Phân tích cơ cấu tài sản

Một phần của tài liệu MỘT số GIẢI PHÁP cải THIỆN TÌNH HÌNH tài CHÍNH của CÔNG TY TNHH THƯƠNG mại DỊCH vụ sản XUẤT NGA KIM PHÁT (Trang 43)

Trong phần phân tích cơ cấu tài sản này, bên cạnh việc so sánh sự biến động giữa giá trị đầu kỳ với cuối kỳ, chúng ta còn xem xét từng tỷ trọng loại tài sản chiếm trong tổng số và xu hướng biến động của chúng để thấy được mức độ hợp lý của việc phân bố. Ta có bảng 2.10 kết quả phân bố tài sản tại công ty.

29

Bảng 2.10: Phân tích tình hình phân bổ tài sản tại công ty

ĐVT: Triệu đồng

(Nguồn: Bảng cân đối kế toán của công ty Nga Kim Phát)

TÀI SẢN

2012 2013 2014 2013/2012 2014/2013

Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số

tiền % Số tiền % A. TSLĐ và ĐTNH 9.546 65,73 11.303 70,64 10.874 71,11 1.757 18,41 (429) (3,80) I. Tiền 352 2,42 302 1,89 388 2,54 (50) (14,20) 86 28,48 II. ĐTTC ngắn hạn - - - -

III. Các khoản phải thu 1.227 8,45 587 3,67 523 3,42 (640) (52,16) (64) (10,90)

IV. Hàng tồn kho 7.967 54,86 10.414 65,09 9.963 65,16 2.447 30,71 (451) (4,33)

V. TSLĐ khác - - - -

B. TSCĐ và ĐTDH 4.977 34,27 4.697 29,36 4.417 28,89 (280) (5,63) (280) (5,96)

I. Tài sản cố định 4.977 34,27 4.697 29,36 4.417 28,89 (280) (5,63) (280) (5,96)

II. Đầu tư tài chính dài hạn - - - -

III. Chi phí xây dựng dở dang - - - -

IV. Ký quỹ, ký cược dài hạn - - - -

V. Chi phí trả trước dài hạn - - - -

30

Thông qua bảng phân tích 2.10 ta thấy rằng, tổng số tài sản năm 2012 là khoảng hơn 14,5 tỷ đồng. Sang năm 2013, tổng số tài sản của công ty là 16 tỷ, tăng khoản 1,5 tỷ, tốc độ tăng hơn 10% so với năm 2012. Như phân tích ở phần trước, tổng tài sản tăng mạnh ở năm 2013 là do tài sản lưu động tăng, điều đó cho ta thấy rằng công ty đã mở rộng quy mô kinh doanh theo chiều rộng. Đến năm 2014, tổng số tài sản giảm xuống còn khoảng 15,2 tỷ, tốc độ giảm so với năm 2013 là 4,43%. Để thấy rõ nguyên nhân của sự biến động này, chúng ta sẽ đi sâu nghiên cứu mối quan hệ giữa các chỉ tiêu trên bảng phân bố tài sản của công ty.

2.2.2.1 Tài sản lƣu động và đầu tƣ ngắn hạn

Ta thấy tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn của công ty có sự tăng lên rồi giảm xuống về mặt giá trị, nhưng xét về mặt tỷ trọng chiếm trong tổng số tài sản thì tăng đều qua các năm. Cụ thể:

Năm 2012, giá trị TSLĐ và ĐTNH là hơn 9,5 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 65,73%. Năm 2013, giá trị TSLĐ và ĐTNH 11,3 tỷ, tăng hơn 1,7 tỷ so với năm 2012 với tốc độ gia tăng là 18,41%. Đồng thời tỷ trọng của tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn cũng tăng, với tỷ trọng là 70,64% trên tổng tài sản.

