Tóm tắt đánh giá các tỷ số tài chính

Một phần của tài liệu MỘT số GIẢI PHÁP cải THIỆN TÌNH HÌNH tài CHÍNH của CÔNG TY TNHH THƯƠNG mại DỊCH vụ sản XUẤT NGA KIM PHÁT (Trang 73)

Qua bảng tổng hợp 2.26 (Phụ lục B) ta có thể đánh giá chung tình hình tài chính của công ty như sau:

Về khả năng thanh toán: Vốn luân chuyển ròng và khả năng thanh toán hiện thời

của công ty trong cả hai năm 2013 và 2014 có xu hướng phát triển tốt cho thấy công ty có khả năng thanh toán nợ. Tuy nhiên khả năng thanh toán nhanh thì chưa được tốt và có xu hướng giảm, và tỷ số khả năng thanh toán nhanh quá thấp cho thất mức độ rủi ro của công ty trong việc ứng phó với những khoản nợ đến hạn là khá cao.

Về cơ cấu tài chính: Tỷ số nợ trên vốn tự có và tỷ số nợ trên tài sản có của công ty

là tương đối cao, cho thấy công ty sử dụng nguồn vốn bên ngoài là khá lớn trong đó chủ yếu là vay ngắn hạn ngân hàng, làm cho chi phí tài chính cao, lợi nhuận giảm và khả năng thanh toán lãi vay thấp. Về xu hướng ta thấy trong năm 2013 tỷ lệ nợ trên vốn tự có và tỷ lệ nợ trên tài sản có tăng so với năm 2012 là không tốt, năm 2014 thì lạc quan hơn

59

hai tỷ lệ này đều giảm so với năm 2012. Về khả năng thanh toán lãi vay thì cả hai năm 2013 và 2014 đều giảm so với 2012 là chưa được khả quan lắm, cho thấy tốc độ tăng của chi phí lãi vay nhanh hơn tốc độ tăng của lợi nhuận trước thuế là lãi suất.

Về hiệu suất sử dụng vốn: Số vòng quay hàng tồn kho cả hai năm 2013 và 2014

đều giảm là không tốt, cho thấy tốc độ gia tăng hàng tồn kho cao hơn so với tốc độ gia tăng của doanh thu, trong năm tới công ty cần tính toán lượng hàng tồn kho cho hợp lý hơn để nâng cao hiệu quả hàng tồn kho. Số vòng quay khoản phải thu và kỳ thu tiền bình quân cả hai năm 2013 và 2014 đều giảm là rất tốt, cho thấy công ty đã thu hồi nợ rất hiệu quả tránh được tình trạng bị chiếm dụng vốn.

Số vòng quay vốn lưu động và số vòng quay toàn bộ vốn cả hai năm 2013 và 2014 đều giảm so với năm 2012 là không tốt, chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn của công ty năm 2013 không được tốt, trong năm 2014 hiệu quả sử dụng vốn có cải thiện những vẫn không bằng năm 2012, vì thế công ty cần nâng cao doanh thu hơn nữa. Hiệu quả sử dụng vốn cố định năm 2013 không bằng năm 2012, năm 2014 hiệu quả sử dụng vốn cố định có phần tốt hơn.

Về tỷ số khả năng sinh lời: Trong năm 2013 tất cả các tỷ số về khả năng sinh lời

đều giảm so với năm 2012, cho thấy chất lượng kinh doanh trong năm không được tốt, nguyên nhân doanh thu giảm, chi phí vận chuyển tăng, chi phí tài chính cũng tăng, kép theo lợi nhuận giảm. Năm 2014 thì ngược lại, doanh thu tăng và tốc độ doanh thu tăng nhanh hơn tốc độ chi phí nên lợi nhuận tăng, làm cho khả năng sinh lời năm 2014 cao hơn năm 2012, nhưng công ty cần đẩy mạnh tốc độ này hơn nữa vì các tỷ lệ khả năng sinh lời nhìn chung là khá thấp.

2.5.2 Phân tích bằng phƣơng trình Dupont

Sơ đồ Dupont trình bày mối quan hệ giữa lợi nhuận trên vốn đầu tư, sự luân chuyển tải sản có, mức lợi nhuận trên doanh thu và mức nợ. Qua sơ đồ 2.2 ta thấy: Tỷ suất lợi nhuận trên tài sản có chịu tác động bởi hai nhân tố đó là tỷ số lợi nhuận trên doanh thu (ở bên trái sơ đồ) và doanh thu trên tổng tài sản có (bên phải sơ đồ).

