/cng-thc-phn-tch-ti-
PHỤ LỤC A
SỐ LIỆU BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA
CÔNG TY TNHH THƢƠNG MẠI DỊCH VỤ SẢN XUẤT NGA KIM PHÁT NĂM 2013 VÀ 2014
PHỤ LỤC B
Bảng 2.12: Bảng kê nguồn vốn và sử dụng vốn
ĐVT: Triệu đồng
(Nguồn: Bảng cân đối kế toán của công ty Nga Kim Phát)
TÀI SẢN CÓ 2012 2013 2014 2013/2012 2014/2013
Nguồn vốn Sử dụng vốn Nguồn vốn Sử dụng vốn
1. Tiền mặt tại quỹ 335 286 370 49 - - 84
2. Tiền gửi ngân hàng 17 16 18 1 - - 2
3. Phải thu khách hàng 1.227 587 523 640 - 64 - 4. Hàng hóa tồn kho 7.967 10.414 9.963 - 2.447 451 - 5. Nguyên giá TSCĐ 5.598 5.598 5.598 - - - - 6. Hao mòn TSCĐ (621) (901) (1.181) 280 - 280 - Tổng 14.523 16.000 15.291 970 2.447 795 86 TÀI SẢN NỢ 1. Vay ngắn hạn 7.895 8.471 7.660 576 - - 811
2. Phải trả cho người bán 2.443 3.225 3.147 782 - - 78
3. Thuế phải nộp cho Nhà nước 8 0 10 - 8 10 -
4. Nguồn vốn kinh doanh 3.717 3.717 3.717 - - - -
5. Lãi chưa phân phối 366 493 663 127 - 170 -
6. Quỹ khen thưởng phúc lợi 94 94 94 - - - -
Bảng 2.15: Phân tích tình hình nguồn vốn
ĐVT: Triệu đồng
(Nguồn: Bảng kết quả hoạt động kinh doanh của công ty Nga Kim Phát)
CHỈ TIÊU
2012 2013 2014 2013/2012 2014/2013
Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số
tiền %
1. Doanh thu thuần 38.588 100 35.588 100 37.786 100 (3.000) (7,77) 2.198 6,18
2. Giá vốn hàng bán 37.279 96,61 33,907 95,28 35.806 94,76 (3.372) (9,05) 1.899 5,60
3. Lợi nhuận gộp 1.309 3,39 1.681 4,72 1.980 5,24 372 28,42 299 17,79
4. Chi phí quản lý doanh nghiệp 562 1,46 862 2,42 978 2,59 300 53,38 116 13,46
5. Chi phí tài chính 663 1,72 713 2,00 786 2,08 50 7,54 73 10,24
6. Lợi nhuận thuần từ HĐKD 84 0,22 106 0,30 216 0,57 22 26,19 110 103,77
7. Doanh thu khác 124 0,32 69 0,19 20 0,05 (55) (44,35) (49) (71,01)
8. Chi phí khác - - - -
9. Tổng lợi nhuận trước thuế 208 0,54 175 0,49 236 0,62 (33) (15,87) 61 34,86
10. Thuế TNDN 52 0,13 44 0,12 59 0,15 (8) (15,38) 15 34,09
Bảng 2.26 Tóm tắt đánh giá các tỷ số tài chính
NHÓM CÁC TỶ SỐ ĐVT 2012 2013 2014 13/12 14/13 Khả năng thanh toán
Vốn luân chuyển ròng
Khả năng thanh toán hiện thời Khả năng thanh toán nhanh
Triệu đồng Lần Lần (800) 0,92 0,15 (393) 0,97 0,08 57 1,01 0,08 T T X T T X Kết cấu tài chính Tỷ số nợ trên vốn tự có Tỷ số nợ trên tài sản có Khả năng thanh toán lãi vay
Lần % Lần 2,48 71,24 1,31 2,72 73,10 1,25 2,14 70,74 1,30 X X X T T X Hiệu suất sử dụng vốn Số vòng quay hành tồn kho Số vòng quay khoản phải thu Kỳ thu tiền bình quân
Số vòng quay vốn lưu động Số vòng quay vốn cố định Số vòng quay toàn bộ vốn Vòng Vòng Ngày Vòng Vòng Vòng 4,48 31,45 11,61 4,11 8,02 2,66 3,42 60,63 6,02 3,42 7,62 2.22 3,79 72,25 5,05 3,41 8,34 2,47 X T T X X X X T T X T X
Khả năng sinh lời
Tỷ suất lợi nhuận/Doanh thu Tỷ suất lợi nhuận/Vốn tự có Tỷ suất lợi nhuận/Toàn bộ vốn
% % % 0,39 3.59 1,03 0,35 2,93 0,79 0,45 3,80 1,11 X X X T T T (Nguồn: Tổng hợp từ các bảng 2.15, 2.18, 2.21, 2.22, 2.23) Trong đó: T: Tốt ; X: Xấu