Giá vốn hàng bán tăng giảm theo tỷ lệ thuận với doanh thu, ở đây ta quan tâm đến tỷ lệ giá vốn hàng bán so với doanh thu, tức là nếu ta cho doanh thu là 100% thì giá vốn hàng bán sẽ là bao nhiêu % so với doanh thu? Ta thấy tỷ lệ này giảm đều qua các năm, mà nguyên nhân chính dẫn đến tỷ lệ giảm này là do công ty đã nâng giá hàng hóa bán ra, điều này làm cho lãi gộp tăng qua các năm. Cụ thể, năm 2012 tỷ lệ giá vốn hàng bán là 96,61% so với doanh thu thuần, nên lãi gộp mà công ty nhận được sau khi bán được hàng hóa là 3,39%. Sang năm 2013, tỷ lệ giá vốn hàng bán giảm còn 95,28% so với doanh thu,
40
như vậy mặc dù doanh thu năm 2013 giảm so với năm 2012 nhưng do công ty đã nâng giá bán lên nên đã tạo ra lợi nhuận gộp cao hơn lợi nhuận gộp năm 2012 là 372 triệu đồng. Đến năm 2014, công ty lại tiếp tục nâng giá bán lên cao hơn giá vốn 5,24% nên chi phí giá vốn hàng bán chỉ chiếm 94,76% so với hai năm qua, và lẽ dĩ nhiên điều này sẽ làm tăng lợi nhuận gộp mà công ty được hưởng.
Như vậy theo phân tích trên ta thấy tỷ lệ chi phí giá vốn hàng bán giảm đều qua các năm là do công ty có chính sách nâng giá bán đầu ra. Việc tăng giá bán này sẽ tạo cho công ty một lợi nhuận gộp cao hơn, nhưng mặt trái của việc tăng giá này là sẽ làm lượng hàng hóa bán ra giảm và doanh thu năm 2013 đã minh chứng điều đó. Tuy nhiên, do chi phí kinh doanh ngày một tăng cao, việc nâng khoảng cách giá bán ra và giá mua vào là không tránh khỏi, vấn đề ở đây là công ty phải biết cách nâng giá sao cho phù hợp, tức là sao cho vẫn đảm bảo được lợi nhuận mong muốn ở một mức giá mà khách hàng chấp nhận được. Như ở năm 2014 chẳng hạn, mặc dù nâng giá bán nhưng doanh thu không giảm mà còn tăng là do tốc độ nâng giá của công ty không quá nhanh như năm 2013, đây là một biểu hiện tốt trong chính sách quản lý giá của công ty trong năm 2014.