60

Sơ đồ 2.2: Phƣơng trình Dupont

ĐVT: Triệu đồng

(Nguồn: Tổng hợp từ bảng các tỷ số tài chính)

Phân tích bên trái sơ đồ ta thấy: Để nâng cao tỷ lệ lợi nhuận trên doanh thu công ty phải nâng cao lợi nhuận thuần, sao cho tốc độ tăng của lợi nhuận nhanh hơn tốc độ tăng của doanh thu. Mà biện pháp tốt nhất để nâng cao lợi nhuận là kiểm soát tốt tổng chi phí. Do đó đi sâu phân tích các khoản mục chi phí ta thấy:

Chi phí giá vốn hàng bán chiếm tỷ lệ cao nhất trong tổng chi phí, nhưng chi phí giá vốn hàng bán thì khó kiểm soát bởi vì hàng hóa công ty nhận từ nhà cung cấp nên giá vốn hàng bán do nhà cung cấp chi phối, công ty chỉ có thể làm giảm tỷ lệ giá vốn hàng bán so với doanh thu bằng cách nâng giá bán đầu ra như đã thực hiện trong năm 2013 và 2014, nhưng phải hết sức thận trọng và khéo léo trong việc định giá bán bởi vì nó tác động đến doanh thu. Từ những phân tích về giá vốn hàng bán ở những phần trên, kết hợp

61

với tình hình doanh thu, trong năm tới có thể công ty phải tiếp tục nâng cao tỷ lệ giá bán hàng hóa đầu ra so với giá mua đầu vào ở một mức độ cho phép nhằm giảm tỷ lệ giá vốn hàng bán so với doanh thu.

Chi phí quản lý doanh nghiệp tăng qua ba năm, chủ yếu là lương công nhân viên, chi phí vận chuyển, điện, nước, điện thoại,… Chi phí tiền lương thì không thể giảm được. Vì thế công ty chỉ có thể kiểm soát bằng cách sử dụng đúng mục đích các nguồn điện, nước, cước viễn thông… nhằm tiết kiệm chi phí.

Chi phí tài chính là khoản chi phí công ty cần kiểm soát tốt hơn, ta thấy chi phí tăng qua ba năm, đồng thời tốc độ tăng của chi phí cũng nhanh hơn tốc độ tăng của doanh thu. Vì thế trong những năm tới công ty phải có kế hoạch kiểm soát tốc độ chi phí này, bằng cách giảm hàng tồn kho nhằm làm giảm đi khoản vay ngân hàng, tính toán nhu cầu vốn từng giai đoạn để có kế hoạch sử dụng vốn vay có hiệu quả hơn.

Đối với chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp, vì đây là nghĩa vụ đối với nhà nước công ty không thể can thiệp được.

Phân tích bên phải sơ đồ ta thấy: Vòng quay toàn bộ vốn trong hai năm 2013 và 2014 là không hiệu quả bằng năm 2012, do công ty mở rộng hàng tồn kho làm cho vốn lưu động tăng lên năm 2013 là 11 tỷ và năm 2014 là 10 tỷ. Một doanh nghiệp chỉ được xem là hoạt động hiệu quả khi số vòng quay vốn càng ngày càng tăng lên vì điều đó chứng tỏ rằng đồng vốn của doanh nghiệp sử dụng có hiệu quả cao, nhưng muốn số vòng quay vốn gia tăng thì điều đó phụ thuộc vào hai yếu tố đó là doanh thu và vốn.

Về doanh thu, ta thấy doanh thu giảm mạnh trong năm 2013 và tăng trở lại trong năm 2014, như đã phân tích ở phần doanh thu, nguyên nhân là do tình hình kinh doanh ngày càng khó khăn buộc công ty phải nâng giá bán hàng hóa đầu ra, bên cạnh đó chính sách thu tiền bán hàng cũng một phần ảnh hưởng đến tình hình doanh thu. Trong năm tới công ty cần đẩy mạnh tình hình doanh thu hơn nữa, bằng cách nới rộng chính sách thu tiền bán hàng.

Về vốn cố định, ta thấy tài sản cố định giảm qua các năm, nguyên nhân là do hao mòn lũy kế hằng năm. Trong hai năm qua công ty không có hoạt động đầu tư vào tài sản cố định, do năm 2012 công ty đã đầu tư khoản 350 triệu để sửa chữa một số thiết bị văn phòng và mua một chiếc xe tải. Tình hình tài sản cố định của công ty hiện nay vẫn còn tốt nên trong vài năm tới chưa cần thiết đầu tư thêm.