Năm 2014, giá trị TSLĐ và ĐTNH giảm xuống còn 10,8 tỷ đồng, giảm hơn 400 triệu đồng so với năm 2013, với tốc độ giảm là 3,8%. Tuy giảm về giá trị, nhưng tỷ trọng không giảm mà ngược lại còn tăng so với tổng tài sản, với tỷ trọng là 71,11%. Nguyên nhân là do năm 2014, công ty có giảm quy mô kinh doanh xuống, nên cho dù tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn có giảm nhưng tốc độ giảm thấp hơn tốc độ giảm của tổng tài sản.

Sở dĩ có sự thay đổi về kết cấu của tài sản lưu động là do sự ảnh hưởng và biến động của các nhân tố sau:

Vốn bằng tiền

Ta thấy vốn bằng tiền giảm năm 2013 và tăng trở lại năm 2014, cụ thể:

Năm 2012 vốn bằng tiền của công ty là 352 triệu, chiếm tỷ trọng là 2,42% trên tổng tài sản.

Năm 2013 vốn bằng tiền giảm xuống chỉ còn 302 triệu, giảm 50 triệu với tốc độ giảm là 14,20% so với năm 2012. Bên cạnh đó tỷ trọng của vốn bằng tiền cũng giảm, chỉ còn 1,89% trên tổng tài sản.

31

Năm 2014 tăng lên đáng kể, tổng số vốn bằng tiền là 388 triệu, tăng 86 triệu so với năm 2013 với tốc độ tăng là 28,48%. Sự gia tăng này đã đẩy tỷ trọng của vốn bằng tiền lên 2,54% trong tổng số tài sản. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Năm 2013 do có kế hoạch mở rộng quy mô kinh doanh, công ty dự trữ một lượng hàng khá lớn, vì thế công ty đã dùng vốn bằng tiền để thanh toán, nên lượng tiền còn lại vào cuối năm 2013 giảm so với đầu năm là hơn 50 triệu. Sang năm 2014, lượng tiền cuối năm tăng khá cao hơn 86 triệu, nguyên nhân là do công ty đã giảm bớt lượng hàng tồn kho và thu được tiền bán hàng, bên cạnh đó công ty còn một khoản thuế chưa nộp cho nhà nước là 10 triệu đồng. Ta thấy, lượng tiền tồn kho cuối mỗi năm của công ty mặc dù có tăng giảm, nhưng cũng không biến động vượt ra khỏi chính sách tiền mặt của công ty là từ 300 triệu đến 400 triệu.

Các khoản phải thu

Các khoản phải thu giảm cả số tuyệt đối lẫn tương đối qua các năm, đồng thời tỷ trọng của các khoản phải thu so với tổng tài sản cũng giảm, cụ thể:

Năm 2012 khoản phải thu là 1.227 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 8,45% trên tổng tài sản.

Năm 2013 khoản phải thu giảm mạnh so với năm 2012, chỉ còn 587 triệu đồng, giảm 640 triệu với tốc độ giảm 52,13%, tỷ trọng cũng giảm mạnh chỉ còn 3,67% so với tổng tài sản.

Năm 2014 khoản phải thu tiếp tục giảm, chỉ còn 523 triệu, giảm 64 triệu so với năm 2013, tốc độ giảm có chậm lại 10,9%, tỷ trọng giảm còn 3,42% so với tổng tài sản.

Khoản phải thu giảm mạnh trong năm 2013 và 2014 là do công ty đã siết chặt chính sách thu tiền bán hàng kết hợp áp dụng chiết khấu thanh toán. Như vậy với tình hình khoản phải thu càng ngày càng giảm chứng tỏ công ty đã có những biện pháp tích cực trong việc thu hồi những khoản vốn bị chiếm dụng, xét về khía cạnh thu hồi nợ thì rất tốt.

Hàng tồn kho

Lượng hàng tồn kho tăng cao trong hai năm 2013 và 2014, và tỷ trọng của hàng tồn kho cũng tăng đều qua ba năm, cụ thể:

Năm 2012 hàng tồn kho chỉ 7,9 tỷ, chiếm tỷ trọng 54,86% so với tổng tài sản. Năm 2013 hàng tồn kho tăng lên đáng kể hơn 10 tỷ đồng, tăng 2,4 tỷ so với năm 2012 với tốc độ tăng là 30,71%. Tỷ trọng hàng tồn kho cũng tăng từ 54,85% lên 65,09%.

