Phân tích khoản phải thu

Một phần của tài liệu MỘT số GIẢI PHÁP cải THIỆN TÌNH HÌNH tài CHÍNH của CÔNG TY TNHH THƯƠNG mại DỊCH vụ sản XUẤT NGA KIM PHÁT (Trang 59 - 61)

Bảng 2.19: Tổng hợp các chỉ tiêu khoản phải thu NHÓM CÁC

TỶ SỐ ĐVT 2012 2013 2014 2013/2012 2015/2014 Khoản phải thu Triệu

đồng 1.227 587 523 (640) (64) Số vòng quay

khoản phải thu Vòng 31,45 60,63 72,75 29,18 11,62 Kỳ thu tiền bình quân Ngày 11,61 6,02 5,05 (5,59) (0,97) Khoản phải thu/khoản phải trả Lần 0,12 0,05 0,05 (0,07) (0,00)

45

Khoản phải thu: Qua bảng 2.19, nhìn chung khoản phải thu giảm qua các năm, căn

cứ vào bảng cân đối kế toán (Phụ lục A) ta thấy khoản phải thu chỉ có khoản mục phải thu của khách hàng. Năm 2012, khoản phải thu là 1.227 triệu đồng. Năm 2013, khoản phải thu giảm mạnh, chỉ còn 587 triệu đồng, giảm 640 triệu với tốc độ giảm là 52,16% so với năm 2012. Năm 2014, khoản phải thu tiếp tục giảm còn 523 triệu, giảm 64 triệu với tốc độ giảm là 11,9% so với năm 2013. Ta thấy khoản phải thu giảm mạnh trong hai năm 2013 và 2014. Để biết được mức độ giảm như thế nào so với các khoản mục khác ta tiếp tục xét các tỷ số của khoản phải thu.

Số vòng quay các khoản phải thu: Ta thấy số vòng quay khoản phải thu của công

ty tăng qua các năm, năm 2012 là 31 vòng, năm 2013 là 60 vòng tăng 29 vòng so với năm 2012, năm 2014 là 72 vòng tăng 11 vòng so với năm 2013. Như vậy công ty đã ngày càng thắt chặt chính sách thu tiền bán hàng, hạn chế bị chiếm dụng vốn. Tuy nhiên ta thấy tỷ lệ này là khá cao, vì thế có thể sẽ ảnh hưởng đến khối lượng hàng tiêu thụ do phương thức thanh toán quá chặt chẽ.

Kỳ thu tiền bình quân: Ta thấy năm 2012 kỳ thu tiền bình quân là 11 ngày, sang

năm 2013 kỳ thu tiền bình quân giảm xuống còn 6 ngày, năm 2014 kỳ thu tiền bình quân tiếp tục giảm còn 5 ngày. Thời gian thu tiền như trên chứng tỏ tốc độ thu tiền càng ngày càng nhanh, công ty càng ngày càng ít bị chiếm dụng vốn. Tuy nhiên thời gian thu tiền như trên là quá ngắn sẽ gây khó khăn cho người mua, và như vậy không khuyến khích được người mua và sẽ gây ảnh hưởng đến tốc độ tiêu thụ hàng hóa.

Tỷ lệ khoản phải thu so với khoản phải trả: Ta thấy khoản phải thu so với khoản

phải trả cũng càng ngày càng giảm, mà tỷ số này lại nhỏ hơn 1 cho thấy công ty đã đi chiếm dụng vốn nhiều hơn là số vốn bị chiếm dụng. Tuy nhiên việc đi chiếm dụng vốn này cũng thể hiện tình hình tài chính không chủ động, còn phụ thuộc quá nhiều vào nguồn vốn bên ngoài.

Như vậy, qua phân tích trên ta thấy, khoản phải thu có xu hướng giảm mạnh trong hai năm 2013 và 2014, cho thấy tình hình thu tiền bán hàng của công ty là khá kịp thời, số vốn bị chiếm dụng là rất ít, khoản bị chiếm dụng cũng thấp nhiều so với khoản đi chiếm dụng. Xét về mặt thu tiền bán hàng thì công ty đã thực hiện rất tốt. Nhưng xét về mặt chiến lược kinh doanh thì chính sách thu tiền này là quá chặt, điều này sẽ ảnh hưởng đến tình hình doanh thu của công ty.

46

Một phần của tài liệu MỘT số GIẢI PHÁP cải THIỆN TÌNH HÌNH tài CHÍNH của CÔNG TY TNHH THƯƠNG mại DỊCH vụ sản XUẤT NGA KIM PHÁT (Trang 59 - 61)