62

Về vốn lưu động, ta thấy khoản mục vốn bằng tiền không biến động lớn trong ba năm qua, tuy nhiên tỷ số thanh toán nhanh của công ty theo phân tích ở phần trước là thấp và có xu hướng giảm, công ty nên chú ý nâng dần khoản mục vốn bằng tiền nhằm hạn chế rủi ro thanh toán. Khoản mục phải thu giảm mạnh trong hai năm 2013 và 2014 làm cho kỳ thu tiền bình quân chỉ còn 5 – 6 ngày, thời gian này là quá ngắn và có thể sẽ gây khó khăn cho người mua, vì thế công ty nên mở rộng thời gian thu tiền bán hàng hơn nữa để nâng cao doanh thu và áp dụng chính sách thu tiền linh hoạt hơn như chiết khấu thanh toán để khuyến khích khách hàng thanh toán đúng hạn. Về khoản mục hàng tồn kho tăng mạnh trong hai năm 2013 và 2014, nhưng vòng quay hàng tồn kho thì giảm, do tốc độ tăng của doanh thu thấp hơn tốc độ tăng của hàng tồn kho, vì thế trong năm tới công ty nên giảm bớt lượng hàng tồn kho nhằm làm giảm bớt chi phí tồn trữ và tiết kiệm chi phí lãi vay do công ty phải vay ngắn hạn ngân hàng để đầu tư cho tài sản lưu động mà chủ yếu là hàng tồn kho.

2.6 Kết luận (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nhìn chung, trong giai đoạn 2012 – 2014, công ty TNHH Thương Mại Dịch Vụ Sản Xuất Nga Kim Phát cũng có được sự phát triển. Tuy công tác trong việc quản lý chi phí và lượng hàng tồn kho còn nhiều bất cập nhưng đây cũng có thể xem là một dấu hiệu đáng mừng cho một công ty có tuổi đời và kinh nghiệm còn khá trẻ, cộng thêm việc công ty đang hoạt động thương mại trong một lĩnh vực có sự cạnh tranh rất khắc nghiệt.

Để xem lại công ty đã có những mặt nào làm được, mặt nào chưa làm được, và có các giải pháp nâng cao nào nhằm cải thiện những vấn đề tồn đọng của công ty thì chúng ta cùng sang tiếp chương 3 – Một số giải pháp nâng cao tình hình tài chính.

63

CHƢƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY TNHH THƢƠNG MẠI DỊCH VỤ SẢN XUẤT NGA KIM PHÁT

3.1 Những tồn tại của công ty

Qua toàn bộ quá trình phân tích chúng ta có cái nhìn tổng quát về tình hình tài chính của công ty TNHH Thương Mại Dịch Vụ Sản Xuất Nga Kim Phát như sau:

3.1.1 Về cơ cấu tài chính

Nhìn chung trong hai năm 2013 và 2014 công ty đã mở rộng quy mô hoạt động so với năm 2012. Tuy nhiên việc mở rộng quy mô trong năm 2013 là không phù hợp làm cho tình hình tài chính của công ty không được khả quan. Năm 2014 quy mô có giảm đôi chút, tình hình tài chính có phần khởi sắc. Đi sâu vào tình hình cụ thể ta thấy:

Về cơ cấu tài sản

Vốn bằng tiền: Tương đối ổn định và có xu hướng tăng trong tương lai, nhưng hiện tại vốn bằng tiền là tương đối thấp, điều này làm cho rủi ro trong thanh toán của công ty khá cao, do đó công ty nên tăng lượng vốn bằng tiền lên dần nhằm hạn chế rủi ro trong thanh toán.

Khoản phải thu: Giảm mạnh trong hai năm 2013 và 2014, và có xu hướng tiếp tục giảm, kỳ thu tiền bình quân khá ngắn 5 – 6 ngày, mặc dù điều này sẽ giúp cho lượng vốn không bị khách hàng chiếm dụng nhưng biện pháp thu tiền quá chặt như thế sẽ làm giảm doanh thu, công ty cần có chính sách thu tiền nới lỏng và linh hoạt hơn nữa.

Hàng tồn kho: Tăng mạnh trong 2 năm 2013 và 2014, chứng tỏ công ty mở rộng quy mô kinh doanh bằng cách đầu tư vào hàng tổn kho, nhưng trong năm 2013 mở rộng quy mô hàng tồn kho là không đúng lúc làm cho chi phí tồn kho và chi phí lãi vay tăng nhưng doanh thu thì lại giảm, dẫn đến một loạt bất ổn trong tình hình tài chính. Năm 2014 thì khả quan hơn, hàng tồn kho có giảm đồng thời tình hình kinh doanh thuận lợi, tuy nhiên lượng hàng tồn kho vẫn còn cao so với tình hình tiêu thụ do đó trong năm tới công ty nên tính toán giảm lượng hàng tồn kho cho phù hợp nhằm tiết kiệm chi phí, giải phóng được lượng vốn tồn động trong hàng tồn kho.

Tài sản cố định: Giảm qua các năm, nguyên nhân là hao mòn lũy kế. Như đã phân tích ở phần phương pháp DUPONT, trong năm 2012 đã có một đợt đầu tư nâng cấp tài sản cố định, tình hình tài sản cố định của công ty hiện nay vẫn còn tốt nên trong năm tới chưa cần thiết đầu tư thêm.