32

Năm 2014 hàng tồn kho có giảm nhưng vẫn còn cao 9,9 tỷ đồng, giảm 451 triệu đồng, tốc độ giảm 4,33%. Tuy nhiên tỷ trọng hàng tồn kho trên tổng tài sản tăng so với năm 2013, với tỷ trọng là 65,16%.

Do đặc điểm của công ty là kinh doanh thương mại, đối tượng kinh doanh của công ty là hàng hóa nên tỷ trọng hàng tồn kho của công ty là khá lớn, nhằm kịp thời cung cấp hàng hóa cho khách hàng một cách nhanh chóng. Ta thấy hàng tồn kho trong năm 2013 và 2014 là khá cao so với năm 2012, do công ty đang mở rộng quy mô kinh doanh, đồng thời mặt hàng vật liệu xây dựng công trình đang trong giai đoạn phát triển ở Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng và cả nước nói chung. Vì thế việc gia tăng tỷ trọng hàng hóa tồn kho của công ty là mục tiêu chiến lược nhằm chiếm lĩnh thị trường đang trong giai đoạn phát triển này của công ty.

2.2.2.2 Tài sản cố định và đầu tƣ dài hạn

Tài sản cố định và đầu tư dài hạn giảm dần qua các năm cả về giá trị lẫn tỷ trọng, cụ thể:

Năm 2012 tổng tài sản cố định và đầu tư dài hạn là 4.977 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 34,27% trong tổng số tài sản.

Năm 2013 tổng tài sản cố định và đầu tư dài hạn là 4.697 triệu đồng, giảm 280 triệu, tỷ trọng cũng giảm chỉ còn 29,36%.

Năm 2014 tiếp tục giảm chỉ còn 4.417 triệu đồng, giảm 280 triệu, tỷ trọng giảm còn 28,89%.

Ta thấy rằng vì công ty không có hoạt động đầu tư tài chính hay xây dựng nên khoản mục tài sản cố định và đầu tư dài hạn giảm dần, nguyên nhân là do tài sản cố định hữu hình giảm. Đi sâu phân tích nguyên nhân của việc giảm tài sản cố định ta thấy là do khấu hao hằng năm. Như vậy trong ba năm qua công ty không có nâng cấp hay đầu tư vào tài sản cố định, bởi vì tài sản cố định của doanh nghiệp vẫn còn mới, bên cạnh đó trong năm 2012 vừa qua công ty cũng đã có đầu tư mua sắm thêm một chiếc xe tải và sửa chữa thiết bị văn phòng.

2.2.2.3 Đánh giá chung tình hình vốn kinh doanh

33

Tình hình tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn tương đối tốt, khoản mục tiền mặc dù có giảm trong năm 2013 nhưng vẫn nằm trong sự ổn định và hợp lý. Khoản mục khoản phải thu giảm, chứng tỏ công tác thu hồi vốn rất tốt. Khoản mục hàng tồn kho tăng cao trong năm 2013 và 2014, do công ty mở rộng thị trường kinh doanh, điều này cũng không có gì là khó hiểu. Tuy nhiên phân tích kết cấu trên chúng ta chỉ biết được sự hợp lý trong việc tăng giảm các khoản mục, để biết được mức độ hiệu quả của các biến động trên cần kết hợp với những phân tích chỉ số tài chính ở phần sau để có cái nhìn chính xác hơn về tình hình tài chính của công ty.

Trái với tài sản lưu động, tài sản cố định không có biến động nhiều, trong ba năm qua chưa có hoạt động nâng cấp hay mua sắm thêm tài sản cố định nào, khoản mục tài sản cố định giảm là do khấu hao hăng năm.

2.2.3 Phân tích tình hình nguồn vốn kinh doanh

Phân tích tình hình nguồn vốn kinh doanh cũng tương tự như phân tích cơ cấu tài sản, chúng ta sẽ so sánh sự biến động trên tổng số nguồn vốn cũng như từng loại nguồn vốn giữa các năm, ngoài ra chúng ta còn phải xem xét tỷ trọng từng khoản mục nguồn vốn chiếm trong tổng số và xu hướng biến động của chúng để thấy được mức độ hợp lý và an toàn trong việc huy động vốn. Để thuận tiện cho việc đánh giá cơ cấu nguồn vốn, ta lập bảng 2.11.