64

Về cơ cấu nguồn vốn

Nợ phải trả của công ty tương đối cao chiếm trên 70% tổng nguồn vốn, cho thấy khả năng tự chủ về tài chính của công ty còn thấp. Vốn hoạt động của công ty phụ thuộc quá nhiều vào sự tài trợ bên ngoài, cụ thể:

Vay ngân hàng: Chiếm tỷ lệ khác cao trong nợ phải trả, và lẽ dĩ nhiên nguồn vốn này phải chịu chi phí tài chính không nhỏ. Trong năm 2013 vay ngân hàng tăng cao để mở rộng quy mô hàng tồn kho, nhưng do kinh doanh không hiệu quả nên nợ ngân hàng tăng so với đầu năm. Sang năm 2014 công ty đã cố gắng giảm vay ngân hàng bằng cách huy động các nguồn vốn như giảm hàng tồn kho, sử dụng lợi nhuận trong kinh doanh. Nhưng tỷ lệ nợ vay ngân hàng này vẫn còn khá cao làm cho gánh nặng chi phí tài chính của công ty cũng tăng đều qua các năm, không những thế tốc độ tăng của chi phí lãi vay nhanh hơn tốc độ tăng của doanh thu và lợi nhuận cho thấy hiệu quả sử dụng vốn vay là chưa tốt. Do đó trong thời gian tới công ty phải kiếm soát tốt nợ ngắn hạn, dần làm giảm tỷ lệ ợ trong tổng nguồn vốn để chủ động hơn về mặt tài chính.

Vốn chiếm dụng của nhà cung cấp: Tăng cao trong hai năm 2013 và 2014 do lượng hàng mua dự trữ tăng cao. Đây là nguồn vốn không chịu chi phí, nhưng công ty cũng phải chú ý thanh toán tiền hàng đúng hạn để tạo uy tín với nhà cung cấp, nhằm xây dựng mối quan hệ làm ăn lâu dài sau này.

Nguồn vốn chủ sở hữu: Tăng qua các năm do lợi nhuận giữ lại tăng, cho thấy công ty kinh doanh có lời trong những năm qua. Trong hai năm 2012 và 2013 vốn chủ sở hữu không đủ trang trải cho tài sản dài hạn nên đã sử dụng nợ ngắn hạn để đầu tư cho tài sản dài hạn gây mất cân bằng tài chính. Sang năm 2014 cán cân tài chính ổn định trở lại, do nguồn vốn chủ sở hữu tiếp tục tăng, đông thời tài sản cố định giảm do hao mòn lũy kế hằng năm, nên vốn chủ sở hữu không những đủ để tài trợ cho tài sản dài hạn mà còn tài trợ một phần cho tài sản ngắn hạn. Tuy nhiên tỷ lệ vốn chủ sở hữu còn thấp so với tổng nguồn vốn, công ty cần tiếp tục đẩy mạnh tốc độ tăng vốn chủ sở hữu nữa để chủ động hơn về mặt tài chính.

3.1.2 Về hoạt động kinh doanh Doanh thu Doanh thu

Giảm mạnh trong năm 2013 và có tăng trở lại trong năm 2014 nhưng vẫn thấp hơn so với năm 2012, có nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan tác động đến tình

65

hình doanh thu, trong đó chính sách thu tiền khách hàng và chính sách giá bán của công ty tác động không nhỏ. Trong năm tới công ty phải có kế hoạch đẩy mạnh doanh thu hơn nữa nằm nâng cao vị trí trên thương trường cũng như nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của công ty.

Chi phí

Tổng chi phí so với doanh thu đều giảm qua các năm làm cho lợi nhuận trong hoạt động kinh doanh tăng đều qua ba năm, cho thấy chất lượng hoạt động kinh doanh chính của công ty càng ngày càng tốt, nguyên nhân chủ yếu là do tỷ lệ chi phí giá vốn hàng bán giảm qua các năm, trong khi tỷ lệ chi phí tài chính và chi phí quản lý đều tăng so với doanh thu, nhưng tốc độ tăng không bằng tốc độ giảm của giá vốn hàng bán nên tỷ lệ tổng chi phí giảm so với doanh thu. Theo dự đoán có thể chi phí quản lý và chi phí tài chính tiếp tục tăng trong những năm tới, do đó công ty phải cố gắng để kiểm soát sao cho tốc độ tăng của chi phí tài chính và chi phí quản lý thấp hơn tốc độ tăng của doanh thu.

Một phần của tài liệu MỘT số GIẢI PHÁP cải THIỆN TÌNH HÌNH tài CHÍNH của CÔNG TY TNHH THƯƠNG mại DỊCH vụ sản XUẤT NGA KIM PHÁT (Trang 73)