34

Bảng 2.11: Phân tích cơ cấu nguồn vốn

ĐVT: Triệu đồng

(Nguồn: Bảng cân đối kế toán của công ty Nga Kim Phát)

NGUỒN VỐN (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2012 2013 2014 2013/2012 2014/2013

Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số

tiền % Số tiền % A. NỢ PHẢI TRẢ 10.346 71,24 11.696 73,10 10.817 70,74 1.350 13,05 (879) (7,52) I. Nợ ngắn hạn 10.346 71,24 11.696 73,10 10.817 70,74 1.350 13,05 (879) (7,52) II. Nợ dài hạn - - - - III. Nợ khác - - - - B. NGUỒN VỐN CHỦ SỞ HỮU 4.177 28,76 4.304 26,90 4.474 29,26 127 3,04 170 3,95 I. Nguồn vốn – quỹ 4.177 28,76 4.304 26,90 4.474 29,26 127 3,04 170 3,95

II. Nguồn kinh phí - - - -

35

2.2.3.1 Nợ phải trả

Nợ phải trả năm 2012 là 10.346 triệu chiếm tỷ trọng 71,24% trên tổng nguồn vốn. Năm 2013, công ty mở rộng quy mô kinh doanh mà vốn chủ sở hữu tăng lên không kịp với tốc độ tăng của quy mô, vì vậy công ty đã tăng lượng tiền vay ngân hàng và chiếm dụng vốn của đơn vị khác làm cho nợ phải trả tăng lên 11.696 triệu, tăng 1.350 triệu đồng so với năm 2012 với tốc độ tăng 13,05%, tỷ trọng cũng tăng lên 73,10%. Năm 2014, quy mô kinh doanh có giảm xuống, bên cạnh đó năm 2014 hoạt động kinh doanh có hiệu quả nên công ty đã trả bớt nợ vay, làm nợ phải trả giảm xuống còn 10.817 triệu, giảm 879 triệu đồng với tốc độ giảm 7,52%, tỷ trọng nợ phải trả so với tổng nguồn vốn cũng giảm còn 70,74%.

Nhìn vào bảng phân tích 2.11 ta thấy nợ phải trả của công ty là những khoản nợ ngắn hạn, điều này cho thấy việc huy động nguồn vốn của công ty cho việc mở rộng quy mô kinh doanh ở phần phân tích trên là khá hợp lý, bởi vì trong ba năm qua công ty không có hoạt động đầu tư vào tài sản dài hạn. Quy mô hoạt động kinh doanh của công ty tăng lên rồi giảm xuống đều là trong ngắn hạn được chi phối bởi khoản mục tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn.

Việc nợ phải trả của công ty trong năm 2013 tăng cả số tuyệt đối lẫn tương đối làm cho khả năng tự chủ về tài chính của công ty giảm. Nhưng đến năm 2014 tình hình khả quan hơn, nợ phải trả đã giảm xuống làm cho mức độ độc lập về tài chính được nâng lên cao hơn cả năm 2012. Như vậy nợ phải trả mặc dù có tăng lên trong năm 2013, nhưng với những diễn biến của nợ phải trả trong 2014 có thể nói đây là một xu hướng tích cực của công ty.

2.2.3.2 Vốn chủ sở hữu

Vốn chủ sở hữu tăng qua các năm, cụ thể:

Năm 2012 vốn chủ sở hữu là 4.177 triệu, chiếm 28,76%.

Năm 2013 vốn chủ sở hữu tăng lên 4.304 triệu, tăng 127 triệu so với năm 2012 với tốc độ tăng là 3,04%. Tuy nhiên tỷ trọng lại giảm còn 26,90% trong tổng số nguồn vốn.

Năm 2014 vốn chủ sở hữu tiếp tục tăng lên 4.474 triệu, tăng 170 triệu với tốc độ tăng là 3,95% so với năm 2013. Đồng thời tỷ trọng cũng tăng lên 29,26%.

36

Đi sâu tìm hiểu ta thấy vốn chủ sở hữu tăng qua các năm là do lợi nhuận giữ lại qua các năm tăng, còn nguồn vốn kinh doanh và các quỹ thì không thay đổi.

Tình hình nguồn vốn chủ sở hữu tăng qua các năm là biểu hiện tốt, giúp cho công ty ngày một chủ động hơn trong nguồn vốn của mình. Về nguyên nhân làm gia tăng vốn chủ sở hữu là do lợi nhuận giữ lại, cho thấy công ty kinh doanh có lãi qua các năm, vấn đề lợi nhuận này chúng ta sẽ nghiên cứu kỹ hơn trong phần phân tích kết quả hoạt động kinh doanh. Xét về mặt tỷ trọng, năm 2013 tỷ trọng vốn chủ sở hữu giảm, do tốc độ tăng của vốn chủ sở hữu không đáp ứng được tốc độ mở rộng quy mô kinh doanh, dẫn đến việc huy động và sử dụng nguồn vốn chưa hiệu quả và an toàn. Đến năm 2014, tỷ trọng vốn chủ sở hữu trên tổng nguồn vốn có tăng trở lại, việc tăng trở lại này là một dấu hiệu tốt trong năm 2014.

2.2.3.3 Đánh giá chung tình hình nguồn vốn

Qua phân tích nguồn vốn ta thấy, nguồn vốn trong hai năm 2013 và 2014 tăng cao so với năm 2012. Nhưng năm 2013 tốc độ nhu cầu vốn tăng quá cao làm cho nợ phải trả tăng theo mà chủ yếu là nợ ngân hàng, điều này là không tốt vì sẽ dẫn đến chi phí tài chính tăng theo, đến năm 2014 tốc độ nhu cầu về vốn dần được kìm hãm lại và tình hình nguồn vốn có khả quan hơn. Nguồn vốn chủ sở hữu tăng qua các năm là rất tốt, cho thấy hoạt động kinh doanh của công ty trong ba năm qua là có hiệu quả.

2.2.4 Phân tích tình hình sử dụng vốn và nguồn vốn

Phân tích tình hình sử dụng vốn và nguồn vốn sẽ cho chúng ta biết trong năm công ty có những khoản đầu tư nào? Làm cách nào công ty mua sắm được tài sản? Công ty đang gặp khó khăn hay phát triển?

Căn cứ vào số liệu liệt kê sự thay đổi của các chỉ tiêu trên bảng cân đối kế toán, ta lập bảng 2.12 (Phụ lục B) phân tích tình hình sử dụng nguồn tài trợ vốn trong năm.

Sau khi có bảng kê nguồn vốn và sử dụng vốn, chúng ta tiếp tục xây dựng bảng 2.13 và 2.14 phân tích nguồn vốn và sử dụng vốn của hai năm 2013 và 2014 để thấy được trọng điểm của việc sử dụng vốn và nguồn chủ yếu hình thành vốn.

Trong năm 2013, để đủ vốn tài trợ cho các khoản sử dụng vốn, chủ yếu là tăng hàng hóa tồn kho (99,67%) và nộp thuế cho nhà nước (0,33%). Công ty đã tìm vốn bằng cách giảm tiền mặt tại quỹ, giảm tiền gửi ngân hàng, giảm phải thu khách hàng, tăng giá

37

trị hao mòn lũy kế, tăng vay ngắn hạn, tăng phải trả người bán, tăng lãi chưa phân phối. Trong đó nguồn vốn tự tài trợ của công ty như: tiền mặt tại quỹ, tiền gửi ngân hàng, phải

Một phần của tài liệu MỘT số GIẢI PHÁP cải THIỆN TÌNH HÌNH tài CHÍNH của CÔNG TY TNHH THƯƠNG mại DỊCH vụ sản XUẤT NGA KIM PHÁT (Trang 43)